Quản trị kinh doanh luôn là cái tên thu hút học sinh đăng ký cao. Một số người gắn liền quản trị kinh doanh với CEO. Vậy thực tế quản trị kinh doanh là gì, học quản trị kinh doanh ra làm gì… cũng như những cơ hội và thách thức là gì.
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp, tổ chức ở nước ta vô cùng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp SME (các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Để hoạt động kinh doanh có thể phát triển tốt và đưa công ty lên vị thế cao hơn đều đòi hỏi rất lớn nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cao. Một trong những ngành nghề có nhu cầu lớn trong xã hội là quản trị kinh doanh.
I. Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là gì? Quản trị kinh doanh tên tiếng Anh là Business Administration, đây chính là việc thực hiện các hoạt động quản trị liên quan tới hoạt động kinh doanh. Thế nào là quản trị? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này, trong đó định nghĩa được đề cập nhiều nhất tới là theo cách định nghĩa của James Stoner và Stephen Robbins:
“Quản trị là tiến hành hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Như vậy các hoạt động liên quan tới quản trị chính là việc thực hiện một chuỗi các hoạt động khác nhau để đảm bảo được mục tiêu đề ra, chúng bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất và giám sát cũng như lãnh đạo… Còn kinh doanh là gì? Kinh doanh là một khái niệm rộng, liên quan tới các hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu về doanh thu và đem lại lợi nhuận. Các hoạt động đó liên quan tới quản trị, marketing, tài chính, bán hàng, sản xuất….
Vậy quản trị kinh doanh là gì? Đó là tổ hợp ý nghĩa của hai hoạt động “quản trị” và “kinh doanh”. Quản trị kinh doanh chính là việc thực hiện các hoạt động như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, giám sát… nhằm mục đích duy trì hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt và đem tới lợi nhuận cho toàn thể tổ chức.
Quản trị kinh doanh là gì?
2. Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành trong số rất nhiều ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Phạm vi đào tạo của ngành này khá rộng, bao gồm các hoạt động liên quan tới tổ chức, quản lý, đề xuất chiến lược… Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành này. Bạn nên lựa chọn và ưu tiên những trường Đại học có tiếng để lựa chọn theo học.
3. Chương trình đào tạo của ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh bao gồm nhiều chương ngành trong đó. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà chương trình đào tạo có thể thay đổi ít nhiều nhưng nhìn chung các học phần liên quan tới kiến thức quản trị kinh doanh nói chung thì đều là các môn học bắt buộc. Dưới đây là các chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh:
- Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp: bao gồm các kiến thức tổng hợp liên quan tới quản trị kinh doanh như cách thiết lập kế hoạch kinh doanh, cách tiếp cận các mô hình kinh doanh… đến quản trị dự án, lên kế hoạch quản trị tài chính…
- Chương trình đào tạoQuản trị kinh doanh quốc tế: các vấn đề quản trị kinh doanh liên quan tới môi trường quốc tế. Thông thường đối với chuyên ngành này, ưu tiên sinh viên học các học phần bằng tiếng Anh.
- Chương trình đào tạoQuản trị kinh doanh thương mại: Các hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, sinh viên có khả năng nghiên cứu và đề xuất các chiến lược thương mại.
- Chương trình đào tạo Marketing: Chuyên ngành này mang tới kiến thức căn bản nhất và cái nhìn tổng quan về thị trường và khách hàng cũng như các kiến thức liên quan tới sản phẩm, dịch vụ.
Chương trình đào tạo của ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học khác nhau sẽ có một chút thay đổi nhưng nhìn chung ngành này luôn luôn cập nhật xu hướng để điều chỉnh học phần cho phù hợp. Cũng như các ngành khác, ngành này khi bước vào trường sinh viên sẽ được học các học phần liên quan tới các kiến thức đại cương, các kiến thức quản trị kinh doanh bắt buộc và các môn học do sinh viên tự chọn.
II. Lý do nên chọn học ngành quản trị kinh doanh
Dưới đây là 5 lý do chính khiến bạn không thể bỏ qua ngành quản trị kinh doanh.
1. Cơ hội việc làm cao
Khi lựa chọn một ngành học nào trong trường đại học thì câu hỏi được hỏi nhiều nhất sẽ là: “Cơ hội việc làm đó như thế nào?” Ngành quản trị kinh doanh được coi là một ngành có cơ hội việc làm cao. Các kiến thức trong ngành này cũng khá rộng, nên bạn có được cái nhìn khái quát về toàn bộ kế hoạch, hoạch định cũng như tổ chức của một doanh nghiệp, tổ chức…
2. Môi trường rèn luyện hoàn hảo
Môi trường làm việc cho ngành quản trị kinh doanh thường là các doanh nghiệp, công ty hay công ty đa quốc gia. Đây được coi là những môi trường có kỷ cương, nề nếp cao và khá khắt khe trong vấn đề rèn luyện tính kỷ luật. Chẳng hạn như phần lớn các công ty hiện nay đều sử dụng dịch vụ chấm công qua vân tay, chỉ đi muộn 1 -2 phút là đã bị phạt 50,000 đồng… Điều này tạo nên tính kỷ cương nghiêm. Do đó, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc nghiêm túc. Ngoài ra, các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh phần lớn đều có liên kết với các chương trình trao đổi với các trường nước ngoài. Đây được coi là điều kiện tốt và môi trường tuyệt vời để rèn luyện và trau dồi nhiều kỹ năng cho sinh viên.
3. Nâng cao khả năng tự lập khi ra trường
Phần lớn các sinh viên học ngành quản trị kinh doanh rất năng động. Tiếng Anh tốt, kỹ năng giao tiếp và khả năng nhanh nhạy với môi trường đều là các yếu tố vô cùng quan trọng khiến họ đỡ bỡ ngỡ khi ra trường. Bên cạnh đó, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành này đều tham gia các công việc part time và khả năng tự lập khá sớm. Đây cũng là một trong những thế mạnh của môi trường quản trị kinh doanh.
Ngành quản trị kinh doanh đang là nghề nghiệp hot nhất hiện nay
4. Cơ hội thăng tiến cao
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng các quản lý kinh doanh có trình độ và năng lực tại các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, kế hoạch về lộ trình thăng tiến được coi là khá rõ ràng và khả năng thăng tiến cao. Do đó, nếu bạn đang phân vân về ngành cơ hội nghề nghiệp của ngành này thì đừng quá lo lắng nhé.
5. Có cơ hội học hỏi và giao lưu với bạn bè quốc tế
Thông thường quản trị kinh doanh gắn liền với bằng MBA nối tiếng của Mỹ (bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh), do đó các bạn cử nhân thường xác định phấn đấu đạt được MBA để có cơ hội phát triển lớn hơn. Nhờ vậy, các sinh viên ngành này khá chú trọng và hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ quốc tế - tiếng Anh. Bên cạnh đó, các cơ hội trao đổi sinh viên tại các trường Đại học cũng vô cùng lớn đem lại cơ hội học hỏi với bạn bè quốc tế và các môi trường văn hóa khác nhau.
III. Cơ hội và thách thức việc làm ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh gắn liền với cơ hội việc làm tốt, cơ hội nhiều và khả năng thăng tiến cao. Chính vì thế đây là ngành thu hút nhiều sinh viên theo học. Điều này làm khả năng cạnh tranh vô cùng lớn. Dưới đây là các cơ hội và thách thức của việc làm ngành quản trị kinh doanh hiện nay.
Cơ hội cho sinh viên học quản trị kinh doanh:
- Kiến thức quản trị kinh doanh là kiến thức bao quát và khái quát chung các vấn đề về kinh tế và kinh doanh, do đó, sinh viên học ngành này có cơ hội được làm việc ở nhiều vị trí.
- Cơ hội làm việc rất đa dạng từ các doanh nghiệp trong nước tới nước ngoài, cơ quan nhà nước…
- Việc làm ngành quản trị kinh doanh khi có năng lực thì sở hữu mức lương vô cùng hấp dẫn, chẳng hạn việc làm giám đốc lên tới 30 - 60 triệu đồng/ tháng.
Các thách thức đối với việc làm ngành quản trị kinh doanh:
- Công việc có tính cạnh tranh cao, do đó việc làm này khá áp lực, thậm chí có thể cần tăng ca liên tục.
- Đồng nghiệp có sự cạnh tranh nên đôi khi gây cảm giác áp lực.
- Các công việc đều gắn liền với chế độ, chính sách và nhiệm vụ cụ thể với thời hạn nên khá gây áp lực.
IV. Kết luận
Nhìn chung quản trị kinh doanh là một ngành vô cùng lý tưởng và thích hợp với những bạn luôn luôn thích thử thách mình. Đây cũng là việc làm đem lại thu nhập hấp dẫn và mang tới các cơ hội nghề nghiệp cao. Do đó, ngay từ bây giờ các bạn đã xác định gắn bó với ngành này hãy tự rèn luyện cho mình những phẩm chất, kỹ năng cần có nhé. 123job.vn chúc các bạn sớm thành công.
Xem thêm
Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh (P.1)
Mô hình kinh doanh là gì? Giải đáp thắc mắc về xây dựng mô hình kinh doanh (P.2)
Quản trị kinh doanh - Ngành học chưa bao giờ thất thế
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh/ Quản Trị Kinh Doanh thiết kế chuẩn nhất 2019