Được ví như giải Oscar của điện ảnh hay Grammy của âm nhạc, sao Michelin là một “giải thưởng” quan trọng trong làng ẩm thực và được các đầu bếp coi là dấu ấn của ẩm thực cao cấp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí sao Michelin là gì nhé!

Việc đạt được 1 sao, 2 sao hay 3 sao Michelin có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà hàng và cả người đầu bếp. Tuy quá trình đánh giá Michelin chỉ dựa trên 5 điều kiện tiêu chuẩn nhưng để được cấp sao Michelin thì đòi hỏi nhà hàng cũng như người đầu bếp phải thật xuất sắc, không ngừng nâng cao trình độ cũng như chất lượng của món ăn. Vậy sao Michelin là gì? Quá trình đánh giá sao được thực hiện như thế nào? Có phải bất cứ nhà hàng nào cũng có thể nhận được sao Michelin không? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được bật mí những thông tin về saoMichelin là gì nhé!

I. Sao Michelin là gì?

Sao Michelin là một thước đo để đánh giá tay nghề của người đầu bếp và chất lượng một nhà hàng ẩm thực đạt điều kiện tiêu chuẩn cao. Hàng năm, các nhà hàng nhận được sao Michelin sẽ được vinh danh ở trong cuốn cẩm nang ẩm thực hàng đầu thế giới là The Michelin Guide được ra đời từ năm 1900. Những nhà hàng sở hữu sao Michelin thì danh tiếng sẽ lên như “diều gặp gió” và ngày càng được nhiều người biết đến hơn.

Sao Michelin là gì?

Sao Michelin là gì?

II. Những điều cần biết về sao Michelin

1. Quá trình đánh giá sao được thực hiện như thế nào?

Hàng năm, các chuyên gia ẩm thực của Michelin Guide với vai trò là thực khách sẽ “trà trộn” vào các nhà hàng để âm thầm “ăn thử” món ăn. Họ là những người có niềm yêu thích và say mê ẩm thực, có cảm nhận tuyệt vời về hương vị và có thể so sánh về một món ăn tại rất nhiều nhà hàng khác nhau.

Sau khi được phục vụ, các chuyên gia ẩm thực của Michelin Guide sẽ hoàn thành một bản đánh giá kỹ lưỡng về những trải nghiệm món ăn tại nhà hàng. Rồi từ đó họ sẽ cùng nhau thảo luận và chọn ra những nhà hàng xứng đáng được trao tặng sao Michelin. Bằng cách đánh giá khắt khe, công bằng này mà những ngôi sao Michelin luôn được cả giới ẩm thực và thực khách vô cùng trân trọng, luôn cố gắng để có được.

2. Cơ cấu “giải thưởng” sao Michelin

Các nhà hàng có thể nhận được từ 0 đến 3 sao cho chất lượng món ăn của họ dựa trên 5 tiêu chí là: Chất lượng nguyên liệu được sử dụng, thành thạo về hương vị và các kỹ thuật nấu ăn, tính cách của đầu bếp trong ẩm thực, giá trị đồng tiền và sự nhất quán giữa các lần ghé thăm. Theo Michelin Guide thì một ngôi sao duy nhất biểu thị "một nhà hàng rất tốt", hai ngôi sao có nghĩa là "nấu ăn tuyệt vời, đáng để đi đường vòng" và ba ngôi sao là "ẩm thực đặc biệt, xứng đáng có một hành trình đặc biệt".

Xem thêm: Lễ tân là gì? Những kỹ năng cần có của một lễ tân chuyên nghiệp

III. Giám khảo đánh giá Michelin là những thực khách bí ẩn

Không giống như các hệ thống đánh giá khác, sao Michelin không dựa trên đánh giá của khách hàng mà dựa trên sự kiểm tra bí mật của các chuyên gia ẩn danh được gọi là thanh tra Michelin. Các thanh tra viên sẽ giấu tên, xuất hiện một cách bí ẩn để tránh được ưu đãi và trải qua khóa đào tạo chính thức của Michelin Guide tại Pháp. Bất cứ ai hy vọng trở thành thanh tra Michelin đều phải đam mê và am hiểu về ẩm thực, chú ý đến từng chi tiết và có khả năng hòa nhập với những khách hàng bình thường.

Giám khảo đánh giá Michelin là những thực khách bí ẩn

Giám khảo đánh giá Michelin là những thực khách bí ẩn

Tiêu chí đánh giá ở mỗi nhà hàng là giống nhau, chủ yếu tập trung vào chất lượng của nguyên liệu, kỹ thuật nấu ăn và quan trọng nhất là hương vị. Sao Michelin được trao chỉ dựa trên điều kiện tiêu chuẩn ẩm thực, vì vậy các thanh tra viên sẽ không xem xét những thứ như trang trí nhà hàng hoặc không khí khi trao sao, mặc dù sự thoải mái và chất lượng được đánh giá từ 1 đến 5 bằng cách sử dụng biểu tượng nĩa và thìa chéo.

IV. Bất cứ nhà hàng nào cũng có thể nhận được sao Michelin

Năm 2013, có gần 120 nhà hàng đạt 1 sao, 20 nhà hàng đạt 2 sao Michelin và chỉ có 4 ông trùm ẩm thực vinh dự đạt được 3 sao là  Fat Duck và Waterside Inn thuộc vùng Bray nước Anh, Alain Ducasse At The Dorchester ở vùng Mayfair nước Pháp và Chelsea của Gordon Ramsay. Đây đều là những nhà hàng đắt giá, chất lượng xuất sắc và khó đặt chỗ nhất trên thế giới với những món ăn cao cấp, mức giá thành có thể lên tới cả trăm Euro cho mỗi phần ăn.

Tuy nhiên, cũng có không ít những cơ sở ăn uống dù có cơ sở vật chất khá nghèo nàn, nhìn  vẻ bề ngoài không quá sang trọng nhưng vẫn lọt vào mắt xanh của đội đặc nhiệm Michelin. Điển hình tiêu biểu trong số đó là nhà hàng của “Chị nốt ruồi” ở thủ đô Bangkok với những món ăn bình dân như trứng đúc cua, mì cay… mỗi món có giá trung bình khoảng từ 800 bath. Như vậy có thể thấy bất cứ nhà hàng nào cũng có thể nhận được sao Michelin.

Xem thêm: Đặc điểm công việc đầu bếp và những định kiến sai lầm về nghề đầu bếp

V. Top 10 huyền thoại đầu bếp theo tiêu chuẩn sao Michelin

1. Joel Robuchon

Danh xưng “Đầu bếp của thế kỷ” xứng đáng được dành cho Joel Robuchon, một trong những người đầu bếp nhận được nhiều sao Michelin nhất trong lịch sử, ông có tổng cả có 32 sao. Tổ chức phong tặng sao Michelin đánh giá đầu bếp Joël Robuchon là “một trong những đầu bếp vĩ đại nhất”, là người đã ghi dấu ấn của mình vào lịch sử của nghệ thuật và khoa học về chế biến món ngon, đồng thời đã làm nổi bật ẩm thực Pháp và nghệ thuật ẩm thực ở trên khắp các châu lục. Còn Jean-Dominique Senard – Chủ tịch của Michelin group cũng đánh giá ông là “một đầu bếp ngoại hạng, người đã cách mạng hóa ẩm thực Pháp”.

Joel Robuchon - Đầu bếp sở hữu 32 sao Michelin

Joel Robuchon - Đầu bếp sở hữu 32 sao Michelin

2. Alain Ducasse

Ducasse sinh vào ngày 13/09/1956, ông sinh ra và lớn lên ở Castelsarrasin, phía Tây Nam nước Pháp nhưng sau đó ông sống ở Monaco. Vào những năm 16 tuổi, ông bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ của mình là nghề đầu bếp. Ông bắt đầu trau dồi những kỹ năng của nghề đầu bếp bằng cách học việc tại các nhà hàng ở địa phương nhưng phải tới khi làm việc cùng với Alain Chapel ở Mionnay gần Lyons, ông mới cảm nhận được rằng số phận của mình sẽ gắn chặt với nghề đầu bếp.

Không chỉ đạt được những thành tựu lớn trong sự nghiệp nghề đầu bếp của mình, bản thân ông còn là một người đầu bếp tài ba với những đóng góp rất lớn trong nền ẩm thực thế giới. Tính đến hiện nay, ông sở hữu 21 ngôi sao Michelin, tức là người có số sao đứng thứ nhì trên thế giới. Mặc dù ít xuất hiện trên các chương trình truyền hình song mức độ ảnh hưởng của người đầu bếp Alain Ducasse không những không giảm sút mà ngược lại còn có sức ảnh hưởng rất lớn tới nền ẩm thực thế giới. Ông còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách ẩm thực nổi tiếng cũng như ấn phẩm dành cho giới thượng lưu.

3. Gordon Ramsay

Gordon Ramsay sinh ngày 08/11/1966 và là người Scotland. Năm 16 tuổi, Gordon Ramsay chuyển ra khỏi nhà và từ đây bắt đầu một cuộc sống tự lập. Ban đầu, ông theo đuổi sự nghiệp bóng đá, tuy nhiên với những chấn thương liên tục đã khiến ông phải từ bỏ đam mê sân cỏ. Lúc này, ông dần cảm thấy mình yêu thích việc nấu nướng nên đã quyết tâm dành toàn bộ tâm huyết cũng như thời gian đi học nấu ăn.

Năm 1993, ông trở về London và được mời làm Bếp trưởng tại nhà hàng La Tante Claire, sau đó ông là bếp trưởng nhà hàng Rossmore. Và chỉ sau 14 tháng, nhà hàng này đã được đổi tên thành Aubergine và đạt được ngôi sao Michelin đầu tiên. Sau đó không lâu ông cũng nhanh chóng nhận được ngôi sao Michelin lần thứ hai. Vào năm 1998, ông tự mở một nhà hàng mang tên mình tại Chelsea. Năm 2001, ông trở thành đầu bếp Scotland đầu tiên nhận được ngôi sao danh giá Michelin lần thứ 3.

Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã nắm giữ trong tay 14 ngôi sao Michelin – Một con số trong mơ của rất nhiều đầu bếp thế giới và sở hữu 33 nhà hàng. Song song với nghề đầu bếp, với việc nấu ăn và kinh doanh nhà hàng, Gordon Ramsay còn viết sách, tham gia các chương trình truyền hình về ẩm thực. Ông cũng chính là người đồng sáng lập ra một chương trình ẩm thực vô cùng nổi tiếng là MasterChef.

Xem thêm: Barista - Những điều chưa tiết lộ về phù thủy trong giới pha chế đồ uống

Gordon Ramsay

Gordon Ramsay - "Gã khổng lồ" trong giới ẩm thực

4. Martin Berasategui

Cho đến nay, Martin đã thu thập được 12 sao Michelin, điều này khiến anh trở thành đầu bếp Tây Ban Nha giỏi nhất thế giới. Trong số 10 nhà hàng mà ông sở hữu, có hai nhà hàng là khách sạn ba sao Michelin. Một trong số đó là Restaurante Martin Berasategui vô cùng nổi tiếng trên thế giới.

5. Thomas Keller

Thomas Keller, một đầu bếp người Mỹ, có bảy sao trong đó có 6 sao được ông nhận được liên tục cùng lúc. Nhà hàng The French Laundry của ông đã hai lần được xếp hạng là nhà hàng tốt nhất thế giới. Đây là điều giúp ông có được một vị trí trong danh sách Top 10 đầu bếp hàng đầu thế giới của chúng tôi. Ông cũng là người Mỹ đầu tiên từng được trao ba sao Michelin đồng thời hai lần cho các nhà hàng khác nhau.

Ngoài những ngôi sao và nhà hàng của mình, Thomas Keller còn là một nhà văn viết sách dạy nấu ăn xuất sắc với cuốn sách “Bouchon Bakery” đã lọt vào danh sách Top những cuốn sách bán chạy nhất của “The New York Times” trong gần hai tháng trong năm 2012.

6. Yoshihiro Murata

Được biết đến nhiều nhất với món kaiseki nổi tiếng, đầu bếp huyền thoại Yoshihiro Murata bắt đầu sự nghiệp nghề đầu bếp của mình bằng cách đi du lịch đến Pháp để học cách làm các món ăn Pháp, nhưng ông nói rằng ông đã thay đổi ý định và quyết định tập trung vào việc thu hút sự chú ý của thế giới đến ẩm thực Nhật Bản. Và ông đã rất thành công đối với quyết định như vậy. Murata là một trong những đầu bếp giỏi nhất thế giới khi nói đến ẩm thực Nhật Bản. Ông đã cố vấn cho Heston Blumenthal, một đầu bếp đạt tiêu chuẩn sao Michelin khác trong danh sách hàng đầu.

Yoshihiro Murata đã sử dụng các nguyên liệu địa phương và lấy cảm hứng từ thiên nhiên để chế biến những món ăn của mình. Hiện ông sở hữu bốn nhà hàng, một trong số đó là Tokimeite ở London, Vương quốc Anh. Murata hiện tại đang có 7 sao Michelin.

Yoshihiro Murata - Bậc thầy của ẩm thực Nhật BảnYoshihiro Murata - Bậc thầy của ẩm thực Nhật Bản

7. Carme Ruscalleda

Carme Ruscalleda là người phụ nữ duy nhất được coi là một trong những đầu bếp giỏi nhất thế giới đã được trao tặng 7 sao Michelin cho đến nay. Bà là một đầu bếp có nhiều sao Michelin nhất trong số các đầu bếp nữ.

Ruscalleda lớn lên trong một trang trại Tây Ban Nha, có lẽ đây là lý do tại sao mà bà lại thích các công thức nấu ăn truyền thống của Catalan và các sản phẩm theo mùa. Nếu muốn nếm thử hương vị truyền thống đẳng cấp của bà thì thực khách có thể tìm đến các nhà hàng như nhà hàng Moments và Balnc ở Barcelona, nhà hàng Sant Pau de Tòquio ở Tokyo.

8. Heston Blumenthal

Tiếp theo trong danh sách top 10 huyền thoại đầu bếp theo điều kiện tiêu chuẩn sao Michelin là Heston Blumenthal của Anh. Ông được biết đến với phong cách nấu ăn vô cùng sáng tạo. Món ăn nổi tiếng của ông là món ba chỉ nấu khoai tây chiên. Nhà hàng Fat Duck của ông được xếp vào danh sách Top 50 nhà hàng tốt nhất thế giới vào năm 2005. Đây cũng chính là 1 trong số 5 nhà hàng duy nhất giành được 3 sao Michelin tại Anh.

9. Anne-Sophie Pic

Được xếp hạng là nữ đầu bếp xuất sắc nhất bởi 50 nhà hàng tốt nhất thế giới vào năm 2011, thật dễ hiểu vì sao đầu bếp 8 sao Michelin này lại lọt vào danh sách này. Cô là một trong những nữ đầu bếp có nhiều sao Michelin nhất. Năm 2007, cô đã giành được 3 sao Michelin cho nhà hàng của mình và trở thành nữ đầu bếp thứ 4 đạt được sao Michelin trên thế giới.

Xem thêm: Tiền tips là gì? Khám phá về quy tắc tiền tips ở các quốc gia

10. Seiji Yamamoto

Đầu bếp người Nhật Seiji Yamamoto cũng góp mặt trong danh sách top 10 huyền thoại đầu bếp theo điều kiện tiêu chuẩn sao Michelin với danh tiếng lừng lẫy về ẩm thực phân tử. Nhà hàng Ryugin ở Tokyo đã giúp ông giành được 3 ngôi sao Michelin. Đây cũng chính là nhà hàng ưa thích của nhiều, trong đó có Joel Robuchon.

Seiji Yamamoto - Người biến chim cút thành phượng hoàng

Seiji Yamamoto - Người biến chim cút thành phượng hoàng

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về sao Michelin là gì, những điều cần biết về sao Michelin, top 10 huyền thoại đầu bếp theo điều kiện tiêu chuẩn sao Michelin mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về sao Michelin là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!