Doanh nghiệp ngày nay muốn tồn tại và phát triển ổn định không thể không quan tâm tới những chỉ số quan trọng. Một trong số đó là giá trị tài sản ròng. Cùng tìm hiểu chỉ số đặc biệt này trong bài viết sau nhé!

Mức thu nhập tính trên sản lượng là một dòng tài chính quan trọng, góp phần cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, các khái niệm về sự giàu có hoặc thịnh vượng thường được phân loại theo mức thu nhập. Mặc dù vậy, thước đo này chưa hẳn là hoàn hảo vì nó đã bỏ qua chi tiêu, thuế và các yếu tố khác của doanh nghiệp.

Do vậy, ở tầm nhìn “dài hơi” và bền vững, xác định giá trị tài sản ròng cũng là vấn đề vô cùng thiết thực và quan trọng không kém so với chỉ số đo lường mức thu nhập. Cho dù thu nhập đang tăng, nếu xác định giá trị tài sản ròng đi ngang hoặc giảm, thì tình hình tài chính của doanh nghiệp rõ ràng là không ổn chút nào.

Vì thế cho nên, mỗi bộ phận quản lý tài chính trong doanh nghiệp đều phải nắm rõ khái niệm tài sản ròng là gì, cách tính giá trị tải sản ròng mỗi kỳ ra sao, mối quan hệ của nó với các chỉ số khác thế nào... Để rồi phát hiện vấn đề, hoạch định chính sách phù hợp, từ đó nâng cao sức khỏe tài chính cho mỗi doanh nghiệp.

Bài viết sau sẽ phân tích cho bạn thật kỹ về tầm quan trọng trong doanh nghiệp của tài sản ròng là gì, các công thức tính giá trị tài sản ròng thông dụng nhất… 

I. Giá trị tài sản ròng là gì?

giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (trong từ điển tiếng Anh là Net Worth), được tính là giá trị của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính mà đối tượng đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.

Do vậy, để tìm hiểu giá trị tài sản ròng là gì, ta cần phải xem xét những yếu tố cấu thành nó. Trong đó tài sản bao gồm tiền mặt nói chung và các khoản đầu tư từ nhỏ đến lớn, những bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn đang có quyền sở hữu.

Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả được tính là những gì bạn đang nợ dựa trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay như vay mua xe, thực hiện thế chấp của bạn và nợ đang vay của bạn bè, người thân.

Bất kỳ cá nhân nào cũng sở hữu giá trị tài sản ròng (thậm chí đôi khi giá trị này có thể âm). Nó là công cụ đánh giá vô cùng chính xác và gần như là hữu ích nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về mức độ tài chính mà bạn sở hữu.

Nó có thể áp dụng cho từng cá nhân, công ty, thậm chí lớn hơn là cả chính phủ và toàn bộ quốc gia. Tới đây, chắc hẳn bạn đang rất muốn biết ý nghĩa giá trị tài sản ròng là gì đối với mỗi đối tượng khác nhau. Câu trả lời hợp lý nhất sẽ có ngay sau đây...

1. Đối với các cá nhân

Giá trị tài sản ròng hay còn gọi là Net Worth là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi những khoản nợ.

Có thể lấy ví dụ về những khoản tài sản ròng của cá nhân. Chúng sẽ được tính vào giá trị ròng của họ, cụ thể là bao gồm những khoản tiền về hưu trí, được đầu tư, nhà đất hay xe cộ, tiền mặt, trang sức, vàng bạc… thậm chí là cả tiền tiết kiệm.

Thông thường, đối với các tài sản vô hình như các bằng cấp về mảng giáo dục, các chứng chỉ… sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng. Mặc dù những tài sản quan trọng nhưng vô hình đó lại góp phần vô cùng tích cực vào tình hình sức khỏe tài chính của một cá nhân.

2. Đối với công ty

Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh với công ty, doanh nghiệp nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả.

Do đó, để vận hành tốt doanh nghiệp nói chung, phòng tài chính của mỗi đơn vị đều phải tìm hiểu kỹ các cách tính giá trị tài sản ròng, cũng như các công thức tính giá trị tài sản ròng được sử dụng cho từng hoàn cảnh khác nhau...

3. Đối với chính phủ

Tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán cũng có thể được xây dựng dựa trên tình hình tài chính cho các Chính Phủ. So với nợ Chính Phủ thì giá trị tài sản ròng sẽ là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính của Chính phủ đó. 

4. Đối với quốc gia

Giá trị tài sản ròng của 1 quốc gia sẽ là tổng giá trị ròng của tất cả các công ty + cá nhân cư trú tại một quốc gia + tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ cho thấy sức mạnh và tiềm lực về tài chính của quốc gia đó như thế nào.

Từ đó ta có thể thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tính toán giá trị tài sản ròng là gì đối với cả một quốc gia… Đôi khi, chỉ cần nhìn vào chỉ số này, những đối tác kinh tế lớn trên thế giới cũng có thể cân nhắc lại quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể hay cả một quốc gia nào đó.

II. Vai trò quan trọng của giá trị tài sản ròng

vai trò của giá trị tài sản ròngVai trò của giá trị tài sản ròng

Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của giá trị tài sản ròng là gì với mỗi đối tượng khác nhau, chúng ta hoàn toàn có thể mường tượng vai trò to lớn của nó tới mức nào. Giá trị tài sản ròng là yếu tố mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải biết, hiểu rõ và tìm cách kiểm soát nó bởi những lý do sau:

Giá trị tài sản ròng luôn được coi là thước đo tài chính chính xác nhất: Khi ta muốn biết được một công ty, doanh nghiệp hay thậm chí chỉ là một cá nhân hiện tại đang có bao nhiêu tiền, mức độ giàu, nghèo thực tế và khả năng chi tiêu ra sao. Ta cần xác định giá trị tài sản ròng, nghĩa là mình còn lại bao nhiêu tiền. Khi đã biết được năng lực tài chính của mình thì mới có thể đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện việc mua bán, chi tiêu một cách hợp lý. Và từ con số tính toán khá khách quan và toàn diện này, bạn cũng sẽ thấy được bản thân doanh nghiệp /cá nhân mình đang ở vị trí nào trên thang đo tài chính.

Theo dõi tài chính của những đơn vị lớn, tổ chức, cá nhân: Giá trị tài sản ròng sẽ thể hiện cho bạn thấy con số chính xác nhất về tình hình tài sản của bạn. Từ đó, giá trị tài sản ròng sẽ giúp bạn nhìn nhận sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng phát triển về tài chính một cách rõ nét nhất. Nếu giá trị ròng tăng dần thì hiển nhiên đó là dấu hiệu tốt. Còn nếu có sự sụt giảm trong chỉ số này, bạn cần phải xem xét ngay lập tức và thực hiện các điều chỉnh.

Giúp bạn gia tăng tài sản cá nhân của mình ngoài thu nhập: Nhiều người mắc một nhầm lẫn nặng nề là chỉ nhìn vào thu nhập của mình để đánh giá sự giàu nghèo, sức khỏe tài chính mà quên mất khi kiếm được tiền thì tất yếu bạn cũng phải chi tiêu, nộp các loại thuế, phí. Và khi đó, công cụ giá trị tài sản ròng sẽ cho bạn thấy được những điều đó. Tất nhiên, nó cũng nói cho bạn biết rằng bạn có thể tăng tài sản của mình bằng những cách khác nhau như trả hết nợ, tiết kiệm hoặc đầu tư.

Giúp bạn cân bằng và kiểm soát được việc thu chi: Sự giàu có hay sức khỏe tài chính của bạn không hoàn toàn thể hiện ở tổng số tài sản mà cá nhân bạn đang sở hữu hay số nợ còn tồn đọng mà bạn đang gánh chịu. Mà nó tất nhiên là hiệu của 2 con số này. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền, một cách ổn định và hiệu quả, nhưng bên cạnh đó thì bạn cũng cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Để nhìn nhận và đánh giá các mức nợ của tổ chức, cá nhân một cách chính xác và hợp lý: Nhìn vào nguồn gốc của các khoản nợ còn tồn đọng là một cách để bạn có thể đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của một cá nhân hay cả một tổ chức. Nợ có thể đến từ quá trình chi tiêu không hợp lý, nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ việc đầu tư vào một giá trị tài sản khác để thu được lợi nhuận lớn hơn và ổn định hơn trong tương lai.

Để cân nhắc kế hoạch đầu tư một cách đúng đắn: Từ giá trị tài sản ròng mà bạn đang có và duy trì, bạn có thể cân nhắc và xem xét để lựa chọn đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Mức đầu tư này tất nhiên không nên vượt qua quá nhiều mức giá trị tài sản ròng bạn đang sở hữu, vì nếu có vấn đề gì xảy ra thì hiển nhiên bạn sẽ không thể chi trả được.

III. Cách tính giá trị tài sản ròng

cách tính giá trị tài sản ròng là gì?
Cách tính giá trị tài sản ròng

Cách tính giá trị tài sản ròng dễ nhất là dựa trên công thức tính giá trị tài sản ròng như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ: Tổng tài sản của một công ty là 3,8 tỷ đồng, nợ phải trả là 1 tỷ đồng thì giá trị tài sản ròng của công ty đó còn 2,8 tỷ đồng.

Độ chính xác của cách tính giá trị tài sản ròng như trên phụ thuộc vào việc nghiên cứu và cân đo đong đếm 2 yếu tố chính  là “tổng tài sản” và “nợ phải trả” trong công thức tính giá trị tài sản ròng. Cụ thể như sau:

1. Tính tổng tất cả các tài sản

Tài sản lưu động: Loại tài sản này là một trong số những yếu tố quan trọng trong cơ cấu tài sản ròng, nó sẽ gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác.

Các khoản đầu tư hưu trí: Để xác định giá trị tài sản ròng, chúng ta không được phép quên khoản tiền này. Nó bao gồm các chương trình đầu tư hưu trí không bắt buộc hay bảo hiểm xã hội

Các tài sản đầu tư khác: Cần chú ý rằng, đây là những khoản đầu tư không dành cho mục đích hưu trí.

Bất động sản: Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản ròng. Nơi cư trú chính của bạn thường sẽ được định giá tại nơi đó, những bất động sản khác bạn dành cho việc đầu tư hay nghỉ dưỡng… Bạn có thể tham khảo vài trang web định giá bất động sản tại Việt Nam để tìm kiếm những con số cụ thể.

Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh: Nếu sở hữu doanh nghiệp của mình, để xác định giá trị tài sản ròng, bạn hãy thực hiện cộng giá trị ròng của doanh nghiệp hay với bất kỳ tài sản kinh doanh, tài chính quan trọng nào mà bạn có. Tuy nhiên, các khoản này không phải lúc nào cũng có tính thanh khoản, hay còn gọi là dễ dàng chuyển thành tiền mặt nên hãy cân nhắc thận trọng.

Tài sản cá nhân: Tài sản này có thể là hình thức như ô tô, đồ trang sức, đồ đạc… Nhiều người vì không muốn bán những đồ đó, hoặc khi bán cũng không có giá trị nhiều nên đôi khi không đưa vào. Bạn có thể cân nhắc điều này để tính toán cho kỹ.

Các khoản cho vay cá nhân: Bao gồm những khoản vay nợ mà bạn đã cho gia đình, bạn bè hoặc các đồng nghiệp, đối tác kinh doanh thực hiện vay mượn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tính số tiền mà bạn đã cho vay khi nó có khả năng thu hồi lại mà thôi.

Tài sản khác: Đây là những tài sản không có trong bất cứ nhóm nào ở trên, ví dụ giá trị hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ.

2. Tính tổng tất cả nợ phải trả

Vay thế chấp: Khoản vay này thường có mục đích để mua xe, mua nhà... hoặc là khoản mà bạn đang thế chấp đầu tư hoặc mua tài sản dùng để giải trí nào đó.

Vay trả góp: Đây thường là khoản vay để cho mục đích mua xe hoặc mua nhà, hay cũng có thể là vay mua các món đồ quan trọng khác như xe máy, đồ điện tử hay đồ gia dụng.

Nợ thẻ tín dụng: Đây là khoản nợ mà bạn cần thường xuyên tìm hiểu vì dư nợ sẽ thay đổi liên tục.

Vay kinh doanh: Nếu như bạn thực hiện việc đi vay với tư cách là một cá nhân thì nó sẽ được tính vào khi xác định giá trị tài sản ròng của bạn vì chính bạn sẽ phải trả khoản nợ này.

Vay cá nhân: Đây là yếu tố bạn không được phép quên khi thực hiện công thức tính giá trị tài sản ròng. Nó bao gồm các khoản bạn mượn từ bạn bè, người thân hoặc có thể là cộng sự kinh doanh.

Những khoản nợ khác: Bao gồm bất kỳ khoản nợ nào khác không được đề cập trong các nhóm trên hay các nghĩa vụ thuế mà bạn sẽ phải nộp.

IV. Kết luận

Giá trị tài sản ròng là yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá “sức khỏe” tài chính của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và thậm chí là cả nền kinh tế. Do đó, việc xác định chỉ số này là vô cùng quan trọng. Mong rằng qua nội dung trên, bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để có những quyết định thu chi tài chính hợp lý trong thời gian tới.