Hệ số lương, bậc lương hệ cao đẳng không chỉ quyết định thu nhập của giáo viên giảng dạy mà còn thể hiện vị trí và đóng góp của giáo viên đó trong công việc. Vậy làm sao để tính toán bậc lương này? Cùng 123job.vn tìm hiểu ngay nhé!
1. Hệ số lương cao đẳng có bao nhiêu bậc?
Các bậc lương và hệ số lương áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã được quy định rõ ràng trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ban hành ngày 14/12/2004 của Chính Phủ liên quan đến chế độ tiền lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Đặc biệt, hệ số lương cho bậc viên chức A0 được quy định như sau:
- Bậc 1 của hệ số lương cao đẳng là 2,10
- Bậc 2 của hệ số lương cao đẳng là 2,41
- Bậc 3 của hệ số lương cao đẳng là 2,72
- Bậc 4 của hệ số lương cao đẳng là 3,03
- Bậc 5 của hệ số lương cao đẳng là 3,34
- Bậc 6 của hệ số lương cao đẳng là 3,65
- Bậc 7 của hệ số lương cao đẳng là 3,96
- Bậc 8 của hệ số lương cao đẳng là 4,27
- Bậc 9 của hệ số lương cao đẳng là 4,58
- Bậc 10 của hệ số lương cao đẳng là 4,89
Như vậy, tổng cộng có 10 bậc lương cao đẳng được quy định theo nghị định này, tạo ra một hệ thống rõ ràng và minh bạch cho việc xác định mức lương của nhân viên tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hệ số lương cao đẳng có bao nhiêu bậc?
2. Cách tính bậc lương hệ cao đẳng như thế nào?
Cách xác định mức lương dựa trên hệ số được thực hiện theo công thức sau:
Lương nhận được = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện tại
Bảng mức lương cao đẳng tính theo hệ số lương:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương đến 30/06/2023 | Mức lương từ 01/07/2023 |
1 | 2,10 | 3.129.000 | 3.780.000 |
2 | 2,41 | 3.590.900 | 4.338.000 |
3 | 2,72 | 4.052.800 | 4.896.000 |
4 | 3,03 | 4.514.700 | 5.454.000 |
5 | 3,34 | 4.976.600 | 6.012.000 |
6 | 3,65 | 5.438.500 | 6.570.000 |
7 | 3,96 | 5.900.400 | 7.128.000 |
8 | 4,27 | 6.362.300 | 7.686.000 |
9 | 4,58 | 6.824.200 | 8.244.000 |
10 | 4,89 | 7.286.100 | 8.800.000 |
Công thức này cũng áp dụng cho các mức lương cơ sở khác nhau tùy vào thời điểm. Cần lưu ý rằng, mức lương cơ sở tính đến ngày 30/6/2023 là 1.450.000 đồng, và kể từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng.
Chẳng hạn, nếu bạn đang áp dụng hệ số lương bậc 3 cao đẳng, mức lương bạn nhận được từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 x 2,72 = 4.896.000 đồng.
Cách tính bậc lương hệ cao đẳng như thế nào?
3. Cách tính lương giáo viên hệ cao đẳng như thế nào?
Bậc lương của giáo viên mầm non và các giáo viên tại các trường công lập được tính toán dựa trên hệ số như trong bảng trên. Tuy nhiên, do đặc thù của nghề giáo, công thức tính lương của giáo viên có sự khác biệt như sau:
Lương được nhận = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi + Mức phụ cấp thâm niên.
Đối với giáo viên mầm non, theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quy trình bổ nhiệm, xếp lương cho viên chức giảng dạy tại các cơ sở mầm non công lập, chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non được xếp vào Hàng III. Hệ số lương dao động từ 2,10 đến 4,49 như bảng đã nêu ở mục 2 phía trên.
Ngoài ra, giáo viên mầm non tại các trường công lập còn được hưởng phụ cấp thâm niên căn cứ theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên của nhà giáo, cụ thể như sau:
Giáo viên có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy giáo dục, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ nhận phụ cấp thâm niên tương đương 5% mức lương hiện tại cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) sẽ được tính thêm 1%.
Về mức phụ cấp ưu đãi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp cho giáo viên mầm non, trong đó nâng mức phụ cấp ưu đãi từ 35% và 50% lên 70%; giáo viên mầm non làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng mức 100%.
Để bạn có thể dễ hình dung hơn thì chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ minh họa như sau: một giáo viên cao đẳng mầm non có thâm niên 5 năm, hệ số lương bậc 3 cao đẳng là 2,72 và được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 35%. Nếu mức lương cơ bản là 1.800.000 đồng, ta tính như sau:
Phụ cấp thâm niên 5% = 1.800.000 x 2,72 x 5% = 244.800 đồng.
Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 x 2,72 x 35% = 1.713.600 đồng.
Vậy, tổng mức lương bậc 3 cao đẳng của giáo viên mầm non sẽ là:
1.800.000 x 2,72 + 244.800 + 1.713.600 = 6.854.400 đồng.
Cách tính lương giáo viên hệ cao đẳng như thế nào?
4. Thời gian nâng bậc lương hệ cao đẳng là bao lâu?
Điều 5 của Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về các điều kiện và tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương thường xuyên cho công chức, viên chức làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, cụ thể như sau:
“Công chức, viên chức và người lao động chưa đạt bậc lương cao nhất trong ngạch công chức (gọi tắt là ngạch) hoặc trong chức danh nghề nghiệp viên chức (gọi tắt là chức danh) sẽ được xem xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn dưới đây:
Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0, sau 3 năm (thức đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh sẽ đủ điều kiện được xét nâng 1 bậc lương
b) Đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ, sau 2 năm (tức đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh cũng đủ điều kiện để được xét nâng 1 bậc lương.
Tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động cần đạt điều kiện về thời gian giữ bậc như đã nêu ở Khoản 1 và qua đánh giá cần có đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong toàn bộ thời gian giữ bậc lương để được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Nhận được đánh giá của cấp có thẩm quyền từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật dưới các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ chức hoặc buộc thôi việc.
b) Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Nhận được đánh giá của cấp có thẩm quyền từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật dưới các hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc.
Do đó, viên chức, người lao động ở hạng A0 (tương đương bậc lương cao đẳng) sẽ đủ điều kiện để xét nâng 1 bậc lương sau 3 năm (tức đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh.
Ngoài thời gian nâng bậc lương thường xuyên nêu trên, viên chức, người lao động có trình độ cao đẳng có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn. Việc nâng bậc lương trước thời hạn do thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021).
Vì vậy, bạn đã nắm được thông tin về mức lương, hệ số lương, và thời gian nâng bậc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với giáo viên mầm non và giáo viên trình độ cao đẳng nói chung, mức lương được căn cứ theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III, với hệ số lương dao động từ 2,10 đến 4,49. Ngoài ra, họ còn nhận được các khoản phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Bài viết trên đây của 123job.vn đã nói về bậc lương cao đẳng, hệ số lương của bậc cao đẳng, cách tính lương hệ cao đẳng như thế nào và thời nâng hệ số lương của bậc cao đẳng là bao lâu, rất mong bài viết trên sẽ hữu ích với các bạn độc giả. Hãy tiếp theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều đề tài khác nữa nhé. Chúc bạn một ngày hạnh phúc!