Hệ số lương là yếu tố quyết định quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng cần nắm rõ thông tin cơ bản về hệ số lương để đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Hệ số lương là gì? Những quy định về hệ số lương cũng như cách tính hệ số lương của các cán bộ viên chức hay các ngành nghề như thế nào? Những thắc mắc xoay quanh hệ số lương sẽ được giải đáp trong những nội dung bên dưới giúp các bạn nắm rõ ràng về những thông tin liên quan đến hệ số lương.

​​​​​​​I. Hệ số lương là gì ?

Hệ số lương cơ bản là hệ số nhằm thể hiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương cơ bản hoặc mức  tiền lương tối thiểu vùng.

Hệ số lương là cơ sở mà doanh nghiệp hay cơ quan dựa vào để tính toán các chế độ bảo hiểm xã hội và trả tiền lương làm thêm, tăng ca, xin nghỉ phép... Hệ số lương đóng vai trò quan trọng trong việcđảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Chính vì vậy, bất cứ người lao động nào cũng phải hiểu được hệ số lương là gì để đảm bảo cho chính quyền lợi của bản thân.

II. Những quy định về cách tính tiền lương của các bộ công nhân viên chức theo hệ số lương

Theo quy định trong Thông tư do Nhà nước ban hành nói chung và trong Nghị định số 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 - 07 - 2018 nói riêng thì cán bộ công nhân viên chức có mức  tiền lương cơ sở là 1.390.000 vnđ/tháng.

(Mức lương cơ bản - 1.390.000đ) x (Hệ số lương) = Lương được nhận

Trong đó hệ số lương của :

  • Các công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Đại học:  2,34
  • Các công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Cao đẳng:  2,1
  • Các công nhân viên chức tốt nghiệp hệ Trung cấp:  1,86

Khi tính hệ số lương thì các bạn lưu ý rằng mỗi ngành nghề và mỗi loại hình đơn vị tổ chức sẽ có những khoản phụ cấp khác nữa. Những khoản phụ cấp cơ bản mà một số ngành có thể được nhận như: Thuế, kho bạc, tài chính, hải quan… Hệ số của các khoản phụ cấp của các ngành này là 1,8. Cách tính lương đối với các ngành có thêm các khoản phụ cấp ví dụ:

(Mức lương cơ bản) x (Hệ số lương theo cấp học) x 1,8 = lương cơ bản

Hiện nay, những quy định về các khoản phụ cấp của các cán bộ công nhân viên chức sẽ bao gồm: Chế độ của khoản phụ cấp lương bù đắp đối với các yếu tố về điều kiện lao động, về tính chất của công việc và về điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc của cán bộ, mức độ thu hút lao động của các công ty.

Những tiêu chí  như điều kiện lao động, tính chất công việc thì khoản phụ cấp cho các cán bộ công chức sẽ khác nhau: 

  • Phụ cấp thâm niên vượt khung: áp dụng đối với các cán bộ vẫn tiếp tục công tác tại cơ quan sau khi đã đạt được bậc lương cao nhất nhưng vẫn tiếp tục công tác tại cơ quan thì sẽ được tính phụ cấp vượt khung. Đối với các đối tượng áp dụng mức lương theo ngạch từ A0 - A13 đảm nhiệm chức vụ trong Tòa án và Viện kiểm sát: Trong 3 năm đầu vượt khung sẽ được tính: Mức lương đang hưởng x 5%. Sau đó, cứ mỗi năm thì tăng thêm 1% nữa. Các đối tượng áp dụng mức lương theo ngạch B, C, đối tượng là nhân viên thừa hành, phục vụ thì trong 2 năm đầu thì cũng có cách tính lương đối với đối tượng theo ngạch A0 đến A13. Các đối tượng được liệt vào danh sách không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc là không chấp hành nghiêm những quy định và đang bị xử lý kỷ luật thì sẽ bị khiển trách, cảnh cáo. Khi đó mức phụ cấp thâm niên vượt khung sẽ bị lùi xuống thêm 6 tháng nữa theo quy định của Nhà nước. Đối với các trường hợp bị kỷ luật giáng chức thì thời gian hưởng mức phụ cấp thâm niên vượt khung sẽ bị lùi lại thêm 12 tháng.
  • Phụ cấp kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo: áp dụng với công chức, viên chức, cán bộ đang đảm nhiệm nhiều hơn một chức danh hoặc đảm nhiệm những chức vụ hay các chức danh lãnh đạo tại cơ quan đang làm việc
  • Phụ cấp theo khu vực: áp dụng cho các cán bộ công chức đang làm việc tại nơi có  điều kiện sống khó khăn, vùng sâu vùng xa
  • Phụ cấp đặc biệt: đối tượng được hưởng loại phụ cấp này là cán bộ làm việc tại các vùng hải đảo, khu vực biên giới…các cán bộ và công nhân viên chức nằm trong các khu vực khí hậu khó khăn, khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt... 
  • Bên cạnh đó nhà nước còn hỗ trợ những loại phụ cấp khác như: Phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại…

​​​​​​​Xem thêm: Kế toán tiền lương là gì? Làm thế nào để trở thành kế toán tiền lương xuất sắc

III. Quy định về cách tính lương cơ bản mới nhất

Từ ngày 01 - 07 - 2018, những quy định về cách tính lương theo hệ số lương đối với các cấp bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp sẽ không được áp dụng, thay vào đó là chuyển sang áp dụng theo nguyên tắc xây dựng thang lương theo nghị định số 49-2013 do Chính phủ ban hành.

Như vậy, với mức lương bậc 1 là mức lương thấp nhất sẽ được tính bằng mức lương tối thiểu vùng. Quy định về mức lương tối thiểu vùng được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/07/2018 như sau:

  • Vùng I: Mức lương tối thiểu vùng là 3.980.000 vnđ hàng tháng.
  • Vùng II: Mức lương tối thiểu vùng là 3.530.000 vnđ hàng tháng
  • Vùng III: Mức lương tối thiểu vùng là 3.090.000 vnđ hàng tháng.
  • Vùng IV: Mức lương tối thiểu vùng ở vùng IV sẽ là 2.760.000 vnđ hàng tháng.

Đối với đối tượng người lao động chưa được đào tạo nghề thì sẽ có mức lương cơ bản là 3.530.000 vnđ hàng tháng và thuộc vùng II. Còn đối với những lao động đã được đào tạo nghề thì sẽ có mức lương được tính như sau: 3.530.000 + (3.530.000 x 7%). Hiện nay đã có quy định mới nhất về lương tối thiểu vùng 2019 và có chút thay đổi so với mức lương 2018. Bạn có thể tìm hiểu để áp dụng.

1. Mới cập nhật: Không tăng lương cơ sở từ 1/7/2020

Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở từ 1.7.2020; giao Chính phủ cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương.

Chiều 19.6, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp 9, quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1.7.2020.

“Căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở”, Nghị quyết của Quốc hội nêu.

Giải trình về nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2020 chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng kể từ 1.7.2020 theo lộ trình.

Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1.7.2020. Đồng thời, giao Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế để chủ động báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.

Như vậy mức lương cơ sở sau ngày 1/1/2021 vẫn được giữ nguyên như mức lương cơ sở năm 2019 là 1.490.000 đồng.

2. Chế độ tiền lương công chức viên chức 2021

Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ tăng mạnh từ 2021

Là nội dung tại Nghị quyết 27 -NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành nêu rõ:

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Xem thêm: Một số quy định mới nhất về tiền lương cho người lao động

3. Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

4. Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức

Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Ngày 12/11/2019, Quốc hội chính thức chốt tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 01/7/2020. Kể từ thời điểm này, Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức có nhiều thay đổi.

IV. Bảng hệ số lương 

Mức lương cơ sở ở thời điểm 01/01/2019 - 30/06/2019 được áp dụng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng; từ 01/07/2019, mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, Bảng lương cán bộ, công chức năm 2019 cũng được điều chỉnh tương ứng.

Bảng lương cán bộ, công chức loại A3

STT

Nhóm Ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

1

Công chức loại A3

      

a

Nhóm 1 (A3.1)

      

Hệ số lương

6.20

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

Mức lương đến 30/6/2019

8.618

9.118

9.618

10.119

10.619

11.120

 

Mức lương từ 1/7 - 31/12/2019

9.238

9.7744

10.3108

10.8472

11.3836

11.9200

b

Nhóm 2 (A3.2)

      

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

Mức lương đến 30/6/2019

7.992

8.492

8.993

9.493

9.994

10.494

 

Mức lương từ 1/7 - 31/12/2019

8.5675

9.1039

9.6403

10.1767

10.7131

11.2495

Bảng lương cán bộ, công chức loại A2,A1, A0

Nhóm Ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

 

Công chức loại A2

          

a

Nhóm 1 (A2.1)

          

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

  

Mức lương đến 30/6/2019

6.116

6.586

7.061

7.533

8.006

8.479

8.951

9.424

  

 

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

6.5560

7.0626

7.5692

8.0758

8.5824

9.0890

9.5956

10.1022

  

b

Nhóm 2 (A2.2)

          

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

  

Mức lương đến 30/6/2019

5.560

6.032

6.505

6.977

7.450

7.923

8.395

8.868

  
 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

5.9600

6.4666

6.9732

7.4798

7.9864

8.4930

8.9996

9.5062

  

3

Công chức loại A1

          
 

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

 

Mức lương đến 30/6/2019

3.252

3.711

4.170

4.628

5.087

5.546

6.004

6.463

6.922

 
 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

3.4866

3.9783

4.4700

4.9617

5.4534

5.9451

6.4368

6.9285

7.4202

 

4

Công chức loại A0

          
 

Hệ số lương

2.10

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Mức lương đến 30/6/2019

2.919

3.349

3.780

4.211

4.642

5.073

5.504

5.935

6.366

6.797

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

3.1290

3.5909

4.0528

4.5147

4.9766

5.4385

5.9004

6.3623

6.8242

7.2861

Bảng lương cán bộ, công chức loại B, C

 

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

 5 

Công chức loại B

            
 

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

Mức lương đến 30/6/2019

2.585

2.863

3.141

3.419

3.697

3.975

4.253

4.531

4.8090

5.087

5.365

5.643

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

2.7714

3.0694

3.3674

3.6654

3.9634

4.2614

4.5594

4.8574

5.1554

5.4534

5.7514

6.0494

 6

Công chức loại C

            

 a

Nhóm 1 (C1)

            

Hệ số lương

1.65

1.83

2.01

2.19

2.37

2.55

2.73

2.91

3.09

3.27

3.45

3.63

Mức lương đến 30/6/2019

2.293

2.543

2.793

3.044

3.294

3.544

3.794

4.044

4.295

4.545

4.795

5.045

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

2.4585

2.7267

2.9949

3.2631

3.5313

3.7995

4.0677

4.3359

4.6041

4.8723

5.1405

5.4087

 b

Nhóm 2 (C2)

            

Hệ số lương 

1.50

1.68

1.86

2.04

2.22

2.40

2.58

2.76

2.94

3.12

3.30

3.48

Mức lương đến 30/6/2019

2.085

2.335

2.585

2.835

3.085

3.336

3.586

3.836

4.086

4.336

4.587

4.837

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

2.2350

2.5032

2.7714

3.0396

3.3078

3.5760

3.8442

4.1124

4.3806

4.6488

4.9170

5.1852

 c

Nhóm 3 (C3)

            

Hệ số lương

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

Mức lương đến 30/6/2019

1.876

2.126

2.376

2.627

2.877

3.127

3.377

3.627

3.878

4.128

4.385

4.628

 

Mức lương 1/7 - 31/12/2019

2.0115

2.2797

2.5479

2.8161

3.0843

3.3525

3.6207

3.8889

4.1571

4.4253

4.6935

4.9617

V. Kết luận

Qua bài viết trên, mong bạn đọc đã có thêm một cái nhìn tổng quan về hệ số lương cũng như các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề này, trang bị cho bản thân vững kiến thức nền để trở thành một người lao động hiểu biết và thông thái.