Việc làm của nhân viên telesales là gì? Bạn cần có những kỹ năng telesales nào để trở thành người bán hàng tài ba chinh phục được khách hàng. Chúng ta hãy cùng 123job tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên Telesale chính là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay cùng với mức lương vô cùng hấp dẫn cũng như nhu cầu tuyển dụng lớn. Nhưng để trở thành một nhân viên telesales giỏi không phải đơn giản. Nếu bạn chuẩn bị làm việc liên quan đến công việc nhân viên telesales thì hãy theo dõi bài viết để có những bí kíp trở thành bậc thầy kỹ năng telesales nhé.

I. Nhân viên telesales là gì?

Telesale là gì? - là một trong những thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh dù là offline hay online, quy mô lớn hay nhỏ cũng đều nhận được sự sức hút rất lớn trong lĩnh vực bán hàng.

Hình thức telesales là gì? Đó là một hình thức bán hàng và tư vấn qua điện thoại cho khách hàng. Người đảm nhận vị trí nhân viên Telesales sẽ có trách nhiệm gọi điện cho khách khách để giới thiệu về thông tin các dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang chạy bán.

Nhân viên telesales là gì? - là một bộ phận thuộc nhóm kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ liên tục tìm kiếm mọi thông tin và gọi điện cho khách hàng tiềm năng để giới thiệu về các sản phẩm cũng như dịch vụ, cố gắng tư vấn thuyết phục khách hàng chốt đơn hàng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

II. Mô tả công việc nhân viên telesales là gì?

mô tả công việc nhân viên telesales là gì?
Mô tả công việc nhân viên telesales là gì?

Bản mô tả công việc nhân viên telesales (bán hàng qua điện thoại) là những người có nhiệm vụ trực tiếp gọi điện tới khách hàng tiềm năng và giới thiệu cho họ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.

Vai trò của họ có thể tìm kiếm ở nhiều ngành nghề và liên quan đến cả B2B hoặc B2C. Việc làm telesales là gì? Thông thường có hai mảng bao gồm: inbound và outbound. Người tư vấn về inbound sẽ tiếp nhận các cuộc gọi đến của khách hàng, trong khi người tư vấn outbound sẽ gọi điện tới các khách hàng tiềm năng để kinh doanh kênh thoại một cách hiệu quả.

III. Các công việc chính của nhân viên telesales 

  • Nhân viên telesales có trách nhiệm gọi điện thoại cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng về sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp
  • Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách    
  • Lưu trữ các lịch sử cuộc gọi với khách hàng để xây dựng bộ thông tin hữu ích khi cần thiết   
  • Quản lý thông tin khách hàng và liên tục cập nhật hoạt động trên hệ thống cơ sở dữ liệu    
  • Tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu với khách hàng và xử lý mọi khiếu nại kịp thời. 
  • Phối hợp với các nhân viên kinh doanh và các phòng ban khác để đạt được mục tiêu kinh doanh    
  • Báo cáo cho cấp trên về quá trình tiến độ và kết quả kinh doanh hàng tuần/tháng   

IV. KPI công việc với vị trí nhân viên telesales 

  • Các chỉ tiêu KPI phòng ban
  • Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng
  • Số lượng sales qualified leads (những đối tượng sẵn sàng có thể trở thành khách hàng)
  • Số lượng hợp đồng chốt trực tiếp qua điện thoại
  • Thời gian chào hàng trung bình
  • Tỷ lệ cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi thực hiện
  • Thời gian trung bình để tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng

V. Yêu cầu công việc của vị trí nhân viên telesales

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên telesales hoặc các vị trí khác liên quan đến sales/chăm sóc khách hàng
  • Quen thuộc với các phần mềm quản trị khách hàng và hệ thống điện thoại
  • Thành thạo các kỹ năng telesales, giao tiếp và đàm phán
  • Thành thạo kỹ năng việc làm telesales để quản trị mối quan hệ
  • Bình tĩnh, có khả năng xử lý các tình huống khi bị từ chối hoặc các vấn đề phát sinh

VI. Những năng lực cần có để trở thành nhân viên telesales giỏi

  • Kỹ năng giao tiếp: Để trở thành một nhân viên có kỹ năng telesales thành công, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt qua lời nói. Trong bất cứ cuộc gọi nào, điều đầu tiên bạn nên làm là chào hỏi, giới thiệu bản thân và tên công ty một cách rõ ràng, mạch lạc với khách hàng để họ có những sự chú ý nhất định tới công ty của bạn.
  • Kỹ năng lắng nghe: Để trở thành một nhân viên telesales giỏi, kỹ năng lắng nghe cũng cần được bạn quan tâm và củng cố hàng ngày. Khách hàng sẽ cảm thấy được sự tôn trọng khi bạn lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ về vấn đề mà họ đang mắc phải, về sản phẩm hay dịch vụ họ đang hoặc có mong muốn trải nghiệm. Bởi vậy, bạn hãy chú ý nghe khi họ chia sẻ và ghi lại các thông tin chính. 
  • Kỹ năng ghi chép: Nếu bạn không muốn lúc nhớ lúc quên những gì khách hàng đã trao đổi và chia sẻ thì bạn cần rèn luyện kỹ năng telesales ghi chép thường xuyên. Để bạn không bị bỏ sót bất cứ thông tin nào trong cuộc hội thoại, bạn hãy ghi lại thật kỹ mọi thông tin và trình bày một cách có mạch lạc, khoa học. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chốt đơn hàng thành công từ khách hàng.
  • Xử lý linh hoạt các tình huống: Trong các cuộc gọi cho khách hàng, bạn sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước được, như là: gặp phải những khách hàng khó tính, khắt khe hay họ cho rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn không đủ để đáp ứng các yêu cầu của bản thân. Những lúc này bạn cần phải bình tĩnh, đừng khó chịu với họ. Bạn nên kiên trì thuyết phục và nếu thành công, bạn hãy cố gắng đặt một lịch hẹn trực tiếp với những khách hàng khó tính để bạn có cơ hội quảng cáo và giới thiệu trực tiếp sản phẩm đến họ theo cách khác để hiệu quả hơn.

Kỹ năng telesale cho người mới bắt đầu

Kỹ năng telesale cho người mới bắt đầu

  • Khéo léo đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng: Một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ tìm cách khiến cho khách hàng không thể từ chối mua hàng bằng phương pháp đưa ra 2 sự lựa chọn tối ưu nhất. Nếu có thể, bạn nên hướng khách hàng tới sự lựa chọn phương án có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Một sự lựa chọn tốt sẽ dọn đường cho sự thành công của những cuộc gọi tới và đây chắc chắn là cách bán hàng hiệu quả nhất.

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên telesales 

  • Công ty chúng tôi có một kịch bản mà chúng tôi vẫn thường sử dụng khi gọi điện cho các khách hàng tiềm năng. Bạn thích điểm gì ở kịch bản đó, và bạn muốn thay đổi điều gì không?  
  • Bạn hãy chọn một sản phẩm, dịch vụ của công ty và thử diễn chào hàng cho chúng tôi xem.  
  • Nếu khách hàng phải chờ máy, bạn sẽ giải quyết kiểu gì để họ không cảm thấy bực mình?  
  • Đã bao giờ bạn đặt ra chỉ tiêu doanh số cho bản thân không? Bạn có đạt được mục tiêu nó không?  
  • Nếu bạn là nhân viên sales, bạn hãy chỉ ra sự khác biệt giữa B2B và B2C. Hai khái niệm này sẽ thay đổi cách bạn tiếp cận tới khách hàng như thế nào?  
  • Nếu bị khách hàng từ chối khi bạn tiếp thị sản phẩm, bạn sẽ xử lý thế nào?  
  • Một vấn đề thường gặp của việc làm Telesales đó là bị khách hàng nghi ngờ là lừa đảo. Bạn sẽ làm gì để cải thiện tình trạng này? 
  • Bạn đã từng gặp khách hàng khó tính chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?  
  • Hãy chia sẻ một lần dùng kỹ năng telesales của bản thân thành công nhất của bạn ở công ty cũ.  
  • Bạn đã bao giờ đóng góp và tìm được một ý tưởng nào giúp tăng trưởng doanh thu cho công ty cũ chưa?
  • Đã bao giờ bạn mắc lỗi khi đang nói chuyện với khách hàng không? Từ đó bạn  rút ra kinh nghiệm của bạn là gì?  
  • Bạn đã bao giờ gọi cho khách hàng hơn một lần để bán được sản phẩm không?

VIII. Download bản mô tả công việc nhân viên telesales

Bản mô tả công việc nhân viên Telesales

IX. Kết luận

Hiện nay, vị trí việc làm telesales đang được tuyển dụng rất nhiều vì đây là một trong các cách bán hàng vô cùng hiệu quả, tiếp cận trực tiếp với khách hàng gián tiếp qua điện thoại với chi phí hợp lý. Đây là công việc rất có nhiều thử thách nhưng đầy thú vị. Nếu bạn là người năng động có kỹ năng telesales tốt, giao tiếp tốt và ứng biến tình huống tốt muốn tìm việc làm trong ngành này hãy mạnh dạng apply vào việc làm telesales đang được tuyển dụng rất nhiều trên các trang tuyển dụng việc làm online như 123job.vn. Chúc bạn thành công.