Công dân có quyền nộp đơn khiếu nại để đòi lại những lợi ích chính đáng thuộc về mình. Nếu bạn chưa hiểu rõ về đơn khiếu nại và muốn có một mẫu đơn khiếu nại chuẩn thì hãy cũng 123job đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền khi bị vi phạm về lợi ích. Khi khiếu nại cần viết đơn để tố cáo, bạn đã biết đơn khiếu nại là gì chưa? Nếu như bạn đang muốn làm đơn khiếu nại mà chưa biết những điều cơ bản về nội dung này thì có thể đọc bài viết dưới đây của 123Job nhé.
I. Đơn khiếu nại là gì?
Trước tiên ta hiểu khiếu nại là quyền của một cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng để đòi lại quyền lợi cho mình. Quyền này đã được ghi nhận tại Hiến pháp đồng thời được cụ thể hóa trong các văn bản về khiếu nại, tố cáo. Nó được áp dụng đối nếu các cá nhân hay tổ chức tuân thủ các quy định được nhà nước đề ra. Bên cạnh đó nó cũng chỉ có hiệu lực nếu được cơ quan có thẩm xác định các hành vi trong mẫu đơn khiếu nạilà trái với pháp luật và vi phạm quyền lợi của người muốn kiện.
Để soạn thảo được đơn khiếu nại chuẩn người soạn cần hiểu đầy đủ về luật khiếu nại Việt Nam cũng như có các kỹ năng soạn thảo biên bản logic, khoa học. Do đó nếu đối với những người lần đầu va vấp vào vấn đề này thì việc tham khảo các mẫu đơn khiếu nại là hết sức cần thiết. Vậy mẫu đơn khiếu nại là gì?
Mẫu đơn khiếu nại cơ bản được thể hiện dưới dạng mẫu giấy tờ mà ở đó người khiếu nại cần đưa ra các hành vi sai trái của các cá nhân tổ chức khác gây tổn hại đến quyền lợi của họ. Dựa vào đơn khiếu nại mà người có thẩm quyền xem xét xác định liệu có đủ cơ sở để luận tội người bị khiếu nại hay không? Bởi vậy người soạn đơn cần hết sức để ý trong việc trình bày nội dung bên trong một cách đầy đủ, khoa học để khi cơ quan chức năng nhìn vào có thể hiểu rõ được vấn đề vi phạm. Ngoài ra mẫu đơn này có thể là mẫu đơn khiếu nại viết bằng tay hoặc đánh máy đều có hiệu lực nếu có chữ ký hợp pháp của người tố cáo.
Xem thêm: 8 điểm khác biệt cần lưu ý khi làm đơn khiếu nại và đơn tố cáo
II. Những quy định của luật khiếu nại
1. Quyền và nghĩa vụ của người viết đơn khiếu nại
Quyền khiếu nại không chỉ thể hiện sự dân chủ của một đất nước và nó cũng đóng vai trò là sợi dây chính liên kết mối quan hệ giữa công dân và chính phủ. Tuy nhiên quyền này vẫn phải chịu sự tác động trực tiếp của các đơn vị cơ quan hành chính có thẩm quyền để thực hiện các công việc liên quan đến lợi ích của nhân dân.
a. Quyền của người viết đơn khiếu nại
- Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng đều có quyền khiếu nại. Nếu người khiếu nại chưa đủ tuổi thành niên hoặc mắc phải các vấn đề về thương tật thì người đại diện theo pháp luật của họ sẽ thực hiện việc khiếu nại. Nếu vì một lý do nào đó mà người khiếu nại không đến được thì người đến thay cần có giấy ủy quyền.
- Người khiếu nại có quyền nhờ nhờ sự tư vấn từ luật sư để soạn thảo đơn khiếu nại cũng như để bảo vệ quyền lợi vốn được hưởng của bản thân.
- Người khiếu nại có thể thực hiện các công việc như tham gia đối thoại trực tiếp với người có thẩm quyền sau khi viết các mẫu đơn khiếu nại là gì?
- Nội dung, thông tin khiếu nại để phục vụ trong thời hạn 07 ngày bắt đầu từ ngày có yêu cầu giao nộp thông tin cho các cơ quan thụ lý đơn.
- Người tố cáo được phép yêu cầu các cơ quan thực biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
- Người khiếu nại có quyền thực hiện đọc, sao chép, chụp ảnh tài liệu, chứng cứ để thực hiện soạn thảo các mẫu đơn khiếu nại tố cáo.
- Người khiếu nại có thể rút đơn nếu không có yêu cầu khiếu nại nữa.
b. Nghĩa vụ của người viết đơn khiếu nại
- Thực hiện việc khiếu nại đúng với người có thẩm quyền để giải quyết.
- Các thông tin cung cấp trong mẫu đơn khiếu nại cần đảm bảo đúng tính chính xác. Người khiếu nại cần phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật liên quan đến lời khai của mình.
- Chấp hành theo đúng các quy định mà nhà nước đưa ra. Bên cạnh đó cũng cần tuân theo chỉ dẫn của luật sư hay người đại diện pháp lý của vụ án.
2.Nguyên tắc khi khiếu nại
Dù là soạn thảo các mẫu đơn khiếu nại đất đai hay bất kỳ mẫu đơn khiếu nại nào khác thì người soạn cũng cần phải đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:
- Khách quan
- Dân chủ
- Công khai
- Kịp thời
3.Các thành phần khi khiếu nại
Các mẫu đơn khiếu nại chỉ có hiệu lực nếu nó chứa đầy đủ các thành phần bao gồm Chủ thể, đối tượng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử đơn khiếu nại. Cụ thể:
- Chủ thể bao gồm: công dân, cán bộ, công chức các cơ quan và tổ chức.
- Đối tượng khiếu nại bao gồm: Các quyết định, hành vi hành chính của những người có thẩm quyền làm việc trong cơ quan nhà nước hay những cơ quan hành chính nhà nước,...
- Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan phụ trách giải quyết khiếu nại theo quy định và triển khai của nhà nước.
4.Hình thức khiếu nại
Pháp luật Việt Nam công nhận hai hình thức khiếu nại bao gồm khiếu nại trực tiếp và khiếu nại gián tiếp. Trong đó khiếu nại trực tiếp là hình thức người khiếu nại đến trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Đối với trường hợp khiếu nại gián tiếp là hình thức gửi các mẫu đơn khiếu nại mà ở đó cần ghi đầy đủ chi tiết vụ việc và hành vi vi phạm của người bị khiếu nại.
5. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại
Những người có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại được áp quyết các biện pháp lần đầu tại đơn vị bị khiếu nại trực tiếp. Nếu chủ thể khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan đó có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp cao hơn hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân. Đây là một trong các quy định của nhà nước được đánh giá cao góp phần phục vụ và giải đáp tất cả các thắc mắc của người dân.
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu giấy mời họp, mẫu thư mời họp chuẩn nhất
III. Những điều cần lưu ý khi viết đơn khiếu nại
Đơn khiếu nại là một văn bản có giá trị pháp lý cao bởi vậy trong quá trình thực hiện soạn thảo các mẫu đơn khiếu nại người khiếu nại cần hết sức cẩn thận. Để giúp bạn thực hiện đúng điều này sau đây là một số lưu ý.
1. Cách thức nộp đơn
Người khiếu nại sau khi hoàn thành các mẫu đơn khiếu nại có thể thực hiện nộp đơn đến các cơ quan chức năng theo hai cách:
- Nộp đơn trực tiếp tại cơ sở có thẩm quyền giải quyết.
- Nộp đơn theo đường bưu điện.
Trình tự nộp các mẫu đơn khiếu nại được thực hiện theo:
- Người khiếu nại trước hết xác định rõ đơn khiếu nại là gì, mục đích viết đơn khiếu nại, xác định đúng đối tượng mình muốn khiếu nại, xác định các thủ tục cần thiết.
- Xác định đứng đơn vị giải quyết khiếu nại tranh trường hợp gửi sai đơn không được giải quyết.
- Soạn thảo mẫu đơn khiếu nại theo đúng quy định của nhà nước.
- Tiến hành nộp đơn khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền.
- Hoàn tất các thủ tục khiếu nại.
- Chờ ngày đơn khiếu nại được xử lý và áp dụng thi hành thực hiện.
2.Nội dung đơn khiếu nại
Nội dung là phần không thể thiếu trong bất cứ loại đơn từ từ nào. Để soạn thảo được các mẫu đơn khiếu nại đúng chuẩn, được cơ quan nhà nước chấp thuận thì đơn cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Phải có ngày, tháng, năm viết đơn.
- Phải có tên cơ quan trụ sở nộp đơn.
- Họ tên đầy đủ, địa chỉ và thông tin liên hệ của người khiếu nại.
- Họ tên, địa chỉ của người bị khiếu nại.
- Nội dung tóm tắt vụ việc khiếu nại.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi bị xâm phạm.
- Yêu cầu, các cam kết và chữ ký của người khiếu nại.
Bên cạnh đó trong nội dung đơn người khiếu nại có thể kèm theo các chứng từ, tư liệu chứng minh việc khiếu nại là hoàn toàn chính xác. Ví dụ trong các mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép người khiếu nại có thể đưa ra các chứng cứ xác minh quyền sử dụng đất là của mình nhưng lại bị người khác chiếm dụng.
3.Thời gian giải quyết đơn khiếu nại
Thời gian áp dụng giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Đối với những trường hợp phức tạp hơn có thể giải quyết không quá 60 ngày kể từ ngày đơn được thụ lý. Tại những vùng sâu vùng xa thời gian giải quyết là không quá 70 ngày.
Trong thời gian này những đơn vị được yêu cầu có thẩm quyền có nghĩa vụ phải giải quyết vấn đề khiếu nại và phải thông báo cho người khiếu nại biết bằng những văn bản cụ thể về thời điểm và nội dung được chấp thuận. Đối với trường hợp mẫu đơn khiếu nại nộp tại cơ quan không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ tại đó phải thông báo với người khiếu nại đến nơi thụ lý đơn cho họ.
4.Hình thức xử lý đơn khiếu nại
Trong luật khiếu nại được nhà nước ta ban hành có nêu đầy đủ các quy định về những trường hợp xử lý mẫu đơn khiếu nại như sau:
- Người nào có hành vi sai trái vi phạm các quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người khác, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự. Ví dụ đối với mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính và phục hồi lại môi trường như cũ.
- Đối với các trường hợp cố tình khiếu nại sai sự thật, lôi kéo và sử dụng hình thức ép buộc, dụ dỗ, mua chuộc những người không có liên quan tập chung gây rối phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Hành vi kích động, đám đông biểu tình truyền bá các tư tưởng chống phá nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Tất cả các hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó người khiếu nại cần suy xét kỹ lưỡng về các hành vi của người bị khiếu nại liệu có thực sự là vi phạm pháp luật hay không.
5. Các trường hợp không áp dụng giải quyết
Khiếu nại thể hiện quyền dân chủ của công dân nhưng không có nghĩa là công dân được khiếu nại một cách bừa bãi. Trong pháp luật Việt Nam và cụ thể tại luật khiếu nại đã quy định rõ các trường hợp sau đây không được khiếu nại:
- Không có các mẫu đơn khiếu nại hành chính được sử dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước.Quyết định xử phạt hành chính được ban hành từ cấp trên xuống cấp dưới theo hình thức mệnh lệnh và đều được thực hiện theo đúng nội dung của pháp luật.
- Không giải quyết các mẫu đơn khiếu nại hành chính không liên quan trực tiếp đến những vấn đề về lợi ích của cá nhân người khiếu nại.
- Những đối tượng bị mất hành vi dân sự nhưng lại không có người bảo hộ hay người đại diện hợp pháp. Hoặc người đại diện thực hiện khiếu nại mà không có đủ năng lực hay tư cách hợp pháp đều sẽ không được giải quyết.
- Mẫu đơn khiếu nại hành chính không có chữ ký hoặc dấu vân tay của người khiếu nại cũng không được giải quyết.
- Những đơn khiếu nại đã thực hiện khiếu nại lần hai;
- Sau 30 ngày tính từ ngày có quyết định đình chỉ giải quyết mà người khiếu nại không tiếp tục thực hiện đưa đơn khiếu nại và giải quyết vụ khiếu nại mình đang thực hiện thì sẽ không được xử lý nữa.
- Những sự kiện, vụ việc đã được khiếu nại hoặc được Tòa án thụ lý bằng các quyết định về bản án, đã áp dụng các quyết định do Tòa án xét xử, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thì sẽ không nằm trong những đối tượng được thụ lý khiếu nại.
Xem thêm: Tải ngay mẫu giấy mời làm việc, mẫu thư mời làm việc mới và chuẩn nhất
IV. Một số mẫu đơn khiếu nại
1. Mẫu đơn khiếu nại
a. Mẫu đơn khiếu nại
Mẫu đơn khiếu nại được hình thành khi xuất hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân tập thể. Người khiếu nại cần dựa vào quy định được ban hành trong luật khiếu nại để tiến hành soạn thảo và nộp đơn khiếu nại tại cơ quan chức năng.
Mẫu đơn khiếu nại cho bạn tham khảo:
Mẫu đơn khiếu nại
b. Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại
Trong các mẫu đơn khiếu nại thường có các nội dung sau:
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Họ tên người khiếu nại. Nếu trong trường hợp có người đại diện pháp lý cũng cần ghi rõ họ tên.
- Khiếu nại về điều gì: nêu ra quyết định, quy định được ban hành. Nêu tên, địa chỉ của người thwucj hiện hành vi sai trái.
- Nội dung khiếu nại: tóm tắt rõ hành vi vi phạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức.
- Lý do khiếu nại: nêu quyền lợi trực tiếp của người khiếu nại bị xâm phạm kèm theo các chứng cứ xác minh nếu có.
- Nêu yêu cầu đòi hỏi về việc khôi phục quyền lợi như bồi thường...nhưng phải xuất phát từ nội dung hành vi vi phạm.
2. Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
Các con số về vụ việc về tranh chấp đất đai là không phải nhỏ và đang có dấu hiệu tăng lên khi quỹ đất ngày càng thu hẹp lại. Ngoài ra các vụ việc này thường có xu hướng phức tạp và thời gian kéo dài lâu. Bởi vậy để giải quyết được các vướng mắc trong vấn đề đất đai cũng như đảm bảo được quyền lợi của mình thì các mẫu đơn khiếu nại đất đai là hết sức cần thiết.
Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai cho bạn tham khảo:
Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
3. Mẫu đơn khiếu nại tập thể
Khi lợi ích của nhiều người cùng bị ảnh hưởng vì một vấn đề thì việc khiếu nại giờ đây không còn chỉ phục vụ lợi ích đòi lại quyền lợi cho mỗi một cá nhân nữa mà là toàn tâp thể. Lúc này cần có các mẫu đơn khiếu nại tập thể nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan. Việc làm mẫu đơn khiếu nại tập thể lên cơ quan có thẩm quyền được thực hiện thông qua người đại diện theo giấy ủy quyền và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước.
Mẫu đơn khiếu nại tập thể cho bạn tham khảo:
Mẫu đơn khiếu nại tập thể
4. Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính
Mẫu đơn khiếu nại hành chính cần phải nêu rõ vấn đề khiếu nại ngay trên tiêu đề đơn và đối tượng nhận đơn. Ngoài ra trong phần mở đầu đơn khiếu nại, người làm đơn cũng cần trình bày cụ thể về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
Tiếp đến trong phần nội dung chính phải giải trình vụ việc cần khiếu nại thông qua hình thức tóm tắt sự việc một cách ngắn gọn nhưng phải đầy đủ tình tiết. Ngoài ra người khiếu nại có thể cung cấp thêm các văn bản, chứng từ xác minh cho vụ việc. Dựa vào phần nội dung này mà cơ quan đưa ra quyết định liệu có thụ lý đơn để giải quyết hay không và người khiếu nại cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều nêu trong đó nên cần hết sức lưu ý.
Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính cho bạn tham khảo:
Mẫu đơn khiếu nại hành chính
Xem thêm: Những mẫu thư ứng tuyển chuyên nghiệp khiến doanh nghiệp chú ý đến bạn
V. Kết luận
Hiểu rõ về các quy định của pháp luật về khiếu nại cũng chính là một cách giúp bạn tự bảo vệ được quyền lợi của bạn thân và tập thể. Bởi vậy, việc biết cách soạn thảo được các mẫu đơn khiếu nại là điều hết sức cần thiết. Hy vọng các thông tin trên chúng tôi cung cấp sẽ đem lại được nhiều lợi ích cho bạn. Hẹn gặp lại tại các bài viết tiếp theo tại 123job.