Sales executive không còn là cụm từ xa lạ trong thị trường việc làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nghề nghiệp này với những đặc điểm riêng của nó. Hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé…

Trước khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cần phải định nghĩa khái niệm Sales executive là chức vụ gì? Hay đảm nhiệm chức vụ Sales executive nghĩa là gì? - Trong khuôn khổ lĩnh vực kinh doanh, cụm từ “executive” luôn dùng để chỉ những người thực hiện công việc. Do đó, Sales executive chính là miêu tả vị trí những người bán hàng chính thức (hay gọi ngắn gọn và cụ thể hơn là chuyên viên kinh doanh). Trách nhiệm chính thức của họ là điều hành hoạt động kinh doanh của một bộ phận, khối, lĩnh vực trong một doanh nghiệp.

Thị trường hiện nay cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, vì thế cho nên hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp càng phải được đầu tư và thúc đẩy hơn bao giờ hết. Chức vụ Sales executive cũng vì vậy mà được trả mức lương khá cao, dẫn tới ngày càng nhiều nhân lực đổ vào vị trí này. Khi công việc này trở nên “hot” hơn, chẳng còn ai phải thắc mắc “Sales executive là chức vụ gì”, mà vấn đề chính mà họ quan tâm chính là đặc điểm công việc cũng như cách vận hành của nó trong từng doanh nghiệp. Và đó chính là những gì 123job sẽ đem tới cho bạn ngay sau đây...

I. Mô tả công việc Sales Executive nhà hàng - khách sạn

1. Sales Executive nhà hàng - khách sạn là gì?

sale-executive-nghia-la-giSales executive nghĩa là gì? Sales executive là chức vụ gì?

Trong nhà hàng - khách sạn, hoạt động điều phối và phát triển kinh doanh là vô cùng quan trọng. Vậy thì tại đây, Sales executive là chức vụ gì? - Có thể hiểu rằng trong nhà hàng - khách sạn, nhân viênSales executive là người giữ vị trí điều hành kinh doanh một dịch vụ, một bộ phận hay một khu vực nào đó theo chuyên môn của mình hoặc do sắp xếp của trưởng bộ phận.

Tiếp theo có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm - trên thị trường tuyển dụng ngày nay, mức lương của Sales executive là gì? Thông thường, mức lương của chuyên viên kinh doanh được trả là khá cao bởi tầm quan trọng ngày càng được khẳng định. Có thể rơi vào khoảng 10,200,000 đồng tới 16,000,000 đồng. Thậm chí có những nơi, mức lương này có thể lên đến 45,000,000 đồng!

Đây là cơ hội khá cao nhưng cũng đi kèm không ít thách thức đối với bất cứ ai muốn dấn thân vào nghềSales executive. Để chuẩn bị hành trang tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu xem công việc cụ thể của Sales executive là gì nhé….

2. Công việc của Sales Executive trong nhà hàng - khách sạn

Các Sales Executive trong nhà hàng, khách sạn thường đảm nhiệm những công việc chính như sau:

  • Sales executive sẽ lập kế hoạch kinh doanh định kỳ, kèm theo xây dựng chiến lược phát triển cho khối/ lĩnh vực/ bộ phận phụ trách theo tuần/ tháng/ quý theo chỉ đạo, từ đó trình cấp trên xét duyệt
  • Một Sales executive luôn phải chịu trách nhiệm triển khai các kế hoạch kinh doanh đã được duyệt. Nhiệm vụ này của Sales executive nghĩa là gì? Đây chính là việc theo dõi, giám sát, hướng dẫn nhân viên cấp dưới thực hiện và đánh giá tiến độ, hiệu quả công việc, từ đó soạn báo cáo cho cấp trên theo yêu cầu.
  • Tiếp theo, một chuyên viên kinh doanh phải biết sắp xếp, phân công công việc cho nhân viên cấp dưới. Đồng thời, Sales executive phải thường xuyên giám sát để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ và xử lý những tình huống phát sinh khi cần. 
  • Tất nhiên khỏi phải nói, Sales executive cũng phải kiêm luôn trách nhiệm liên hệ và làm việc với các bộ phận, đơn vị, tổ chức có liên quan theo yêu cầu công việc và bám sát theo chỉ thị của cấp trên.
  • Đôi khi, Sales executive cần phải tham dự các cuộc họp liên quan định kỳ hoặc đột xuất.
  • Lập các báo cáo có liên quan.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Vai trò quan trọng của Sales Executive trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn

vai-tro-sales-executive
Vai trò quan trọng của Sales executive là gì?

Sau những nội dung được trình bày ở trên, chắc hẳn khỏi phải bàn cãi Sales executive nghĩa là gì. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của cả bộ phận/phòng/doanh nghiệp. 

Cụ thể, vai trò của chức vụ Sales executive là gì? - Đây vừa là cầu nối giữa ban lãnh đạo và các nhân viên kinh doanh, đưa khách hàng đến gần hơn với cơ sở kinh doanh của mình, vừa là bộ phận góp phần xây dựng trực tiếp tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp. Do vậy, ảnh hưởng của vị trí Sales executive là gì đối với toàn thể bộ máy doanh nghiệp chắc có lẽ không cần phải bàn cãi…

II. Các vị trí Sales Executive trong nhà hàng - khách sạn

Rõ ràng là rất quan trọng và không thể thay thế, nhưng đối với những chiến lược khác nhau, vị trí Sales executive lại có những cách gọi tên khác nhau. Để tìm hiểu các vị trí của Sales executive là gì, chúng ta hãy nhìn vào môi trường tiêu biểu nhất của ngành nghề này - nhà hàng và khách sạn. Trong kinh doanh nhà hàng - khách sạn, có 6 vị trí Sales executive cơ bản, được sắp xếp theo thứ tự tăng dần các cấp bậc thăng tiến. Cụ thể là:

Bên cạnh đó, các vị trí Sales executive cũng được chia theo tính chất công việc hay đối tượng khách hàng. Bao gồm:

  • Sales Khách Corp (các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh)
  • Sales TA – Travel Agent (đối tượng khách là các công ty du lịch, hãng lữ hành)
  • Sales Government (đối tượng khách là các cơ quan nhà nước, hành chính sự nghiệp)
  • Sales Online (thực hiện bán hàng qua các website trung gian, qua mạng internet).
  • Sales Banquet (thực hiện bán các sản phẩm phục vụ hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống)
  • Sales Membership (thực hiện bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ của Resort, Câu lạc bộ hay Khách sạn, Nhà hàng như thể thao, Gym, casino, spa…)

Ngoài ra, nhân viên Sales Executive cũng phải liên tục giữ liên hệ qua điện thoại, email để giao tiếp với khách hàng tiềm năng thuyết phục họ đặt phòng tại khách sạn. Bên cạnh đó, Sales Executive cũng đảm nhận các nhiệm vụ khác, bao gồm làm các thủ tục giấy tờ hành chính, duy trì các cơ sở dữ liệu máy tính và truyền tải yêu cầu của khách đến tất cả các phòng ban của khách sạn…

III. Kỹ năng cần thiết của nhân viên Sales Executive nhà hàng - khách sạn

ky-nang-cua-sales-executiveSales executive nghĩa là gì? Kỹ năng của Sales executive là gì?

Tới đây, sau khi đã tìm hiểu thật kỹ Sales executive là chức vụ gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp, có lẽ bạn đang thắc mắc những kỹ năng cần có để đảm nhiệm nó. Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần chuẩn bị để làm tốt được công việc này...

1. Kỹ năng lắng nghe

Tầm quan trọng của Sales executive chính là làm cầu nối giữa khách hàng, nhân viên kinh doanh và ban lãnh đạo. Do đó, kỹ năng quan trọng hàng đầu chính là kỹ năng lắng nghe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu kỹ năng lắng nghe của Sales executive nghĩa là gì - đó chính là cách bạn tương tác, trao đổi, thuyết phục và lắng nghe ban lãnh đạo, nhân viên lẫn khách hàng. Làm tốt được điều này chính là bạn đã thực hiện tốt tới 30% công việc. 

Nghề Sales executive ngày nay thường sẽ yêu cầu phải liên tục lắng nghe nguyện vọng của khách hàng để góp ý giúp họ mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu chứ không chỉ chú tâm vào mặt hàng mình cần bán, đây cũng là cách mà các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thông qua trải nghiệm khách hàng. Có như thế nhân viên Sales executive mới gây được lòng tin lâu dài và “lôi kéo” được nhiều khách hàng hơn.

2. Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Khi đã hiểu Sales executive là chức vụ gì, chắc hẳn bạn đã nhận nó luôn gắn chặt với việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì thế cho nên kỹ năng chăm sóc khách hàng đối với một chuyên viên kinh doanh là vô cùng quan trọng. Kỹ năng này càng được sử dụng tốt, không những doanh số của công ty nhờ bạn mà tăng lên nhanh chóng, mà cơ hội thăng tiến của bạn cũng từ đó mà rất dễ dàng.

3. Kỹ năng sales

Đối với một Sales executive, kỹ năng sales chắc chắn là điều không thể thiếu. Đây được coi là sự phối hợp của kỹ năng lắng nghe và chăm sóc khách hàng. Có nó, tiền hoa hồng trở nên cao và công việc kinh doanh thuận lợi hơn là điều không cần bàn cãi.

Đặc biệt trong ngành dịch vụ thì sự trung thành của khách hàng đối với nhà hàng khách sạn sẽ tăng cao nếu người Sales executive thực hiện tốt công đoạn này. Hầu hết với những Salea Executive chuyên nghiệp, họ luôn xem trọng việc chăm sóc khách hàng vì qua đó họ sẽ tạo dựng được một lượng lớn khách hàng thân thiết, ổn định cho công ty/ nhà hàng - khách sạn.

4. Kỹ năng quản lý, điều hành

Trở thành một Sales executive trong nhà hàng - khách sạn, bạn sẽ phải quản lý nhiều nhân viên và giám sát công việc của họ mỗi ngày. Nếu không có kỹ năng quản lý nhân sự và điều hành công việc, bạn sẽ mất kiểm soát và trở nên lúng túng trước những trục trặc cho dù là nhỏ nhất. Do vậy, hãy tập quen dần việc đứng trước đám đông và rèn luyện kỹ năng lãnh đạo nếu bạn có định hướng phát triển trong ngành nghề đặc thù này.

Ngoài ra, người Sales Executive luôn cần có sự nhạy bén với thị trường, từ đó đề ra những kế hoạch, chiến lược kịp thời để xúc tiến công việc. Bên cạnh đó là khả năng phân tích, dự báo những biến động, trở ngại của thị trường để có thể đưa ra những biện pháp dự phòng hoặc điều chỉnh phù hợp.

5. Chịu được áp lực công việc cao

Nếu đã chọn trở thành một Sales executive trên con đường sự nghiệp, chắc hẳn bạn buộc phải rèn luyện cho mình một tinh thần mạnh mẽ, chịu được áp lực công việc cao. Đây vừa là chức vụ quan trọng trong nhà hàng - khách sạn, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số, vừa có thể tiếp xúc với nhân viên, ban lãnh đạo và thậm chí là khách hàng mỗi ngày.

Kết hợp với khối lượng công việc nặng nề thì nếu không có kỹ năng chịu áp lực, bạn sẽ rất chật vật để vượt qua. Tất nhiên thì bù lại, mức lương dành cho Sales executive khá cao và tương xứng với công sức bạn bỏ ra cho vị trí này. 

IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết khi bạn muốn tìm hiểu trong nhà hàng - khách sạn, Sales executive là chức vụ gì và đặc điểm cơ bản của nó. Hãy đến với 123job ở những bài viết sau để tìm hiểu thêm về nghề nghiệp đặc biệt này nhé!