Xây dựng hệ thống đánh giá KPI cho các vị trí của phòng kế toán như nào cho hợp lý? Cần đưa những tiêu chí nào vào trong hệ thống đánh giá KPI chức danh kế toán. Cùng 123job tìm hiểu tại bài viết này nhé!
KPI là công cụ giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược thành các mục tiêu quản lý và hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực và từng cá nhân. Do đó, KPI được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong việc quản lý hệ thống công việc của một tổ chức. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu công việc mà tổ chức, phòng ban, tổ nhóm hay cá nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung đồng thời cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá nhân viên có đạt được mục tiêu hay không.
KPI các vị trí của phòng kế toán
Hệ thống đánh giá KPI chức danh kế toán của mỗi công ty, mỗi phòng ban, mỗi vị trí là khác nhau. Đối với phòng kế toán, những tiêu chí đánh giá KPI chức danh kế toán thường được sử dụng như phân tích các chỉ số tài chính, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu,... Vậy đối với từng vị trí trong phòng kế toán, điểm khác nhau trong hệ thống đánh giá KPI chức danh kế toán nằm ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Hệ thống đánh giá KPI
1. Kế toán trưởng
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - KPI kế toán trưởng là:
Kết quả kỳ vọng (mục tiêu cá nhân) Gắn liền với KPI bộ phận
Giảm chi phí tồn kho;
Giảm chi phí mua hàng;
Nâng cao năng lực quản lý của phòng;
Xây dựng chuẩn năng lực của phòng;
Hoàn thành các báo cáo tài chính, Chính xác và đúng hạn (98%);
Chi tiêu dòng tiền;
Độ chính xác trong dự báo ngân sách;
Mục tiêu đào tạo nhân sự.
Các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ
Kiểm soát số liệu trên hệ thống ERP kịp thời, chính xác;
Hoạch định chiến lược về tài chính, cân đối dòng tiền;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp.
Các dự án và công việc đột xuất
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - KPI kế toán trưởng tại đây.
2. Kế toán thanh toán
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - KPI kế toán thanh toán là:
Kết quả kỳ vọng (mục tiêu cá nhân) Gắn liền với KPI bộ phận
Xây dựng chuẩn năng lực của phòng;
Hoàn thành các báo cáo tài chính, Chính xác và đúng hạn (98%);
Chi tiêu dòng tiền thu - chi.
Các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ
Cập nhập số liệu trên hệ thống ERP kịp thời, chính xác;
Hạch toán kế toán, Kiểm soát tuân thủ kế toán thanh toán, quy định về thuế;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp.
Các dự án và công việc đột xuất
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - KPI kế toán thanh toán tại đây.
3. Kế toán vật tư
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - KPI kế toán vật tư là:
Kết quả kỳ vọng (mục tiêu cá nhân) Gắn liền với KPI bộ phận
Các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ
Cập nhập số liệu trên hệ thống ERP kịp thời, chính xác;
Quản lý vật tư hàng hóa tại kho;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp;
Thời gian tham gia các khóa đào tạo.
Các dự án và công việc đột xuất
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - KPI kế toán vật tư tại đây.
4. Kế toán giá thành
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - KPI kế toán giá thành là:
Kết quả kỳ vọng (mục tiêu cá nhân) Gắn liền với KPI bộ phận
Các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ
Cập nhập số liệu trên hệ thống ERP kịp thời, chính xác;
Hạch toán kế toán, Kiểm soát tuân thủ kế toán giá thành;
Tổng hợp và kiểm soát chi phí sản xuất;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp;
Thời gian tham gia các khóa đào tạo.
Các dự án và công việc đột xuất
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - KPI kế toán giá thành tại đây.
5. Kế toán tổng hợp
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - KPI kế toán tổng hợp là:
Kết quả kỳ vọng (mục tiêu cá nhân) Gắn liền với KPI bộ phận
Nâng cao năng lực quản lý của phòng;
Xây dựng chuẩn năng lực của phòng;
Hoàn thành các báo cáo tài chính, Chính xác và đúng hạn (98%);
Phân tích các chỉ số tài chính;
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Các công việc thường xuyên theo MTCV & tinh thần thái độ
Cập nhập số liệu trên hệ thống ERP kịp thời, chính xác;
Kiểm soát tuân thủ chuẩn mực kế toán, Báo cáo thuế;
Quản lý công nợ;
Quản lý TSCĐ (hữu hình và vô hình - thương hiệu, phần mềm, quy trình công nghệ,…);
Quản lý công cụ dụng cụ, thiết bị văn phòng;
Các báo cáo thống kê, báo cáo quản trị theo yêu cầu kinh doanh;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp;
Thời gian tham gia các khóa đào tạo.
Các dự án và công việc đột xuất
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - KPI kế toán tổng hợp tại đây.
6. Mục tiêu năm kế toán trưởng
Chỉ tiêu cụ thể trong KPI chức danh kế toán - Mục tiêu năm kế toán trưởng là:
Đối với mục tiêu năm của kế toán trưởng phòng kế toán, hệ thống đánh giá KPI sẽ xem xét theo mục tiêu cụ thể theo danh sách sau:
Giảm chi phí tồn kho;
Giảm chi phí mua hàng;
Nâng cao năng lực quản lý của phòng;
Xây dựng chuẩn năng lực của phòng;
Hoàn thành các báo cáo tài chính, Chính xác và đúng hạn (98%);
Kế hoạch thu - chi (dòng tiền);
Độ chính xác trong dự báo ngân sách;
Mục tiêu đào tạo nhân sự;
Hoạch định chiến lược về tài chính, cân đối dòng tiền;
Tinh thần chia sẻ công việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp;
Xây dựng các quy định liên quan các phòng ban.
Tải ngay mẫu KPI chức danh kế toán - mục tiêu năm kế toán trưởng tại đây.