A/B testing hiện nay đang là một trong những công cụ phổ biến nhất trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng tương tác khách hàng, tăng khách hàng tiềm năng. Vậy A/B testing là gì mà được sử dụng rộng rãi đến vậy?
Bạn đang phát triển, tạo lập hay muốn cải thiện nền tảng công nghệ của bạn? Bạn đã từng nghe đến A/B testing trong số các công cụ quản lý website, email, ứng dụng… nhưng chưa biết A/B testing là gì, cách sử dụng A/B testing ra sao? Hãy cùng 123job tìm hiểu về công cụ này qua bài viết dưới đây.
I. A/B Testing là gì?
A/B Testing là gì? A/B Testing (hay còn gọi là Split Testing / Bucket Testing / AB testing) là một phương pháp so sánh hai phiên bản (A và B) của một biến lớn như trang web, email, ứng dụng… hoặc biến nhỏ như hình banner, mẫu quảng cáo… với nhau để xác định phiên bản nào hoạt động tốt hơn. Cách đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm A/B testing là gì.
A/B testing là gì?
Nói tóm gọn, hình thức thực hiện A/B Testing là gì?: đó là một thử nghiệm thực tế trong đó hai hoặc nhiều phiên bản của website, email, quảng cáo… được hiển thị ngẫu nhiên cho người dùng. Sau đó tùy vào mục đích của nhà quản lý chạy A/B testing là gì, mà sử dụng phân tích thống kê để đo đạt phiên bản nào có hiệu quả hơn.
II. Vì sao nên dùng A/B Testing?
Ta vừa tìm hiểu A/B Testing là gì, để hiểu rõ hơn về nó, hãy cùng xem những lí do nên chạy thử nghiệm A/B testing là gì?
Thử nghiệm A/B Testing cho phép các cá nhân hay công ty thực hiện các thay đổi để chính xác hóa trải nghiệm người dùng (user experience) của họ nhờ thu thập dữ liệu kết quả của thử nghiệm. Điều này cho phép các marketer của các công ty hiểu rõ hơn các yếu tố, xu hướng khiến cho khách hàng hài lòng hoặc hứng thú sau A/B testing là gì.
Tầm quan trọng của A/B testing
Ví dụ: một công ty bán hàng X đang muốn cải thiện chất lượng và số lượng khách hàng tiềm năng của họ từ các trang web, email của mình. Thay vì trực tiếp thay đổi website một cách chính thức, nhóm marketing sẽ chạy các thay đổi thử nghiệm AB Testing trước đối với tiêu đề website, các banner, hình ảnh trực quan, giao diện tổng thể của website…
Thử nghiệm một thay đổi tại một thời điểm chỉ mang tính dự đoán về kết quả của A/B testing là gì. Để chắc chắn có nên áp dụng chính thức thay đổi đó hay không cần có quy trình test cẩn trọng và thời gian chạy thử nghiệm nhất định.
Truyền thông là một yếu tố quan trọng trong Marketing, vì vậy, chỉ cần một lỗi sai trong giao diện website khiến khách hàng không hài lòng hoặc bớt hứng thú, chất lượng và số lượng khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng thật sự mua hàng sẽ giảm đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với thị trường hiện nay do sự bùng nổ của thương mại điện tử, người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm hàng hóa trên các website, ứng dụng …
Nếu đưa ra các phiên bản không hiệu quả cho các kênh tiếp cận khách hàng, công ty hoặc doanh nghiệp đó sẽ mất đi doanh thu khổng lồ.
A/B Testing thông thường được các nhà phát triển và thiết kế sản phẩm sử dụng để kiểm chứng tác động hoặc hiệu quả của các tính năng, sản phẩm mới hay khảo sát thay đổi đối với trải nghiệm người dùng. Giới thiệu sản phẩm mới, phân tích tương tác từ phía người dùng, chất lượng truyền thông và chất lượng phẩm đều có thể được tối ưu hóa với quy trình AB Testing miễn là mục tiêu đã được xác định rõ ràng.
III. Lợi ích của A/B Testing link
Vậy với tính hữu dụng cao như vậy, những lợi ích công ty, cá nhân có được từ A/B testing là gì?
A/B Testing có vô số lợi ích cho một kế hoạch marketing, tùy thuộc vào những quyết định thử nghiệm A/B testing là gì.
Trên hết các quy trình test này có chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cực kỳ cao so với các phương thức cải thiện tệp khách hàng truyền thống khác.
Giả sử bạn sử dụng một người sáng tạo nội dung (content) với mức thù lao 7 triệu đồng / tháng.
Giả sử người sáng tạo content này viết cho blog của công ty bạn 5 bài viết mỗi tuần, trung bình mỗi bài viết này trên blog tạo thêm 10 khách hàng tiềm năng cho công ty, bạn có thể nói rằng chi phí chỉ hơn 300.000 nghìn VNĐ để tạo ra 10 khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp (7,000,000 vnđ 22 bài viết / tháng 300,000 vnđ).
Bây giờ, khi đã biết đến A/B testing là gì, bạn yêu cầu nhân viên sáng tạo content đó dành 2 ngày để phát triển và chạy thử A/B Testing cho một bài viết, thay vì viết 2 bài khác nhau trong 2 ngày đó, chi phí sẽ được giảm đi hơn 300,000 vnđ vì đã bỏ qua một bài viết.
Nhưng nếu A/B Testing đó được chạy thử nghiệm thành công thì kết quả là bạn chỉ cần chi 323,000 vnđ để có thể tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi của mỗi bài viết từ 10 lên 20 khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, công ty mình qua blog.
Kể cả khi quy trình test lần đó của bạn cho kết quả không như mong muốn thì số tiền 320,000 vnđ bạn đã bỏ ra cũng sẽ giống như là chi phí thu thập thông tin, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho lần AB testing tiếp theo.
Nếu bạn làm tốt lần thử nghiệm thứ hai, chi phí bạn mất chỉ là 640,000 vnđ để có thể tăng lượng tương tác, khách hàng tiềm năng về sau này của blog và tăng gấp đôi tổng doanh thu.
Cho dù sự thất bại của bạn trong quá trình A/B Testing là gì đi chăng nữa, thành công cuối cùng của nó sẽ hầu như luôn có giá trị cao hơn rất nhiều chi phí để thực hiện nó.
Các lợi ích khi dùng A/B testing là gì?
Có nhiều loại AB testing, và tùy thuộc vào loại A/B testing là gì mà các doanh nghiệp sẽ chạy và thu về loại giá trị tương ứng. Các lợi ích chính từ A/B testing là:
Lưu lượng truy cập trang web tăng: Việc test các bài đăng trên blog của bạn hoặc blog liên kết có thể tăng lượng nhấp vào các tiêu đề, liên kết đến bài viết khác trên blog của bạn, từ đó tăng lượng truy cập web.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization): Thử nghiệm các vị trí, màu sắc khác nhau của nút CTA (Call To Action) trên các trang liên kết có thể thay đổi số người nhấp vào các CTA này để đến trang đích của bạn.
Từ đó giúp làm tăng số người điền vào biểu mẫu trên website của bạn các thông tin liên lạc của họ và “chuyển đổi” thành các khách hàng tiềm năng.
Tỷ lệ thoát trang thấp hơn: Giao diện đẹp mắt, các banner, hình ảnh thu hút chính là những yếu tố giúp khách hàng của bạn nán lại tìm hiểu về website và sản phẩm của bạn lâu hơn, từ đó gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Giảm sự từ bỏ giỏ hàng (cart abandonment): Theo thống kê từ các doanh nghiệp e-commerce, từ 40% – 75% khách hàng rời khỏi trang web trong khi những mặt hàng họ chọn vẫn còn trong giỏ. Việc thử nghiệm các hình ảnh sản phẩm đa dạng phong phú, hình thức thanh toán và cách hiển thị phí vận chuyển có thể làm giảm tỷ lệ cart abandonment.
IV. Quy trình triển khai A/B Testing
Có nhiều cách khác nhau để chạy thử nghiệm ab testing, nhưng cách triển khai hiệu quả nhất đối với quy trình A/B Testing là gì? Các bước phổ biến và hiệu quả nhất để thực hiện quy trình AB testing mà bạn có thể tham khảo như sau:
Quy trình chạy A/B testing
1. Bước 1: Thu thập data và chọn một biến để kiểm tra
Thu thập data là việc bạn tìm hiểu dữ liệu tham khảo từ các trang web khác trên thị trường, tìm hiểu số liệu cơ sở để chạy A/B testing là gì, tổng hợp data của phiên bản cũ để đặt mục tiêu cho phiên bản mới…
Khi tối ưu các trang web, ứng dụng, email... sẽ có rất nhiều biến bạn muốn kiểm tra. Tuy nhiên để đánh giá rõ nhất kết quả của A/B testing là gì, bạn cần xem xét ảnh hưởng của chỉ một biến. Xem xét nhiều biến cùng lúc sẽ không mang lại hiệu quả cho quy trình test.
Ví dụ các biến như giao diện website, màu sắc website, hình ảnh banner, …
2. Bước 2: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu A/B testing là gì rất quan trọng, mục tiêu chuyển đổi của bạn là số liệu mà bạn đang sử dụng để xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc hay không.
Mục tiêu có thể là bất cứ thứ gì từ việc click vào nút hoặc liên kết đến trang web bán hàng.
3. Bước 3: Tạo ra các giả thuyết
Khi bạn đã xác định được mục tiêu A/B testing là gì, bạn có thể bắt đầu tạo ra các ý tưởng và giả thuyết AB Testing về lý do tại sao phiên bản mới bạn đưa ra sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại.
Sau khi đặt ra các ý tưởng và giả thuyết, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự lần lượt của độ khó thực hiện hoặc tính hiệu quả.
4. Bước 4: Tạo ra các biến thể
Sử dụng một phần mềm A/B Testing (chẳng hạn như Optimizely) để giúp thay đổi một chi tiết, biến nào đó trên trang web hoặc ứng dụng trên di động… của bạn.
Biến thể có thể chỉ đơn giản là: Thay đổi màu của nút Download trên website.
Những công cụ A/B Testing hàng đầu có trình chỉnh sửa trực quan sẽ giúp tạo ra các biến thể này dễ dàng hơn.
5. Bước 5: Chạy thử nghiệm
Bắt đầu chạy thử nghiệm của bạn và chờ người dùng ngẫu nhiên truy cập vào!
Sự tương tác của các khách hàng với từng trải nghiệm phiên bản đưa ra sẽ được đo lường, tính toán và so sánh.
6. Bước 6: Phân tích kết quả
Khi quy trình test của bạn hoàn tất, đã đến lúc phân tích xem kết quả A/B testing là gì.
Phần mềm A/B Testing của bạn sẽ xuất ra data là các con số phân tích được từ quá trình thử nghiệm và cho đưa ra so sánh giữa hai phiên bản trang web đang hoạt động. Điều bạn cần làm ở đây là từ dữ liệu đó, phân tích và chọn lọc ra phiên bản hay chi tiết hiệu quả hơn sau chạy A/B testing là gì.
Nếu phiên bản mới của bạn thành công thì xin chúc mừng! Hãy tiếp tục nghiên cứu và cải thiện để tìm ra các biến tiếp theo nên chạy A/B testing là gì.
Ngược lại, nếu kết quả phân tích âm hoặc phiên bản không có hiệu quả, đừng lo lắng. Hãy xem đó như một kinh nghiệm học tập và cố gắng thử lại các phiên bản khác, lần test tiếp theo của bạn thậm chí sẽ vô cùng thành công.
V. A/B Testing và những điều cần lưu ý
Để thu được kết quả giúp ích nhất cho nhà quản lý, nhà phát triển sản phẩm, thì những lưu ý trong việc chạy A/B testing là gì?
1. Những điều nên làm
Điều nên làm khi chạy A/B testing là gì ?
- Test có điểm dừng: Nếu dừng quy trình test quá sớm, bạn sẽ không gom đủ các dữ liệu phân tích để ra quyết định phiên bản hiệu quả sau A/B testing là gì. Test quá lâu lại tốn chi phí và ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi (cvr) cũng như doanh số sales của bạn.
- Giữ được sự đồng nhất: Trong quá trình thử nghiệm A/B testing, cần ghi nhớ và hiển thị đúng phiên bản mà người dùng hài lòng để đảm bảo trải nghiệm cho họ.
- Test nhiều lần: Test nhiều lần với các yếu tố, phiên bản khác nhau mới ra được những kết quả mong muốn, kết quả tối ưu vì có được nhiều định hướng, mỗi lần chạy thử nghiệm test, các kết quả phân tích A/B testing sẽ khác nhau.
- Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ máy tính và thiết bị di động khi chạy A/B testing là gì để biết được ảnh hưởng của biến website.
2. Những điều cần tránh
Điều không nên có khi chạy A/B testing là gì?
- Test trong các điều kiện khác nhau: Việc chạy A/B testing phải đảm bảo các phiên bản được tiến hành song song và cùng điều kiện để kết quả cho ra chính xác, khách quan nhất.
- Kết luận sớm: Đừng vội kết luận khi một trong hai phiên bản có vẻ nổi trội hơn phiên bản kia mà chưa hết thời gian chạy A/B testing. Hãy chờ đến khi biết kết quả A/B testing là gì, có thể nó khác xa với những dự đoán sớm của bạn.
- Thử nghiệm nhiều với đối tượng khách hàng cũ: có thể các khách hàng cũ của bạn sẽ không mấy thích thú khi bị bất ngờ bởi một phiên bản khác với những gì mình đã quen thuộc trước đó. Hãy chạy A/B testing chủ yếu lên đối tượng khách hàng mới.
- Để linh cảm chi phối: Bạn có thể test ít và bỏ qua một vài biến vì nghĩ rằng nó không có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của bạn. Tuy nhiên có thể các biến đó lại tạo ra thay đổi tích cực lớn nhất, vì vậy hãy thử nghiệm mọi khả năng có thể.
VI. 10 nguyên tắc khi áp dụng AB Testing
Để quy trình AB testing diễn ra thuận tiện, sẽ có những nguyên tắc mà bạn nên tuân theo. Vậy 10 nguyên tắc khi áp dụng A/B testing là gì?
1: Coi mọi khách hàng là như nhau
2: Luôn luôn biết mục tiêu chạy A/B testing là gì để so sánh.
3: Không nên áp dụng cứng nhắc để tăng CRO
4: Thử nghiệm một yếu tố tại một thời điểm
5: Đừng vội suy đoán phiên bản chiến thắng khi chưa biết chính xác kết quả A/B testing là gì.
6: Thử nghiệm trước khi chạy
7: Lấy ý kiến của nhiều bên
8: Dữ liệu hành vi người dùng và dữ liệu khảo sát khách hàng có thể khác nhau hoặc bị xung đột
9: Xác định rõ tiêu chuẩn chạy A/B testing là gì
10: Không cần kiểm tra những biến không có ảnh hưởng nhiều.
VII. Kết luận
Như vậy, A/B testing là một công cụ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và công ty. Thực tế, A/B testing hiện đang rất phổ biến trong thời kỳ công nghệ bùng nổ, thương mại điện tử phát triển. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được A/B testing là gì và hiểu được cách áp dụng nó vào tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và công ty mình!