Digital marketing đang là xu thế của thời đại 4.0, hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn đều muốn dành ưu thế của mình thông qua truyền thông điện tử. Vậy digital marketing là gì? Digital marketing gồm những gì? Nó có gì khác so với marketing truyền thống?
I. Digital marketing là gì?
Digital Marketing (tạm dịch là Tiếp thị số) là các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao thông qua việc thực hiện trong môi trường kỹ thuật số, sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tiếp cận và giữ khách hàng. Mục tiêu của digital marketing chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và tăng sale.
Đặc điểm khác biệt nhất của digital marketing so với marketing truyền thống chính là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số (điển hình là Internet, Facebook, zalo, google...) như một công cụ cốt lõi không thể thiếu.
Ví dụ: Trước đây nếu muốn quảng bá, tiếp thị cho quán cà phê của mình, bạn thường hay giới thiệu cho bạn bè, từ bạn bè đến với nhiều người hơn, hoặc bạn có thể phát tờ rơi, quảng cáo trên báo giấy,... Nhưng giờ đây với thời đại của kỹ thuật số, bạn có thể ngồi nhà, truy cập vào Internet sử dụng Facebook advertising nhắm vào đối tượng ở gần nhà bạn với bán kính 2km, vậy là bạn không còn mất nhiều thời gian, công sức kể cả là tiền bạc để quảng bá tiệm cafe của mình nữa rồi.
II. Digital marketing gồm những gì?
1. Online Marketing / Internet Marketing
Online marketing hay internet marketing là những hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm hay thương hiệu qua các công cụ, phương tiện kỹ thuật số như facebook, zalo, google,... đây là một thị trường đa dạng, khổng lồ cho các doanh nghiệp cũng như chính khách hàng lựa chọn đối tượng phù hợp với mình. Online marketing gồm 7 loại chính:
a. Search engine optimization (SEO)
Search engine optimization (SEO) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tăng khả năng hiện diện của trang web trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Khi trang web xuất hiện ở vị trí càng cao và càng nhiều trong kết quả tìm kiếm thì sẽ càng có nhiều người truy cập vào trang web thông qua công cụ tìm kiếm. SEO có thể nhắm đến nhiều loại tìm kiếm bao gồm tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm video, tìm kiếm các tài liệu học thuật …
Vì sao SEO lại quan trong trong online marketing? Đơn giản vì nó hình thành từ thói quen của người dùng, khi tìm kiếm bất cứ một mặt hàng gì, người ta sẽ thường vào những trang web đứng đầu trong top 10 của trang đầu tiên hiển thị sau khi tìm kiếm, những trang web đó được truy cập nhiều, có độ uy tín nhất định, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm và đưa ra quyết định mua hàng hay yêu thích thương hiệu.
b. Search engine marketing (SEM)
Search engine marketing (SEM) là quá trình tiếp thị với mục tiêu nhận được nhiều khả năng hiển thị trong công cụ tìm kiếm hoặc bằng cách nhận được nhiều lượng truy cập miễn phí (SEO) hoặc giao dịch có trả tiền (PSA).
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa SEO và SEM, nhưng trên thực tế chúng khác nhau. Khái niệm SEM lớn hơn và bao trùm SEO. Nếu SEM là tiếp thị (marketing) trên các công cụ tìm kiếm thì SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Trong SEM gồm SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PPC (quảng cáo).
c. Content marketing
Content marketing là hoạt động tiếp thị, quảng bá (marketing) dựa vào việc đưa những content (nội dung) có giá trị, có ích, thu hút và liên quan đến sản phẩm tới khách hàng. Content marketing trong thời đại ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp.
“Content is king” là một câu nói rất hot trong marking, để content của bạn trở thành “King” thì nội dung, thông điệp, hình ảnh mà bạn mang tới cho khách hàng phải có ích, thu hút, nổi bật, và độc đáo. Chớ nên coi thường content, nếu bạn chỉ copy & paste thì bạn đã thua rồi, content cần cái hồn, cần concept và cần cả tình cảm của bạn trong đó, bạn phải thấu hiểu được khách hàng của bạn cần gì và đặt mình cùng góc nhìn của khách hàng để đưa ra những nội dung mà họ mong muốn. Nếu bạn đánh trúng tâm lý của khách hàng rồi thì việc đưa đến quyết định mua hàng của khách hàng là dễ dàng đạt được.
d. Social media marketing (SMM)
Social media marketing (SMM) là tiếp thị truyền thông mạng xã hội, có thể định nghĩa là một loại hình thức tiếp thị, quảng bá (marketing) được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông, mạng xã hội như Facebook, youtube, instagram,... Nói cách khác, social media marketing là tập hợp các chiến lược, kế hoạch marketing nhắm đến việc tương tác xã hội giữa người dùng qua platform mạng xã hội, tạo ra các nội dung có ích để người dùng chia sẻ qua mạng xã hội.
Các kênh Social Media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Pinterest… Theo thống kê gần đây nhất, số thành viên gia nhập mạng xã hội Youtube đã đạt khoảng 500 triệu và số thành viên của Facebook đã lên đến hơn 750 triệu – những con số này cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đến với người dùng hiện nay, và sự bùng nổ của các kênh xã hội này cũng đã tạo ra thị phần khách hàng tiềm năng, rộng lớn lại “màu mỡ” đa dạng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn khai thác và tiếp cận. Chính vì những lý do này mà các hoạt động Social Media Marketing ra đời như một giải pháp tối ưu hóa khả năng tương tác và tiếp cận người dùng đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Social Media Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà nó tham gia quảng bá.
e. Pay-per-click advertising (PPC)
PPC là viết tắt củapay-per-click, một mô hình tiếp thị, quảng bá (marketing) trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp. Về cơ bản, đó là cách mua lượt truy cập vào trang web.
Quảng cáo công cụ tìm kiếm (search engine advertising) là một trong những hình thức phổ biến nhất của PPC. Nó cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho vị trí đặt quảng cáo trong liên kết được tài trợ của một công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) khi ai đó tìm kiếm một từ khóa liên quan đến việc chào bán kinh doanh của họ.
f. Affiliate marketing
Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp muốn thông qua các kênh quảng bá trực tuyến (blog, fanpage, group,…) của các đối tác kiếm tiền (publisher) đến khách hàng.
Affiliate marketing là một loại hình marketing dựa trên mô hình tính phí quảng cáo CPA (cost per action). Trong đó, CPA là mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay khi dựa trên hành động của người dùng. Nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho publisher khi khách hàng thực hiện mua hàng.
g. Email marketing
Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp. Đó là trực tiếp truyền đi một thông điệp thương mại (thông tin, bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm,…) cho một nhóm người thông qua email với hy vọng họ sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ chính của email marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
2. Non-online Marketing
a. Enhanced offline marketing
Enhanced offline marketing là một hình thức marketing hoàn toàn ngoại tuyến, nhưng được tăng cường với các thiết bị điện tử.
Ví dụ: Bạn vào trung tâm chiếu phim CGV, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với những màn hình điện tử giới thiệu phim hơn là nhìn standee được in hình thiếu sống động. Rồi là khi bạn đang đứng trong thang máy, thay vì chờ đợi từng giây từng phút thang máy lên đến nơi, những màn hình điện tử chạy những thông tin quảng cáo về các sản phẩm được bạn biết đến và tham khảo thêm trong thời gian này.
Ba loại phổ biến của marketing ngoại tuyến tăng cường (enhanced offline marketing) là:
- Bảng quảng cáo điện tử (electronic billboards) chủ yếu với màn hình LED (light emitting diodes – điốt phát sáng)
- Trình diễn sản phẩm kỹ thuật số (digital product demos)
- Mẫu sản phẩm số (digital product samples)
b. Radio marketing
Đài phát thanh đã từng là một trong những kênh marketing hiệu quả nhất. Kể từ khi đài phát thanh chuyển dần sang môi trường internet, nó đã không còn là một kênh offline lớn như tivi.
Bạn có thể bắt gặp đài phát thanh vào mỗi ngày thông qua loa phường/xã hay trong những lúc ngồi trên ô tô bật radio theo tần số. Mặc dù sự phát triển của Internet làm radio mất đi thứ hạng của nó đối với marketing nhưng nó không thể bị thay thế hay vùi lấp. Chứng minh một cách xác thực nhất là vẫn có hàng nghìn cuộc gọi đến thắc mắc, nhờ tư vấn về sức khỏe, tình yêu, các dịch vụ nhà đất,... và vì thế những doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng radio là một hình thức quảng bá sản phẩm của mình, hãy tìm hiểu kỹ đối tượng nghe radio, họ cần gì, họ mong muốn gì để đánh trúng tâm lý họ, vậy là bạn đã thành công trên một phương thức marketing rồi.
Hai loại phổ biến của radio marketing là:
- Quảng cáo trên đài (radio commercials)
- Hiển thị tài trợ (show sponsoring)
c. Television marketing
Television marketing là truyền thông, tiếp thị qua kênh truyền hình.
Bạn có thể thấy những quảng cáo bắt mắt, sôi động, thu hút, có khi là những câu từ, giai điệu rất quen thuộc từ những bài hát nổi tiếng được sáng tạo bằng ngôn từ quảng cáo của nhà quảng cáo. Bạn có thể thấy bọn trẻ con không thể ngừng rời mắt khỏi ti vi mỗi khi có quảng cáo chạy. Bạn cũng bị tiếp thu những thông tin quảng cáo một cách thụ động mặc dù không hề quan tâm nhưng vì nghe quá nhiều mà trở nên nhớ được cả nội dung quảng cáo ấy. Đó chính là khả năng mà television marketing mang lại.
Đừng nghĩ ti vi là thứ đã quá quen thuộc và coi thường nó. Phương tiện marketing truyền thống này có thể truyền tải thông điệp và gây hiệu ứng tốt nếu như nội dung đoạn quảng cáo của bạn thực sự hấp dẫn. Ở thời đại 4.0 này, xu hướng thiết kế video thường là gây ấn tượng với người xem qua cảm xúc, chân thực, ngắn gọn với hình ảnh đẹp, chất lượng âm thanh tốt.Những quảng cáo được thiết kế càn bắt mắt, hấp dẫn thì càng ghi được ấn tượng, dấu ấn trong lòng khách hàng.
Các loại phổ biến của TV marketing là:
- Quảng cáo truyền hình (TV commercials)
- Tài trợ chương trình (sponsoring the program)
d. Phone marketing
Cuối cùng, kênh phát triển nhanh nhất và lớn nhất của digital offline marketing là marketing qua điện thoại.
Các loại phổ biến của quảng cáo trên điện thoại là:
- Cuộc gọi lạnh (cold calling)
- Marketing qua tin nhắn văn bản dưới dạng mã giảm giá – quà tặng – chương trình dành cho khách hàng trung thành – chúc mừng sinh nhật… (text message marketing)
- QR codes
3. Sự khác nhau giữa online marketing và non-online marketing là gì?
Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Online Marketing và Non-online marketing:
| Online Marketing | Non-online Marketing |
Đo lường | Dễ dàng đo lường bằng các công cụ phân tích | Khó đo lường một cách hiệu quả và chính xác |
Phương thức | Thông qua Internet | Thông qua cơ sở vật chất điện tử |
Mục đích | Tăng cường bán hàng và hiệu quả | Xây dựng thương hiệu |
a. Đo lường
Online marketing thì có khả năng đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đo lường như Google Analytics. Thông qua công cụ này, bạn có thể biết chính xác có bao nhiêu click đến từ kênh nào, thời gian khách hàng trên website bao lâu, họ đi khỏi website ở trang nào và họ có mua hàng hay không, họ có gì không hài lòng không.
Với các kênh non-online marketing thì không dễ dàng như vậy vì chúng không phụ thuộc vào website hay mạng internet và do vậy khó đo lường hơn (tương tự như các kênh outdoor và truyền thống vậy). Ví dụ: bạn không thể nào biết được có bao nhiêu người đọc tin nhắn của bạn khi bạn gửi SMS và có bao nhiêu người trong đó thực hiện việc mua hàng sau đó. Nếu muốn biết bạn sẽ phải mất công và thời gian để ngồi đếm số lượng, và điều đó là rất khó khăn, vì nếu bạn có một lượng lớn khách hàng nhắn tin trao đổi hàng ngày.
b. Phương thức hoạt động
Các kênh online marketing thì phụ thuộc vào mạng internet. Nếu đường truyền kém, có vấn đề thì rõ ràng bạn không thể tiếp tục làm việc. Còn chưa kể đến các chính sách nhà mạng, có chính sách của các dịch vụ bạn đang sử dụng.
Các kênh non-online marketing thì không phụ thuộc mạng internet mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông (sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại, v.v…) và do đó có internet hay không thì chúng vẫn hoạt động.
c. Mục đích sử dụng
Có 2 mục đích chính khi làm quảng cáo: Một là để tăng cường chuyển đổi (conversation – bán hàng, đăng ký, etc.), hai là để tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness).
Online marketing có thế mạnh là giúp tăng cường chuyển đổi vì chúng có thể đo lường được dễ dàng nhờ vậy có thể nhanh chóng tối ưu hóa và cải thiện hiệu quả chiến dịch ngay cả khi đang thực thi.
Non-online marketing có thế mạnh là giúp tăng cường nhận diện thương hiệu vì chúng có khả năng phủ rộng rãi.
Lưu ý: Sự so sánh ở đây không có nghĩa là các kênh online marketing sẽ không có khả năng tăng nhận diện thương hiệu hay các ngược lại các kênh non-online marketing thì không thể tăng chuyển đổi. Và lại càng không có nghĩa là nhận diện thương hiệu thì không giúp bán được nhiều hàng hơn hay ngược lại. Mỗi kênh có một thế mạnh đặc trưng và tùy theo mục đích mà người làm marketing cần sử dụng cho đúng.
Và thực ra cái làn ranh giới giữa Online marketing và Non-online marketing đang dần mờ nhạt đi dưới sự phát triển của công nghệ. Hai phương thức này không hề tách rời mà bổ trợ lẫn nhau để phát triển. Sự phát triển của công nghệ, khách hàng có nhu cầu mua hàng trực tuyến thì chúng ta cũng đáp ứng nhu cầu của họ để thuận lợi và dễ dàng cho cả đôi bên, nhưng cũng không thể loại trừ các phương thức marketing offline,
III. Top 5 trang web tự học Digital Marketing và nhận chứng chỉ hoàn toàn miễn phí
1. Google
Google dường như là cái tên quen thuộc của mỗi người khi nhắc đến “tìm kiếm”. Google có rất nhiều ứng dụng khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là ứng dụng “tìm kiếm”. Và làm thế nào để Google phát triển rộng lớn được như bây giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khóa học Digital mà Google cung cấp nhé!
Khóa học Digital Marketing với chứng chỉ Google Digital Garage
Khóa học Digital Marketing với chứng chỉ Google Digital Garage
Khóa học này dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về Digital marketing, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng trước khi nâng cao trình độ, sử dụng các công cụ chuyên nghiệp. Để lấy được chứng chỉ Google Digital Garage, bạn phải trải qua 23 chủ đề về Search Engine, Social Media, Email, SEO, SEM,…Chứng chỉ này đặc biệt có ích cho sinh viên và những người tìm việc, bởi nó sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên tiềm năng đối với nhà tuyển dụng.
Thời gian học: 6.5 giờ
Tìm hiểu và đăng ký tại đây
Học về phân tích Web/ eCommerce/ Mobile với chứng chỉ Google’s Analytics Academy
Chứng chỉ Google’s Analytics Academy
Sau khóa học về những kiến thức cơ bản kia, bạn sẵn sàng để tiếp nhận thêm những kiến thức nâng cao hơn chưa? Khóa học về phân tích we, e-commerce, mobile với chứng chỉ Google’s Analytics Academy sẽ giúp bạn điều này. Khóa học định dạng video này được tạo nên bởi 4 nội dung khác nhau, đó là: nguyên tắc cơ bản để phân tích kỹ thuật số, nguyên tắc nền tảng của Google Analytics, cách phân tích thương thương mại điện tử và cuối cùng, nguyên tắc cơ bản để phân tích mobile app. Và điều cần lưu ý duy nhất khi bắt đầu với khóa học này là thực hành mọi lúc mọi nơi bạn có thể.
Thời gian học: 4.5 giờ
Tìm hiểu và đăng ký ngay tại đây.
SEM với khóa học từ Google
Sem với khóa học từ google
Dưới đây sẽ là 2 khóa học 123job giới thiệu cho bạn nếu bạn muốn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nha!
Tìm hiểu và đăng ký Google Adwords Fundamentals ngay tại đây.
Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ bản về Google Adwords, khóa học còn cung cấp cho người học một số các thông tin về việc: Tìm kiếm, Hiển thị, Video, Mua sắm và Quảng cáo trên điện thoại di động.
Tìm hiểu và đăng ký Bing Ads Accreditation Exam ngay tại đây.
Không có nghi ngờ rằng Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với Bing hiện đang được đóng gói với các sản phẩm của Microsoft như Office và Xbox, và cũng là công cụ tìm kiếm cho Siri của Apple và thiết bị hỗ trợ Amazon, thị phần của Bing dự kiến sẽ tăng lên. Nếu bạn đang cân nhắc việc tối ưu hóa các chiến dịch theo các yếu tố xếp hạng của Bing, thì có thể thực hiện bài kiểm tra Bing Ads này.
2. Hubspot
HubSpot là một trong những website nổi tiếng nhất về Inbound Marketing, được thành lập vào năm 2006 bởi 2 thành viên từ đại học MIT, và được đầu tư bởi nhiều công ty nổi tiếng như Google Ventures, Sequoia Capital, và Salesforce.
EMAIL MARKETING
Email marketing
Ngày nay có nhiều khách hàng không còn để tâm vào các email, họ thường không check mail thường xuyên, hoặc những thông tin quảng cáo sẽ bị cho vào mục spam, vậy là mục đích của email marketing đã bị gạt đi từ đây. Vậy bạn cần có một chiến lược mới để đẩy mạnh Email marketing làm sao để thu hút được khách hàng, tránh tình trạng mail của chúng ta gia nhập mái nhà Spam. Khóa học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vòng đời của marketing, phân đoạn đối tượng mục tiêu, thiết kế một email hiệu quả, phân tích và tối ưu hóa các yếu tố liên quan. Tất cả các kiến thức từ khóa học của Hubspot đều cần thiết cho bạn để tạo nên một chiến dịch Email Marketing hiệu quả, đưa thương hiệu của bạn đến gần khách hàng tiềm năng của mình hơn. Mặc dù đây là một khóa học mới “ra mắt” nhưng đã thu hút được rất nhiều học viên tham gia bởi uy tín từ các khóa học trước của Hubspot.
Thời gian học: 3.5 giờ
Tìm hiểu và đăng ký ngay tại đây.
CONTENT MARKETING
Khóa học về Content Marketing
Trong thời đại ngày nay, khi mà khách hàng ngày càng trở nên thông minh và khó tính, thì thật không thể phủ nhận rằng Content Marketing có tác động không nhỏ trong hoạt động chọn lựa sản phẩm và mua sắm của họ. “Content is the King” trở nên hoàn toàn đúng khi mà hiện nay, nếu content không phù hợp với hoạt động Marketing thì có thể dẫn đến sự thất bại của cả một chiến dịch. Vì thế Hubspot đã cho “ra đời” khóa học với các chủ đề về sức mạnh của storytelling, cách tạo ra ý tưởng và chỉnh sửa nội dung, phân tích và tối ưu hóa content marketing.
Thời gian học: 3.5 giờ
Tìm hiểu và đăng ký ngay tại đây.
3. Youtube: Video Marketing
Khóa học Video Marketing
Video đã và đang trở thành một công cụ truyền tải thông điệp hiệu quả tới khách hàng. Do đó việc xây dựng chiến lược video marketing nói chung và nội dung của video cần phải cẩn thận và chi tiết. Để nhận được chứng chỉ Video Marketing từ Youtube bạn phải vượt qua 29 chủ đề khác nhau, ví dụ như chiến lược lựa chọn nền tảng, các phương pháp và kỹ thuật khác nhau để phát triển kênh. Mục đích là để khách hàng có thể nhìn thấy hoặc tìm thấy bạn dễ dàng trên Youtube. Vượt qua khóa học này, bên cạnh việc nhận được chứng chỉ uy tín toàn cầu từ Youtube, bạn còn có thể nắm trong tay “chìa khóa” thành công trong chiến dịch Video Marketing của mình.
Tìm hiểu và đăng ký ngay tại đây.
Hiện tại đang có rất nhiều ứng dụng, nhiều môi trường mạng xã hội để khách hàng của bạn có thể tham gia, vậy với môi trường mạng xã hội tiềm năng như Facebook hay Twitter làm sao để chúng ta có thể chiếm lĩnh được ưu thế, mang về nhiều khách hàng nhất? Hai khóa học từ Facebook và Twitter sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” của bạn trong việc lập kế hoạch chiến dịch và nâng cao nhận diện thương hiệu trong nhận thức của khách hàng.
Khóa học mạng xã hội
Khóa học Blueprint từ Facebook
Khóa học này bao gồm các phương pháp hay nhất để lập kế hoạch chiến dịch, hơn nữa còn giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch bằng cách sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Facebook hay Instagram. Một điều cần lưu ý rằng khóa học này là free, tuy nhiên, để nhận được chứng chỉ được công nhận chính thức từ Facebook thì bạn phải trả phí để tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ.
Tìm hiệu và đăng ký tại đây
Chứng chỉ Twitter Fight School từ khóa học của Twitter
Khóa mất từ 10-15 phút để hoàn thành và bạn hoàn toàn có thể truy cập khi đang di chuyển, ở mọi lúc mọi nơi qua điện thoại di động của bạn. Khóa học này cung cấp cho bạn những nội dung liên quan tới vai trò và chức năng của các tính năng, làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân, kết hợp với Twitter trong việc lập kế hoạch truyền thông thương hiệu. Bên cạnh đó là cách thức khởi chạy, tối ưu hóa chiến dịch “trả tiền” để thúc đẩy kết quả kinh doanh.
5. Neil Patel
Khóa học Neil Pate
Được biết đến là một trong những chuyên gia về Digital Marketing nổi tiếng trên toàn thế giới, Neil Patel chia sẻ những kiến thức quan trọng và các xu hướng nổi trội xung quanh các khía cạnh khác nhau của Digital Marketing. Thông qua các blog và video, các kiến thức “nóng hổi” liên quan tới SEO, SEM, mạng xã hội, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi được truyền tải rất rõ ràng và thu hút tới học viên. Bên cạnh đó, Neil Patel còn có một khóa học free trong 30 ngày “Tăng lượng traffic của bạn chỉ trong 30 ngày” kèm theo một phần quà hết sức giá trị lên tới 300 đô-la.
Ngoài những khóa học free, thì Neil Patel còn “sở hữu” các khóa học về Digital Marketing chuyên sâu mất phí, tổ chức những buổi hội thảo trực tuyến,.. Do đó đây hoàn toàn là một “địa chỉ” tin cậy để bạn nâng cao hiểu biết về Digital Marketing và áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu và đăng ký ngay tại đây.
IV. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về Digital Marketing, các khóa học Digital marketing. Ngành marketing đang hoàn toàn rộng mở nên việc tuyển dụng Digital Marketing ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, hãy tự học, trau dồi nhiều kiến thức cũng như kỹ năng để trở thành một master, biết nhiều thứ là một lợi thế để bạn đánh bật các ứng viên khác. Nếu thấy bài viết trên bổ ích thì đừng quên đánh giá cho 123job biết và đừng quên theo dõi những bài viết sau của 123job nhé!