Trong ngành Y, những người làm công việc Y tá được coi là người hùng thầm lặng phía sau bởi vì dù họ không thể hiện nhiều nhưng vai trò của họ trong việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng là vô cùng quan trọng

Chắc hẳn mọi người đều biết đến công việc Y tá, tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc rằng chính xác Y tá là gì? Muốn làm Y tá thì học gì hay cơ hội việc làm nào khi theo học nghề Y tá? Trong bài viết dưới đây, 123job.vn sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về nghề Y tá và những thông tin liên quan. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về nghề này bạn nhé!

I. Công việc chính của nghề Y tá

Trong ngành Y - Dược, nghề Y tá là nghề chăm sóc sức khỏe và điều trị phục hồi cho bệnh nhân. Không giống với đáp án của nhiều người khi được hỏi Y tá là gì, Y tá không chỉ là người thay bông băng và làm việc dưới sự chỉ thị của bác sĩ mà họ có công việc phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi phần việc cũng tương tự như của bác sĩ cộng thêm một số công việc khác.

Công việc của Y tá gần giống với điều dưỡng viên, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của bệnh nhân. Không chỉ điều trị vết thương và làm các công việc trị bệnh thì người làm Y tá còn đưa ra lời khuyên, khuyến khích tinh thần cho bệnh nhân và gia đình của họ. Đồng thời có nhiều Y tá sẽ phụ trách các công việc hành chính liên quan đến việc quản lý giấy tờ, hồ sơ bệnh án của người bệnh, ghi sổ đăng ký ra vào, đồng thời họ cũng hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn chăm sóc sức khỏe.

Y tá như một người hùng thầm lặng bởi vì đây là một trong những công việc khó khăn, đòi hỏi sức chịu đựng và nỗ lực cao nhưng điều mà người y tá mang lại thì có thể vô cùng tuyệt vời. Trong thực tế, không nhiều nghề nghiệp có thể tác động và cứu sống được mạng người, nhưng nghề Y bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và y tá lại có thể thực hiện điều kỳ diệu đó. Đây cũưng chính là phần thưởng giá trị nhất dành cho những người làm Y tá khi lựa chọn theo đuổi nghề Y này.

công việc của y tá

Công việc của Y tá bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của bệnh nhân

II. Phẩm chất của người làm nghề Y tá

Hầu hết những người làm Y tá và điều dưỡng đều có phẩm chất và đạo đức tốt. Mặc dù họ có thể mệt mỏi và bận rộn với khối lượng công việc khá lớn nhưng người làm Y tá nếu có một trái tim y đức, giàu lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp thì sẽ luôn giữ được sự bình tĩnh và vững vàng trên con đường nghề Y mà mình đã chọn.

Những phẩm chất giúp bạn có thể thành công khi theo đuổi nghề Y tá:

  • Kiến thức chuyên môn: Trước hết để trở thành một người Y tá giỏi, bạn phải tích lũy cho mình đầy đủ những kiến thức về Y học, giúp phục vụ cho công việc sau này. Với vai trò là người trực tiếp tham gia điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, b cần phải hiểu được mọi quy trình, công việc và làm theo chính xác những gì bác sỹ yêu cầu. Những kiến thức đã học hỏi được sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách trọn vẹn và tốt nhất. 
  • Kỹ năng nghề nghiệp: Với những người làm Y tá, kỹ năng hành nghề là vô cùng quan trọng bởi vì họ phải thực hiện các nghiệp vụ như tiêm, thay băng, truyền, vệ sinh dụng cụ… những công việc này đòi hỏi họ cần phải có kỹ năng làm việc thành thạo và thực hiện chính xác.
  • Tính kiên nhẫn, ân cần: Vì phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và chăm lo cho sức khỏe cho họ, bạn cần phải có đức tính kiên nhẫn và thể hiện sự tận tình khi chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mang bệnh nặng hoặc các bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh. Động viên người bệnh và gia đình họ, dành hết tâm huyết để chăm sóc là những hành động ý nghĩa mà một người Y tá nên làm. 
  • Tính nguyên tắc: là một trong những phẩm chất quan trọng bạn cần rèn luyện nếu muốn trở thành một người Y tá chuyên nghiệp. Công việc của bạn là phải quan tâm, chăm sóc cũng như giám sát bệnh nhân trong từng giai đoạn bệnh. Để mang lại kết quả phục hồi tốt nhất dành cho bệnh nhân, bạn phải biết yêu cầu bệnh nhân của mình ăn theo chế độ, sinh hoạt đúng giờ, yêu cầu tái khám và thực hiện nghiêm túc theo những chỉ định của bác sĩ. Những điều trên chính là nguyên tắc cần phải thực hiện của người làm ngành Y.

phẩm chất của người y tá

Người làm Y tá nếu có một trái tim y đức, giàu lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp thì sẽ luôn giữ được sự bình tĩnh và vững vàng trên con đường nghề Y mà mình đã chọn

II. Cơ hội việc làm trong nghề Y tá

Sau khi được đào tạo bài bản qua những trường lớp, các y tá có thể làm những công việc khác nhau liên quan đến chuyên môn Y dược và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ có thể làm việc tại các trung tâm y tế, các bệnh viện lớn nhỏ hoặc trở thành y tá riêng cho những bệnh nhân yêu cầu phục vụ tại nhà. 

Ngoài ra người làm nghề Y tá còn có thể làm về các hoạt động truyền thông sức khỏe, đi tuyên truyền phòng chống bệnh và đi dạy về các chủ đề giáo dục sức khỏe tại trường học, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp… Người làm Y tá nếu có kinh nghiệm lâu năm trong nghề có thể tham gia các khóa đào tạo nâng cao tại những nước có nền Y học phát triển, từ đó họ có thể học hỏi kiến thức chuyên môn và về nắm giữ những chức vụ quan trọng trong nghề Y. 

Với các sinh viên mới ra trường thì cơ hội nghề nghiệp Y tá là vô cùng rộng mở khi các trung tâm y tế, các bệnh viện lớn đang thiếu nguồn nhân lực hay một số nước phát triển như Nhật Bản, Đức đang thiếu nhân sự trầm trọng và cần nhập khẩu nguồn nhân lực từ những nước khác. 

Bất kỳ ai làm việc trong ngành này nếu có đủ trình độ chuyên mônkỹ năng nghề nghiệp thì hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình một vị trí việc làm trong các bệnh viện lớn hay ở nước ngoài với những mức lương vô cùng hấp dẫn. Những điều trên đã khẳng định, cơ hội việc làm trong nghề Y tá là rất cao và rất là phát triển.

cơ hội việc làm nghề y tá

Người làm Y tá có thể làm việc tại các trung tâm y tế, các bệnh viện lớn nhỏ hoặc trở thành y tá riêng cho những bệnh nhân yêu cầu phục vụ tại nhà

III. Những khó khăn và thách thức rèn dũa người Y tá

Mọi nghề đều có những khó khăn riêng nhưng đối với người Y tá, họ lại phải chịu nhiều khó khăn và thách thức vô cùng.

Người làm nghề Y tá lúc nào cũng có nguy cơ phải tiếp xúc với những bệnh nhân mang nguồn bệnh truyền nhiễm, mang những chất phóng xạ hay chất độc hóa học… Chính vì thế, muốn trở thành một Y tá, bạn cần phải có niềm đam mê với nghề, một tinh thần thép cùng với đó là việc được đào tạo bài bản để nhanh chóng thích nghi với nghề. 

Bên cạnh đó, những khó khăn mà người làm nghề Y tá gặp phải có thể đến từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bạn phải chịu những sự chỉ trích, trách móc đến từ họ, đồng thời có thể mang tiếng xấu với nhiều người. Trong những hoàn cảnh đó, người Y tá chuyên nghiệp đều phải giữ sự bình tĩnh cũng như tìm cách để giải quyết vấn đề. Sau đó bạn cần rút ra kinh nghiệm cho mình và tự tạo động lực để học hỏi nhiều hơn, giúp tay nghề ngày càng vững hơn. 

Đối với người nữ Y tá làm việc trong bệnh viện, mặc dù có thể mệt mỏi vì những ca cấp cứu hay ca trực đêm chăm sóc bệnh nhân thì vẫn luôn trong trạng thái vui vẻ và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, sát cánh cùng người bệnh vượt qua những lúc ốm đau. Bạn nên cảm thấy tự hào khi đã giúp đỡ được cho nhiều người khỏi bệnh cũng như mang lại cuộc sống cho họ. 

IV. Kết luận

Trở thành Y tá là một nghề đáng để bạn theo đuổi vì những đóng góp của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe cộng đồng. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về nghề Y tá và biết cách để trở thành một người Y tá giỏi. 123job.vn chúc bạn sẽ tìm được định hướng đúng đắn cho tương lai của mình!