Zen (Thiền) là phương pháp thực hành chánh niệm quen thuộc trong văn hóa Nhật. Phương pháp này giúp bạn nuôi dưỡng nhận thức, mang tới một tinh thần, sức khỏe ổn định. Giá trị từ Zen vượt ra ngoài phạm trù tín ngưỡng và trở thành nét đẹp trong đời sống.

Nét đẹp ấy đã trở thành một lối sống, phong cách được áp dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Vậy Zen là gì? Văn hóa này bắt nguồn từ đâu? Chúng ta có thể học được gì qua phong cách Zen? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. Zen là gì?

Trong phái Thiền Tông (Zen Buddhism) của Nhật Bản, Zen có nghĩa là thiền. Thực hành thiền định Zen nhấn mạnh vào chánh niệm thông qua kỷ luật ngồi thiết. Yêu cầu người thực hành tập trung điều chỉnh cơ thể, hơi thở và tâm trí của chính mình. 

Những thực hành đưa con người tới trạng thái cân bằng, hòa hợp bản thân với vũ trụ, thiên nhiên. Vì vậy, thực hành thiền (zen) thường xuyên giúp bạn tìm thấy cảm giác bình tĩnh và có tâm trí sáng suốt hơn. Quá trình thanh lọc tâm hồn đó là điều cần thiết giúp bạn có được sự thoải mái và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn. 

zen

2. Phong cách Zen bắt nguồn từ đâu?

Zen hay Zazen là một thuật ngữ này có nguồn gốc từ hệ thống giáo lý Phật giáo. Gần nhất, zen là phiên âm của từ ‘chán’ trong tiếng Trung. Sâu xa hơn ‘chán’ là phiên âm từ ‘dhyāna’ trong tiếng Phạn. Vì vậy, nền móng về sự phát triển của zen hiện tại vẫn là Phật Giáo Ấn Độ thời kì đầu. Khi ấy, trạng thái thiền định sâu sắc ‘samādhi’ là một trong 3 nhiệm vụ của cần nghiên cứu của Phật tử bên cạnh đạo đức (( sīla ) và trí tuệ/bát nhã (prajñā).

Quá trình truyền bá Phật giáo vào thế kỷ thứ V - VI đã đưa ‘thiền’ và giáo lí nhà Phật tới đất nước Trung Quốc. Thiền sư Bodhidharma (Bồ Đề Lạt Ma) góp phần lớn vào quá trình này. Phật giáo phát triển lớn mạnh ở Trung Quốc và dần lan rộng và phát triển tại Nhật Bản vào thế kỉ XI - XII. Thiền sư nổi tiếng người Nhật Eihei Dogen và Hakuin Ekaku đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ triết lý Zen trong Phật giáo và văn hóa Nhật Bản. 

Hiện nay, Zen phát triển mạnh thành trường phái riêng trong Phật giáo nói chung. Sự ảnh hưởng của Zen cũng vượt qua phạm trù tôn giáo, tín ngưỡng. Zen và những giá trị từ thực hành thiền định zen ảnh hưởng lên mọi mặt đời sống văn hóa Nhật Bản và lan tỏa rộng rãi trên thế giới, trong đó có VIệt Nam. 

3. Quy trình thực hành Zen

Phong cách zen có cốt lõi là thiền định zen. Với người mới bắt đầu tham gia vào thiền định, zen khuyến nghị thực hành theo 3 bước đơn giản. Bao gồm: điều chỉnh cơ thể, điều chỉnh hơi thở và tập trung tâm trí. 

  • Điều chỉnh cơ thể: Kỷ luật cơ thể là yếu tố cần đạt được đầu tiên để đạt được tư thế thiền định phù hợp (tư thế kiết già và bán kiết già). Tuy nhiên, với người mới bắt đầu, bạn chỉ cần đảm tư thế ngồi thẳng (cột sống thẳng). Tư thế phù hợp là nền tảng để đạt tới trạng thái tinh thần cân bằng, tự do. 
  • Điều chỉnh hơi thở: Quan sát và đếm nhịp thở vào - ra của bản thân. Trước khi đếm nhịp thở, hãy thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng một vài lần. Sau đó thực hiện hít vào thở ra bằng mũi. Đếm nhịp thở khi thở sâu, để hơi thở xuống tận bụng dưới và từ từ thở ra. 
  • Tập trung tâm trí: Hiểu một cách đơn giản, bạn cần tách tâm trí của mình khỏi mọi bộn bề từ đời sống. Sử dụng ý nghĩ điều khiển tâm trí không phải phương pháp đúng. Thay vào đó, hãy cố gắng đạt được trạng thái này thông qua việc giữ tư thế bất động và bài tập thở.

zen

4. Ứng dụng của Zen trong đời sống hiện nay

4.1. Phong cách sống Zen

Phong cách sống của người Nhật chứa đựng nhiều triết lý, giá trị từ thiền định zen. Nổi bật là nghệ thuật trà đạo, lối sống lành mạnh, hay những điều đơn giản hơn như tắm suối nước nóng, ngắm nhìn thiên nhiên. Chính lối sống tối giản, gạt bỏ đi những điều không thực sự cần thiết mang tới sự bình an trong tâm hồn mỗi người. 

Trà đạo là một nét nghệ thuật thể hiện rõ phong cách zen. Sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, uyển chuyển trong chế biến, pha trà và thưởng trà đều thấm nhuần tinh thần zen. Ngoài ra, mọi nếp sống khác như bữa ăn, nhà cửa, cảnh quan tự nhiên đều thể hiện tính chất cân bằng, giản dị mà hài hòa nhất. 

4.2. Văn hóa ẩm thực

Phong cách zen cũng ảnh hưởng lớn tới văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Sự đơn giản, cân bằng và tự nhiên là những yếu tố được đề cao. Tương tự như triết lý Zen, nó cho thấy một cách sống, một tinh thần hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, một sự cân bằng cần có trong đời sống. 

Ẩm thực Nhật Bản luôn coi trọng tính tươi mới. Họ chuộng những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần ít béo. Nổi bật như: cá, đậu nành, trái cây, rong biển, rau, trà xanh. Đặc biệt, các món ăn đều ít gia vị, thanh đạm và cách chế biến giúp giữ hương vị tự nhiên nhất. 

Mùa nào thức nấy là nguyên tắc quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản. Và dù có bị giới hạn trong nguyên liệu, họ vẫn sáng tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng. Phong cách zen không chỉ được thể hiện thông qua bữa ăn hàng ngày. Nó còn phảng phất trong cách người Nhật thưởng thức từng món ăn. Tinh tế, chậm rãi và từ từ cảm nhận sâu sắc từng hương vị là văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Nhật. 

4.3. Kiến trúc, nội thất 

Phong cách Zen đề cao tính kết nối giữa con người với thiên nhiên. Trọng tâm trong triết lý zen là sự tĩnh tâm, cân bằng. Những giá trị được thể hiện rõ nhất trong phong cách kiến trúc và nội thất của người Nhật. Người Nhật đều tâm niệm và mong muốn ngôi nhà là chốn bình yên của gia đình giữa cuộc sống tất bật. 

  • Một trong những đặc trưng lớn trong phong cách Zen ảnh hưởng lên kiến trúc, nội thất Nhật Bản bao gồm: 
  • Cửa sổ lớn: Những khoảng không gian mở, với cửa sổ lớn là nét đặc trưng nổi bật trong nhà ở Nhật Bản. Không gian mở, ít đồ đạc, có thể đón nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. 
  • Tối đa vật liệu tự nhiên trong gia đình: Người Nhật thường ưu tiên sản phẩm từ thủ công, gốm, gỗ, mây tre, vải thô…
  • Đồ nội thất có trọng tâm thất: Hầu hết đồ nội thất Nhật đều có tầm cao hạn chế. Chúng giúp giải phóng lượng lớn không gian, tầm nhìn trong ngôi nhà và giữ mọi thứ được sạch sẽ, ngăn nắp. 
  • Nhiều cây xanh, bonsai, sỏi đá: Một cách để người Nhật đưa tự nhiên vào ngôi nhà của mình. 
  • Khu vực riêng cho hoạt động thưởng thức trà đạo hoặc một khu vườn khô để dẫn dắt cảm giác, đưa tâm trí con người tới sự tĩnh lặng, cân bằng. 

zen

4.4. Phong cách thời trang 

Sự tối giản trong triết lý zen là yếu tố ảnh hưởng lớn tới phong cách thời trang của người Nhật. Sự đơn giản luôn được người Nhật đề cao. Trang phục của họ không cầu kì về kiểu dáng, không có nhiều chi tiết rườm rà, không sở hữu quá nhiều màu sắc sặc sỡ.

Màu sắc thường thấy trong văn hóa thời trang Nhật thường là màu trung tính, nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên. Điều đó tạo nên cảm giác thoải mái mà thanh tịnh. Sự cân bằng cũng được nhất mạnh thông quá cách phối đồ hài hòa, phù hợp với hoạt động hàng ngày. 

4.5. Phong cách làm đẹp zen

Việc làm đẹp, chăm sóc da đối với người Nhật là một nghi lễ, một thói quen tận hưởng. Đối với họ, làm đẹp là một phần trong chăm sóc sức khỏe và giúp cân bằng trong cuộc sống. 

Quy trình làm đẹp của người Nhật luôn nhấn mạnh vào yếu tố cốt lõi: là sức khỏe, sự lưu thông máu dưới da, việc đào thải độc tố và cuối cùng là dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, họ chú trọng vào ăn uống điều độ, sinh hoạt phù hợp, thường xuyên tắm suối khoáng nóng để cơ thể được khỏe, đẹp từ tận bên trong. 

zen

4.6. Lối suy nghĩ Zen là gì?

Lối suy nghĩ zen đề cao tinh thần ung dung, điềm tĩnh trước mọi thử thách, biến cố bất ngờ trong đời sống. Nó thể hiện qua cách người Nhật ít sử dụng mạng xã hội hơn phần lớn các nước châu Á khác. Họ kín tiếng, thận trọng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân và bình phẩm về đời tư người khác. Hay cách họ lựa chọn tiếp cận những thông tin thích hợp để cuộc sống lạc quan hơn. 

Lối sống zen cũng hướng tới sự hòa hợp với tự nhiên. Đó là tận hưởng trong mỗi khoảnh khắc, tập trung vào mọi thứ đang diễn ra quanh mình. Để có được sự hòa hợp đó, người Nhật làm việc có kế hoạch. Họ chủ động trong cuộc sống, công việc, qua đó tập trung tối đa sức lực, tâm trí của mình mà không lãng phí giây phút nào. 

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin về zen là gì và cách ứng dụng phong cách zen trong đời sống. Triết lý zen đề cao sự cân bằng trong tinh thần, đời sống. Vận dụng phong cách zen trong lối suy nghĩ, lối sống hàng ngày giúp bạn cân bằng trong tâm trí và an yên trong cuộc sống.