Phỏng vấn nhân viên bán hàng không quá xa lạ với những ứng viên xin việc vào vị trí này. Cùng theo dõi bài viết ngày dưới đây của 123Job để có thêm kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng nhé!

Hầu hết mọi người cho rằng đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng không cần phải chuẩn bị gì, chỉ cần "tùy cơ ứng biến" tốt là cũng có thể được nhận vào làm. Tuy nhiên điều này chưa chắc đúng. Việc tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo trước bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng nhất sẽ giúp các bạn ứng viên tự tin hơn khi đi tìm việc làm.

Nhân viên bán hàng được xem như là một vị trí quan trọng, chủ chốt đối với các doanh nghiệp. Những nhân viên bán hàng không những giúp doanh nghiệp tiêu thụ đi hàng hóa. Họ cũng là bộ mặt và đại diện rất nhiều đối với thương hiệu của công ty. Có thể nói vì nguyên nhân này mà công cuộc phỏng vấn bán hàng tìm người phù hợp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bởi thế, rất nhiều công ty đã trở nên khắt khe hơn trong việc tuyển dụng vì lợi ích của nhân viên bán hàng đem lại không hề nhỏ.

I. Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở nhân viên bán hàng khi phỏng vấn

Phỏng vấn nhân viên bán hàng

Phỏng vấn xin việc nhân viên bán hàng

1. Về con người bạn

Một người “nhanh nhảu”, vừa bước vào cửa đã chào to, xởi lởi, vui vẻ, miệng chào mắt cười và giao tiếp một cách tự nhiên thu hút toát lên vẻ năng động, nhiệt huyết, tận tâm trong con người của một ứng viên bán hàng là yếu tố ghi điểm đầu tiên. Ngoài những điều trên thì người bán hàng còn đòi hỏi là một người thân thiện, gần gũi, hình thức chỉn chu, ưa nhìn để có thể tạo ra các thiện cảm với khách hàng, tạo được niềm tin khi tư vấn, phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, ánh mắt và nụ cười của một người bán hàng có thể giúp khách hàng quyết định và bạn không được bỏ qua điều này nếu muốn bán tốt.

2. Tôn trọng khách hàng

Nhân viên bán hàng không thể không có yếu tố tôn trọng khách hàng. Hàng ngày phải gặp gỡ không biết bao nhiêu khách hàng thì áp lực là không hề nhỏ, nhưng không vì thế mà nhân viên bán hàng lại “thả rông” cách ứng xử của mình, không nên thể hiện thái độ thiếu tôn trọng dù bất cứ lý do nào.

3. Khả năng giao tiếp, tư vấn

Khi bạn đã biết về nhu cầu của khách hàng, bạn có sẵn sản phẩm bạn cần phải có được kỹ năng giao tiếp, tư vấn giúp khách hàng hiểu về lợi ích của sản phẩm và quyết định chọn sản phẩm mà bạn bán. Nhà tuyển dụng luôn cần điều này, nếu bạn không có được thì sẽ không khi nào trúng tuyển.

4. Kiến thức về sản phẩm

Đương nhiên, có thể bạn là ứng viên, chưa hiểu rõ chi tiết sản phẩm, nhưng ít ra bạn cũng phải biết là bạn xin việc và chuẩn bị bán cái gì. Rất nhiều bạn xin làm nhân viên bán hàng nhưng khi được hỏi “Bạn có biết chúng tôi bán sản phẩm gì không?” thì lại ngơ ngác không nói không rằng. Ví dụ như khi được mời đi phỏng vấn xin việc nhân viên bán hàng siêu thị thì ít nhất bạn phải biết siêu thị bán những loại mặt hàng nào, cung cấp chủ yếu cho đối tượng nào, siêu thị ở vị trí nào của tòa nhà...

5. Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn biết một chút về đối thủ của cửa hàng bạn đang ứng tuyển thì sẽ được đánh giá rất cao: Có những đối thủ nào, họ mạnh yếu gì, sản phẩm của mình thì mùa vụ, khách hàng, thói quen khách hàng ra sao… là những tố chất để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn bạn ngay lập tức.

Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng chọn lọc được nhân tài

II. Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng hay gặp nhất

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng viên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, 123job.vn xin được tổng hợp lại những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhân viên bán hàng hay gặp nhất dưới đây:

1. Giới thiệu đôi điều về bản thân bạn?

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý. Hãy chứng tỏ rằng bạn có thành tích và có khả năng đạt tới thành công bởi đạt thành tích liên tục là chìa khóa thành công của nghề bán hàng. Dù chưa có kinh nghiệm về bán hàng thời trang nhưng bạn đã đạt được nhiều thành công ở các lĩnh vực khác như học tập, hoặc tích cực tham gia các buổi workshop, event để học hỏi về ngành thời trang … Hãy nhớ sự thể hiện trong quá khứ chính là dự đoán chính xác cho tương lai. Giới thiệu bản thân cũng là một cách để bạn thể hiện khả năng bán hàng, PR bản thân mình như cách mà bạn sắp PR cho sản phẩm mà công ty đang muốn bán.

2. Mục tiêu lâu dài trong công việc của bạn là gì?

Gợi ý trả lời: Cách trả lời khôn khéo cho câu hỏi này đó là: Bạn mong muốn được đảm nhiệm vị trí công việc đang tuyển, ngoài để học hỏi kinh nghiệm và thể hiện thái độ nghiêm túc bạn cần phải chỉ ra một kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực bán hàng. Bạn càng vẽ rõ được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân mong muốn cũng như mục tiêu này có thể đóng góp gì cho sự phát triển chung của công ty thì càng tốt.

3. Theo bạn, một nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng gì?

Gợi ý trả lời: Một nhân viên bán hàng giỏi khi đầy đủ những kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý vấn đề, biết xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, am hiểu thị trường, sản phẩm, khách hàng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đưa ra thêm một số ý khác cho câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này theo ý nghĩ của mình.

4. Bạn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí tương đương chưa?

Gợi ý trả lời: Đây được coi là câu hỏi phỏng vấn xin việc nhân viên bán hàng được khá nhà tuyển dụng sử dụng trong các buổi phỏng vấn, thông qua cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng của ứng viên nhà tuyển dụng sẽ biết được thí sinh đó có năng lực thật sự hay không.

5. Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?

Gợi ý câu trả lời: Đối với một nhân viên bán hàng thì động lực vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định thời gian bạn có thể bám trụ với công việc ở ngành này được bao lâu. Khi nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn câu hỏi như thế này, điều này đồng nghĩa với ý định thăm dò động lực gì khiến bạn theo đuổi ngành này, nếu động lực đó đủ mạnh chắc chắn sức chiến đấu và cống hiến trong công việc của người này cũng rất mạnh.

6. Để đánh giá năng lực của một nhân viên bán hàng sẽ dựa vào điều gì?

Gợi ý trả lời: Đây là một câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng rất ít công ty nhỏ sử dụng. Tuy nhiên, với các công ty lớn thì đây lại là một câu hỏi phỏng vấn xin việc khá khó khăn với ứng viên. Với một nhân viên bán hàng, yếu tố đầu tiên để đánh giá năng lực làm việc đó chính là doanh số bán hàng mỗi tuần, tháng của bạn. Những nhân viên có năng lực tốt chắc chắn sẽ bán được nhiều hàng và ngược lại.

7. Trong quá trình bán hàng nếu gặp phải khách hàng khó tính bạn sẽ xử lý thế nào?

Gợi ý trả lời: Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này được đưa ra với mục đích để nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn về kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý vấn đề, kỹ năng bán hàng của bạn. Chính vì vậy, khi trả lời các bạn hãy vận dụng tất cả khả năng của mình để đưa ra một đáp án phù hợp nhất.

8. Bạn biết công ty tôi bán sản phẩm gì không?

Gợi ý trả lời: Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu xem bạn có thực sự quan tâm tới công ty hay không? Để làm được điều này, trước khi đi phỏng vấn đừng quên lên mạng search xem các sản phẩm của công ty nhé.

9. Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?

Gợi ý trả lời: Biết về sản phẩm chắc chắn phải hiểu sản phẩm đó dành cho đối tượng nào. Câu trả lời để ghi thêm điểm vẫn là bạn phải tìm hiểu trước đó chứ không thể chém gió theo cách nào khác được.

10. Khi tư vấn cho một khách hàng bạn tư vấn những gì?

Gợi ý trả lời: Khi tư vấn cho khách hàng, điều đầu tiên là phải giới thiệu qua sản phẩm của mình, nêu bật lên những lợi ích sản phẩm đó đem lại. Tiếp đến là xem xét xem chúng có phù hợp với khách hàng hay không, nếu không chuyển qua sản phẩm khác. Đặc biệt, trong quá trình tư vấn cần chú ý nêu rõ những nhược điểm, các thành phần đặc biệt dễ dị ứng, chỉ sử dụng cho đối tượng đặc biệt… để tránh những “tai nạn” không đáng có.

Ngoài ra, bạn còn gặp phải một số dạng câu hỏi như: 

  • Yếu tố nào quyết định giúp khách hàng chọn bạn và sản phẩm của chúng tôi?
  • Theo bạn chăm sóc khách hàng là gì?
  • Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không?
  • Khi bại khách hàng “chửi”, “chê” sản phẩm của mình bạn xử lý thế nào?
  •  Hãy giới thiệu một sản phẩm cho sẵn đến khách hàng và thuyết phục họ mua ( câu hỏi tình huống)
  • Một số câu hỏi đo khả năng chịu áp lực: doanh thu tháng sau luôn giao cao hơn tháng trước, lương cứng thì cứ thấp dần, thậm chí không có…
  • Những câu hỏi tình huống xung đột, tranh cãi, lưa chọn, và bạn phải đưa là cách hành xử khi làm nhân viên bán hàng?

11. Theo bạn yếu tố nào quyết định hành vi mua hàng của khách?

Để trả lời câu hỏi này bạn cần linh hoạt và tỉnh táo.

Bạn có thể trả lời: “Tôi nghĩ thái độ bán hàng và sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng là 2 yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng”.

Tất cả các câu hỏi đều không quá làm khó ứng viên, trong một số trường hợp, nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn trả lời đại, dẫn đến việc nhà tuyển dụng hỏi các vấn đề sâu hơn thì ứng viên lại không biết đến. 123job.vn khuyên chân thành các bạn hãy trả lời một cách thành thật nhất, trả lời những gì bản thân biết và có, tránh trường hợp trả lời khống nhà tuyển dụng phát hiện ra sẽ làm mất niềm tin.

12. Bạn phản ứng thế nào với lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Xem thêm: CV dành cho nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

III. Các câu hỏi tiếng anh phỏng vấn nhân viên bán hàng và gợi ý trả lời

  • Tell me about a time when you used your knowledge and understanding to help achieve something in the industry.

(Hãy kể về một thời điểm khi bạn dùng kiến thức và hiểu biết của mình để đạt được một thứ gì đó trong ngành này)

Câu trả lời được đánh giá cao phải thể hiện những yếu tố theo cấp độ cao dần sau: Sự quan tâm về ngành, luôn cập nhật kiến thức mới, biết áp dụng các kiến thức tiến bộ trong ngành, ứng dụng kiến thức từ ngành khác.

  • Tell me about a time when you were successful in winning a difficult Sale (Kể về một thời điểm khi bạn thành công trong việc một công việc bán hàng khó khăn.)
  • Tell me about a time when you had to lead or work as part of a team to achieve a challenging objectives.(Kể về một thời điểm bạn phải dẫn dắt hoặc làm việc với một nhóm để đạt được một mục tiêu đầy thách thức.)
  • Have you ever sell any products or services? If I were the customer, how would you offer me? (Bạn có từng bán sản phẩm hoặc dịch vụ gì chưa? Nếu tôi là khách hàng, bạn sẽ chào hàng như thế nào?) 
  • Tell me about a time when you were successful in convincing someone to agree to do something. (Kể về một thời điểm bạn thành công trong việc thuyết phục ai đó đồng ý làm việc gì đó.)

IV. Kinh nghiệm khi nhân viên bán hàng đi phỏng vấn

Đi phỏng vấn đúng giờ
Phỏng vấn phải đi đúng giờ

Kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng thường gắn với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dấu ấn cá nhân với những kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy và đủ tự tin để thuyết phục khách hàng của mình. Một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn có thể đề cập đến như:

1. Đúng giờ

Hình ảnh cá nhân ngay từ ánh nhìn đầu tiên được xem là một điểm cộng cho ứng viên. Nghiêm túc và đúng giờ được xem là một thiện cảm dành cho bạn. Việc đi đúng giờ cho thấy bạn là người có trách nhiệm, chú ý đến công việc, tác phong nhanh nhẹn, đây đều là những điểm cộng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.

2. Trang phục phù hợp

Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì. Trong trường hợp này bạn cần chuẩn bị gọn gàng, thanh lịch, không quá xuề xòa hay lòe loẹt, tốt hơn hết là mặc áo sơ mi kết hợp quần âu hoặc chân váy bút chì.

3. Thành thật

Hãy thành thật với những lời mình trả lời phỏng vấn bởi đôi khi những thứ bạn tự tâng bốc lên cho bản thân lại chính là con dao ngăn bạn đến với công việc. Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người thật thà vì đó là cơ sở để đặt niềm tin, gây dựng mối quan hệ lâu dài.

Tóm lại, phỏng vấn nhân viên bán hàng là cuộc gặp gỡ cần thiết, không chỉ vị trí nhân viên bán hàng mà ở mọi vị trí, mọi ngành nghề. Thông qua bài viết đã đề cập đến các vấn đề về yếu tố nhà tuyển dụng cần có của nhân viên bán hàng, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng bằng tiếng anh, kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng trong đó cũng đề cập tới tình huống phỏng vấn nhân viên bán hàng.

Xem thêm: Series câu hỏi phỏng vấn thường gặp

V.  Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Mặc dù công việc nhân viên bán hàng thường được cho là một vai trò không yêu cầu cao, phỏng vấn cũng không quá khó vì chủ yếu xoay quanh kỹ năng, khả năng giao tiếp và định hướng kinh doanh chứ không nặng về trình độ, bằng cấp. Tuy nhiên, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau để cuộc phỏng vấn cho vị trí này đạt được kết quả tốt nhất như kỳ vọng.

Về phần ứng viên, bạn nên cố gắng quan sát, tìm hiểu môi trường làm việc qua địa điểm phỏng vấn, cách vận hành và duy trì hoạt động thường ngày tại cửa hàng. Bên cạnh đó, cũng đừng ngại hỏi rõ ràng về ca làm việc, tổng số giờ làm việc mỗi tuần, mức lương bạn nhận được và các khoản phụ cấp, phúc lợi khác (nếu có) như đồng phục hay trợ cấp ăn trưa. Mức thu nhập của nhân viên bán hàng không phải quá cao và thường có những quy định gắt gao về thời gian làm việc nên ứng viên cần quan tâm và lưu ý.

Trong khi đó, ngoài việc chuẩn bị và đặt câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi tình huống một cách khéo léo để đánh giá toàn diện ứng viên, nhà tuyển dụng đặc biệt nên chú ý đến tác phong, thái độ, sự nhanh nhẹn và khéo léo trong giao tiếp cũng nhưu hành động của nhân viên bán hàng tương lai. Những ứng viên sở hữu các ưu điểm về ngoại hình và hoạt bát, nhiệt tình, giao tiếp tốt sẽ tạo nên không khí tích cực cũng như thu hút khách hàng hơn.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng giúp ứng viên có sự chuẩn bị sẵn sàng nhất cho cuộc phỏng vấn xin việc của mình, đồng thời nhà tuyển dụng có thể có căn cứ để tìm hiểu sâu hơn về ứng viên trước khi ra quyết định xem họ có thực sự phù hợp hay không. Xin việc nhân viên bán hàng có thể không phức tạp nhưng để làm tốt và gắn bó lâu dài thì sẽ cần nhiều nỗ lực từ cả 2 phía.

Xem thêm:Chiêu thức đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả

VI. Kết luận

Để có được việc làm nhân viên bán hàng thì bạn phải vượt qua phỏng vấn trước tiên. Vì vậy, muốn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì chuẩn bị hồ sơ xin việc hay CV chu đáo là việc làm không thể bỏ qua bởi điều này sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này. Những kỹ năng, kinh nghiệm là yếu tố thiết yếu bạn cần đưa vào CV xin việc, nhưng nếu không biết cách viết sao cho đúng thì sẽ phản tác dụng. Vì vậy, hãy tham khảo cách viết CV sao cho chuẩn được 123job.vn cập nhật chi tiết trên website nhé.