Học viện Báo chí và Tuyên truyền là môi trường phát triển, mục tiêu phấn đấu và thậm chí là giấc mơ của không ít bạn trẻ hiện nay. Vậy đâu là điều làm nên sự đặc biệt cho ngôi trường này, chúng ta cùng tìm hiểu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé!

“Học báo chí ra làm gì”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn ra sao, cơ sở vật chất và hình thức tuyển sinh đại học thế nào là nỗi lo chung của những sinh viên đang đã đang và sắp có dự định ấp ủ học ngành báo chí. Mặc dù vậy,  ai cũng biết cơ hội tìm việc làm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội sau khi tốt nghiệp là rất nhiều. Trước cơn bão dữ về mạng và thông tin tràn lan hiện nay, ngành báo chí tồn tại và phát triển không chỉ đơn thuần là một nghề và còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với xã hội. 

I. Học Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội ra làm gì? Hướng nghiệp nghề

Học Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội ra làm gì? Hướng nghiệp nghềHướng nghiệp nghề

1. Báo chí làm gì? 

Qua tư vấn tuyển sinh, định hướng phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ta có thể thấy Báo chí là là một hình thức truyền tải thông tin thông qua việc sử dụng vốn từ ngữ của mình để viết về các chủ đề liên quan đến tin tức cho tất cả các phương tiện truyền thông, in và không in. 

Không chỉ vậy báo chí còn là cả một quá trình phức tạp của việc lấy thông tin và sàng lọc thông tin, thực hiện chỉnh sửa thông tin và đưa ra bối cảnh. Nhà báo được cho là những người tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn và lên kế hoạch trình bày những gì họ cho là đáng chú ý, hơn ai hết họ cần hiểu và tuân thủ trong việc đáp ứng tiêu chuẩn của sự thật và trung thực trong bài báo. Đây là điều đầu tiên mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền dạy cho sinh viên của mình.

2. Cơ hội việc làm 

Cơ hội việc làm báo chí hiện nay rất nhiều cho không chỉ sinh viên chuyên ngành báo chí mà cả của những người có đam mê với nghề báo. Từ các nhà đài, tòa soạn hay cả những trang báo mạng hiện nay đều có những đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên cực kỳ lớn hàng quý, thậm chí là hàng tháng. Các bạn có dành sự yêu thích, đam mê và tâm huyết với nghề báo chí có thể bắt đầu tập sự với nghề báo thông qua vị trí trong nghề công tác viên báo chí. Các mảng, chủ đề viết bài hiện nay cũng rất đa dạng để cho các cộng tác viên báo chí tốt nghiệp Từ các nhà đài, tòa soạn hay cả những trang báo mạng đều có những đợt thử sức. Bên cạnh những kênh báo chính thức được hoạt động thì còn có các kênh thông tin và những website cần bộ phận viết content của cũng là những mảnh đất việc vô cùng lý tưởng làm dành cho sinh viên học báo chí. 

Xem thêm: Những điều kiện để học tập thuận lợi tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

II. Đôi nét về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

đôi nét chungĐôi nét chung

1. Giới thiệu chung về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trước khi tìm hiểu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn, cơ sở vật chất ra sao, hình thức tư vấn tuyển sinh và tuyển sinh đại học thế nào, ta cần hiểu đôi nét sơ lược về thông tin chung của ngôi trường này. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (hiện nay thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được chính thức thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở của việc hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và cuối cùng là Trường Đại học Nhân dân, Ngày 16 tháng 01 hàng năm được chọn là ngày kỷ niệm thành lập Trường.

2. Đội ngũ giảng viên

Hiện nay, riêng Viện Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 18 cán bộ giảng viên bao gồm: 03 PGS,TS; 07 Tiến sĩ; 08 Thạc sĩ. Ngoài ra, Viện Báo chí còn có cho mình hơn 50 giảng viên thỉnh giảng là các nhà nghiên cứu, đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Đại học và viện nghiên cứu trong, ngoài nước; con số đáng kể phải nói tới nhất là các nhà báo (TBT, PTBT, BTV,...) đang làm việc, công tác chuyên sâu tại các cơ quan báo chí đủ các loại hình. Đây là thông tin mà có lẽ không ít bạn trẻ quan tâm trước khi tìm hiểu tới Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn, và các phương thức tuyển sinh đại học.

3. Thành tích 

Đi kèm với Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn cao, cơ sở vật chất tốt chính là chất lượng giảng dạy tương xứng. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ trung, năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội luôn luôn dễ dàng tiếp cận những xu thế đào tạo mới, công nghệ báo chí truyền thông trong bối cảnh hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển sinh đại học. 

Bên cạnh đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chú trọng đến việc phát triển cơ sở vật chất và rất nhiều các câu lạc bộ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí; liên kết trực tiếp với các cơ quan báo chí - truyền thông trong, ngoài nước. Học viện Báo chí và Tuyên truyền cực kỳ xứng đáng là đơn vị có uy tín hàng đầu về chất lượng đào tạo, tuyển sinh đại học, nghiên cứu các vấn đề báo chí - truyền thông trong và ngoài nước.

Xem thêm: Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: Gắn liền lý thuyết với thực hành

III. Những chuyên ngành chính tại học viện báo chí và tuyên truyền

Những chuyên ngành chínhNhững chuyên ngành chính

Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn xét tuyển sinh gồm những ngành sau:

  • Khoa dạy ngành Triết học: chuyên ngành Triết học Mác - Lênin.
  • Khoa dạy ngành Kinh tế: chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Kinh tế và Quản lý.
  • Khoa dạy ngành Lịch sử Đảng: chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Khoa dạy ngành Xây dựng Đảng: chuyên ngành Xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước.
  • Khoa dạy ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Giáo dục lý luận chính trị.
  • Khoa dạy ngành Chính trị học: chuyên ngành Chính trị phát triển, Chính sách công, Quản lý công.
  • Khoa dạy lĩnh vực Tuyên truyền: chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa, Văn hóa phát triển, Truyền thông chính sách.
  • Viện đào tạo Báo chí: chuyên ngành Báo in, Ảnh báo chí, Truyền thông đại chúng, các lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện.
  • Khoa đào tạo Quan hệ Công chúng - Quảng cáo: chuyên ngành chính là Quan hệ Công chúng, Quảng cáo, Truyền thông Marketing.

Và một số khoa - ngành chuyên môn thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội khác.

Xem thêm: Những điều đặc biệt sẽ khiến bạn bất ngờ về Đại học Thăng Long

IV. Môi trường học tập, cơ sở vật chất

Môi trường học tập, cơ sở vật chấtMôi trường học tập, cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất chủ yếu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều đạt chuẩn chất lượng. Mỗi phòng học hiện nay đều được trang bị 2 điều hòa và 1 máy chiếu, 1 micro. Nếu bạn đã và đang trực tiếp học chương trình Middlesex, bạn sẽ được trải nghiệm học ở tòa nhà màu tím B12 sang chảnh mà trường mới xây. Đồng thời, B12 cũng địa điểm góc sống ảo của khá nhiều bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vì trông “tây” quá. Cứ đến buổi chiều, người dân đang sống xung quanh Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại vào trong Học viện để đi bộ, tập thể dục do thiếu không gian xanh. 

Trường khá rộng, mọi người biết tới cơ sở vật chất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường hay nói đùa rằng trường Báo cứ như một công viên thu nhỏ. Góc chụp ảnh đẹp và sống ảo thì không thiếu, nào là gốc nhãn B6, canteen B8, tòa nhà B1... và thậm chí là cả thần Đá. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau  được đồn đại về thần Đá, muốn khám phá thì hãy trở thành sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền rồi nghe anh chị kể nhé. 

Xem thêm: Đại học Phương Đông - Top 10 trường dân lập tốt nhất Hà Nội

V. Có những câu lạc bộ nào ở trường

Có những câu lạc bộ nào ở trườngCó những câu lạc bộ nào ở trường

Khi bạn trở thành sinh viên trường học viện báo chí và tuyên truyền điểm chuẩn, có vô số các câu lạc bộ khác nhau để bạn thử sức mình và trải nghiệm các hoạt động trong ngoài trường để bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Khi đã được tham gia vào các câu lạc bộ, bạn sẽ được làm quen với nhiều người có chung sở thích, đam mê và suy nghĩ cũng như tầm hiểu biết giống mình, bạn sẽ cảm thấy không hề cô đơn và nhận ra bản thân mình đã dần trở nên trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn thích đi làm part - time hơn là chuyện tham gia các câu lạc bộ, cũng không sao cả. Nhưng tuổi trẻ của chúng ta mà không tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội thì cũng thật phí. Đó là những điều đầu tiên mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội chờ đón bạn.

Đi đôi với Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn cao, thì còn yếu tố khác làm ngôi trường trở nên đặc biệt. Ngoài kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng rất thích những ứng viên thể hiện sự nhiệt tình, năng động, tham gia nhiều dự án xã hội vì điều đó chứng tỏ ứng viên là người thực sự nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể làm việc nhóm. Bạn có thể lựa chọn tham gia các câu lạc bộ ở trường Đại học khác hoặc mạnh dạn tham gia các hoạt động do tổ chức Phi chính phủ đã và đang thực hiện (AIESEC)... Mỗi trải nghiệm đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều là một bài học quý báu, các mối quan hệ trong trường cũng giúp bạn mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết nên ngại gì mà không quyết định tham gia câu lạc bộ nhỉ?

Xem thêm: Đại học Kiến trúc Hà Nội - Ngôi trường mơ ước của sinh viên ngành kiến trúc

VI. Lý do nên học trường Báo

Lý do nên học trường BáoLý do nên học trường Báo

Tư vấn tuyển sinh trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn là thông tin hàng đầu mà rất nhiều bạn sinh viên quan tâm. Tại sao? ạn có biết: “Trường Báo là nơi trực tiếp sản sinh ra các tài năng sáng giá”? Những gương mặt quen thuộc ở Đài VTV đã từng là cựu học sinh xuất chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tư vấn tuyển sinh đại học có thể kể đến như: BTV Ngọc Trinh, MC Phí Linh, BTV Công Tố, MC Mộc Miên, MC Vũ Phương Thảo... hay thậm chí là ca sĩ Thơm (DALAB), cô nàng đình đám Phan Thanh Nhàn (Lộn Xộn Band). Có bao giờ bạn suy nghĩ mình sẽ thực sự trở nên thành công như họ hay không? 

Đa số các bạn sinh viên tìm hiểu thông tin tư vấn tuyển sinh để thi vào trường Báo đều luôn luôn ôm giấc mộng trở thành phóng viên, biên tập viên truyền . Vì thế cho nên tỷ lệ thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nào cũng có sự cạnh tranh lớn. Học tại trường, bạn sẽ được kiến tập ở Đài VTV (nếu đỗ Báo truyền hình) hoặc có thể là Đài VOV (nếu đỗ Báo phát thanh). Các bạn sẽ có cơ hội trực tiếp tham gia thử sức với câu lạc bộ “cam go” nhất trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền là AMC.

Xem thêm: Lịch thi và tổng hợp bộ đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

VII. Ba phương thức tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2022 

Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 sinh viên và dành 70% chỉ tiêu tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo thông báo tuyển sinh dự kiến, trường chia các chương trình đào tạo thành bốn nhóm, gồm: Báo chí, nhóm 2 (các ngành khối lý luận), nhóm 3 (ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) và nhóm 4 (các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế).

Tương tự năm ngoái, Học viện giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh.

- Phương thức 1:  Xét học bạ.

Trường dành 20% chỉ tiêu, tương đương 390 sinh viên, cho phương thức này. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình năm học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12) và điểm trung bình năm học kỳ các môn Ngữ văn hoặc Lịch sử hoặc Tiếng Anh.

Nếu đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia, thí sinh được cộng 0,1-0,3 điểm. Trong trường hợp có chứng chỉ tiếng Anh, điểm cộng dao động 0,1-0,5.

- Phương thức 2: Trường ưu tiên xét tuyển với thí sinh có IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác. Ngoài ra, các em phải đảm bảo đạt điểm trung bình không dưới 7, hạnh kiểm tốt trong năm kỳ bậc THPT (tính đến kỳ I lớp 12). Riêng với các chương trình thuộc nhóm Báo chí, điểm học bạ môn Văn trong năm kỳ phải từ 6,5 trở lên.

- Phương thức 3:  Trường xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 và dành 70% chỉ tiêu cho phương thức này.

Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), C00 (Văn, Sử, Địa), C03 (Văn, Toán, Sử), C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh), D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) và D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).

Ngoài những phương thức trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu không hạn chế. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp. 

Chỉ tiêu và tổ hợp với những chuyên ngành sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh:

2

2

4

8

2

Chỉ tiêu và tổ hợp với những chuyên ngành sử dụng điểm thi tiếng Anh được quy đổi từ các chứng chỉ quốc tế:

6

8

88

5

Để đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải có điểm học tập từng kỳ của 5 kỳ học từ 6 trở lên, hạnh kiểm không dưới khá. Riêng thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật ở mắt, nữ cao 1,6 m và nam 1,65 m trở lên. Thí sinh ngành chuyên đào tạo giảng viên lý luận chính trị không nói ngọng, lắp và bị dị tật về ngoại hình.

Nguồn vnexpress

Xem thêm: Trường Đại học Công nghiệp TP HCM có gì thu hút sinh viên?

VIII. Kết luận 

Mùa thi THPT Quốc gia sắp tới, chúc những bạn học sinh lớp 12, những bạn đang có ý định tìm hiểu thông tin tư vấn tuyển sinh, thi vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ đạt được kết quả tốt và nhận thấy đây là môi trường phù hợp với mình. Hy vọng bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn tình đồng đội, tình cảm gắn bó tập thể và luôn yêu trường giống như những sinh viên đang học tập tại đây!