Đại học Thăng Long hay được viết tắt là TLU là một trường đại học đã có nhiều thành tích đáng kể và lọt top các trường đại học tại Hà Nội có nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng theo học và xem xét điểm chuẩn Đại học Thăng Long.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học sắp tới, đối với các bạn học sinh lớp 12 đều đã ít nhiều được nghe về tuyển sinh đại học và biết đến đại học Thăng Long. Vậy Đại học Thăng Long là trường đại học như thế nào mà lại được các bạn học sinh quan tâm tới vậy? Đại học Thăng Long có những điều gì thú vị mà các bạn theo học và điểm chuẩn đại học Thăng Long.

I. Giới thiệu sơ lược về TLU 

Trường TLU là viết tắt của Thăng Long University (Đại học Thăng Long). Đại học Thăng Long là trường đại học tư thục tại Hà Nội, thành lập ngày 15/12/1988. Trường đại học Thăng Long từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 33 năm hình thành và phát triển cả về chất lượng cũng như cơ sở vật chất như hiện tại. Đại học Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và lọt top các trường đại học ở Hà Nội.

 Giới thiệu sơ lược về TLU Giới thiệu sơ lược về TLU

Ngày đầu của Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập, Đại học Thăng Long điểm chuẩn. Đến năm 2005 ông Phan Văn Khải- Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời đấy quyết định chuyển đại học Thăng Long sang trường tư thục. Đại học Thăng Long bước đầu khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, điều đó góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao giúp đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

II. Điều kiện đào tạo của đại học Thăng Long

1. Hoạt động sinh viên

Sau khi bạn đỗ theo điểm chuẩn Đại học Thăng Long vào trường đại học Thăng Long có hoạt động sinh viên của sinh viên toàn trường rất đa dạng với gần 30 câu lạc bộ ở các lĩnh vực khác nhau. Đó chính là điểm thuận lợi cho sinh viên Thăng Long có thể gặp gỡ, trao đổi và làm quen bạn mới sau các giờ học căng thẳng. Không chỉ vậy, các câu lạc bộ này còn giúp sinh viên Thăng Long có thể khám phá và phát triển những năng lực, khía cạnh riêng của bản thân.

Trong đó, có thể kể tên một số câu lạc bộ như: câu lạc bộ Bóng rổ, câu lạc bộ Karate, câu lạc bộ Cầu lông, câu lạc bộ Bóng bàn và câu lạc bộ Âm nhạc...

2. Đội ngũ giảng viên

Trường đại học Thăng Long có những giảng viên nhiệt tình và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục cùng với gần 240 giảng viên cơ hữu của trường đại học Thăng Long (trong đó có 13 giáo sư, 17 phó giáo sư và 23 tiến sĩ ,124 thạc sĩ) và 177 giảng viên thỉnh giảng (gồm có 67 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ). Hội đồng Khoa học của trường gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực sau : Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính,…

Ở Đại học Thăng Long, sinh viên/ học viên luôn được tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, đặt vấn đề trực tiếp với giảng viên/ cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đại học Thăng Long mang mục đích hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục công bằng, mọi tiếng nói của người học đều được lắng nghe để hoàn thiện hoạt động giáo dục cùng cơ sở vật chất ở mức tốt nhất.

Đội ngũ giảng viên của Đại học Thăng Long

3. Cơ sở vật chất

Đại học Thăng Long không thể không kể đến cơ sở vật chất của trường.Trường đại học Thăng Long được đặt tại đường Nghiêm Xuân Yêm – quận Hoàng Mai – Hà Nội, trường đại học Thăng Long được mệnh danh và được biết đến là trường đại học đẹp nhất Hà Nội với cơ sở vật chất được chú trọng, bởi trường được đầu tư, thiết kế và xây dựng trên cơ sở hiện đại và tiện nghi trong vùng diện tích đất nền 2,3 ha. Chính do đó cơ sở vật chất của trường được đánh giá là trường Đại học đẹp nhất tại Hà Nội.

4. Cựu sinh viên nổi bật 

Ca sĩ Tuấn Hưng

Ca sĩ Tuấn Hưng đã từng theo học ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Thăng Long. Cho đến năm thứ ba tại Đại học Thăng Long, Tuấn Hưng tham gia vào nhóm “Quả dưa hấu” và trở thành một ca sĩ được rất nhiều quý mến cho đến thời điểm hiện tại.

Phạm Vân Anh

Phạm Vân Anh người xuất sắc vào top 3 trong cuộc thi The Voice 2015. Cô được biết đến chiến binh cùng giọng ca đầy nội lực của đội huấn luyện viên Mỹ Tâm. Sau khi tham gia chương trình cô đã làm cho mọi người biết đến nhiều hơn về ngôi trường Đại học Thăng Long.

Phạm Anh Duy

Phạm Anh Duy được biết đến với tên gọi là Duy Pad cũng từng là một sinh viên của đại học Thăng Long và được cộng đồng mạng chú ý đến khi tham gia chương trình ăn khách “The Voice 2015”. Trong đó anh nổi tiếng với một số bài hát sau : Phố thị, Đường về,…

Đồng Thủy Tiên

Đồng Thủy Tiên cũng là gương mặt nổi bật được biết đến thông qua các cuộc thi thu hút khán giả như  X-Factor, Việt Nam Idol,... đồng thời cô là cựu sinh viên ngành tài chính của Đại học Thăng Long. Thủy Tiên là người có thể dễ dàng gây được ấn tượng với mọi người bởi giọng hát cao vút cùng với ngoại hình xinh xắn của mình .

III. Đại học Thăng Long đào tạo những chuyên ngành gì?

Trường đại học Thăng Long thi tuyển sinh đại học theo chương trình đào tạo bao gồm 6 khoa đào tạo chính, tùy theo từng chuyên ngành Đại học Thăng Long điểm chuẩn là khác nhau. Trong các khoa đều có chuyên ngành riêng và được xếp cùng vào một nhóm ngành. Sau khi được đào tạo ở đại học Thăng Long có thể nhận được bằng cử nhân hoặc thạc sĩ.

Đại học Thăng Long đào tạo những chuyên ngành gì?

Đại học Thăng Long đào tạo những chuyên ngành gì?

  • Khoa toán, tin học, công nghệ :Toán học ứng dụng, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin,Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,..

  • Khoa kinh tế - quản lý: Kế toán, Kinh tế Quốc tế, Tài chính ngân hàng, Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing...

  • Khoa ngôn ngữ: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản,...

  • Khoa điều dưỡng và khoa học về sức khỏe: Điều dưỡng, Dinh dưỡng.

  • Khoa khoa học xã hội và nhân văn: Công tác xã hội, Việt Nam học, truyền thông đa phương tiện.

  • Năng khiếu: Thanh nhạc.

Cùng với các ngành chính, đại học Thăng Long còn tuyển sinh đại học liên kết với các trường đại quốc tế để giúp sinh viên có thể lựa chọn đa dạng các ngành nghề, cách học phù hợp. Khi tốt nghiệp các chương trình học liên kết sinh viên có thể nhận được bằng tốt nghiệp mà do chính trường đại học này cung cấp.

IV. Cảm nhận của sinh viên về trường Đại học Thăng Long (Hà Nội)

Đại học Thăng Long là một trường đại học tư thục tại  Hà Nội, đây là một trong những top trường đại học tốt nhất Việt Nam; văn bằng của trường được  nằm trong hệ thống văn bằng Quốc gia. Nhà trường được tập trung một đội ngũ giảng viên trong đó có nhiều giáo sư, các phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Cùng với đó liên kết với các chương trình đào tạo liên kết các trường đại học quốc tế và cơ sở vật chất hiện đại là yếu tố tác động đến học sinh đang tuyển sinh đại học và sinh viên tại trường.

Dành cho những bạn đang có nguyện vọng xét tuyển theo điểm chuẩn Đại học Thăng Long và có ý định dân lập thì học đơn giản:

+ Trường TLU này không phải dành để chơi, mà sẽ là học thật thi thật, vậy nên bạn cần phải bỏ ý định chép bài quay phao tại trường Đại học Thăng Long.

+ Để đỗ vào trường Đại học Thăng Long điểm chuẩn thì bạn nên học thật thi thật còn nếu không chăm chỉ bạn phải thi lại hay học lại như chơi.

+ Bài giảng giải của giảng viên của TLU dễ hiểu, tuy nhiên sẽ giảng rất nhanh, nếu bạn không chú ý và tập trung chắc chắn bỏ lỡ kiến thức.

+ Ở TLU thì tùy từng khoa độ khó sẽ khác nhau, nếu bạn đang học ở tại khoa Toán Tin, thì bạn nên cẩn thận vì một nửa học sinh sẽ phải bỏ cuộc ở khoa này vì việc học rất khó và nặng, còn nếu như những bạn học tốt trụ lại được tích lũy được kiến thức nhất định để đi làm thêm vào các năm tiếp theo.

Cựu sinh viên đại học Thăng Long

Cảm nhận của sinh viên về trường Đại học Thăng Long (Hà Nội)

* Điểm cộng của trường:

- Cơ sở vật chất của Đại học Thăng Long (TLU) thì trên cả tuyệt vời, nếu bạn thi đỗ theo điểm chuẩn Đại học Thăng Long vào trường thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải lo học trong cảnh nóng vã mồ hôi vào mùa hè hay lạnh giá, rét buốt vào mùa đông, và cũng như không lo về độ ồn bên ngoài vì mỗi phòng học đều có cách âm.

- Hệ thống phòng học của TLU được thiết kế một cách hiện đại, tiện ích.

Note (Chú ý):

+ Vì do việc học ở TLU rất nặng, nếu như bạn không thật sự chăm chỉ và nỗ lực thì mình nghĩ các bạn nên chọn học ở một ngôi trường khác, còn nếu như bạn nỗ lực thật sự thì khi ra trường quả chín là do bạn gặt hái.

+ Học phí: Về vấn đề này mà rất nhiều bạn lo lắng, thì hiện tại mức học phí của Đại học Thăng Long là 330k/1 tín chỉ các bạn nhé, mình có thể kể ra không dưới 3 trường hiện đang có mức phí tín chỉ cao hơn so trường Thăng Long mà chất lượng về cơ sở vật chất không bằng.

+ Trường Đại học Thăng Long đặc biệt chú trọng đào tạo cho sinh viên cả về ngoại ngữ, vậy nên xác định vào là các bạn theo mức điểm chuẩn Đại học Thăng Long sẽ phải học tiếng anh khá nhiều, đổi lại là những môn từ cấp 3 lên sẽ được bỏ qua ví dụ như bạn X bên Toán Tin sẽ không cần phải học Vật lý, hóa học thay vào đó là bạn ấy sẽ được học vào chuyên ngành từ sớm. Đồng thời các kỹ năng về tư duy logic ở khoa này có thể tự học hoặc có thể tham gia clb Tin Học sẽ được training miễn phí.

Những điểm cộng nổi bật cho trường Đại học Thăng Long là về mức điểm chuẩn Đại học Thăng Long, có cơ sở vật chất siêu tốt, tiện nghi và đáp ứng được những nhu cầu học tập của sinh viên; môi trường học thì thực sự rất nghiêm túc; chương trình học tiên tiến và chú trọng ngoại ngữ; tiêu biểu hơn là giảng viên của Đại học Thăng Long rất thân thiện. Mức học phí ở TLU hiện tại tuy xét là hơi cao nhưng nó cũng hoàn toàn xứng đáng với chất lượng đào tạo mà Đại học Thăng Long đem lại. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một ngôi trường tư thục với đầu vào Đại học Thăng Long điểm chuẩn thấp nhưng môi trường học tốt thì chắc chắn đây sẽ là một lựa chọn cực kì đáng cân nhắc.

V. 2 điều ‘đáng’ để học ở ĐH Thăng Long

1. Khi học đi đôi với hành

Khi đỗ theo mức điểm chuẩn Đại học Thăng Long vào trường thì “Đáng” là từ bạn Đ.V.H (sinh viên Khoa Kinh tế - Chuyên ngành Tài chính”) đã sử dụng khi để nói về quá trình theo học tại Đại học Thăng Long. Bởi vì qua đó bạn H đã được học tập và trải nghiệm xứng đáng với những công sức và tiền bạc bỏ ra. Nhờ có việc học kết hợp với thực hành làm nâng cao cảm hứng học tập và khả năng tiếp thu cho những sinh viên như bạn H.

“Trường TLU rất tạo điều kiện để sinh viên phát triển năng lực của bản thân. Ví dụ có các phòng seminar với đầy đủ cơ sở vật chất như máy chiếu và các thiết bị để sinh viên có thể sử dụng, bọn em đã sử dụng các phòng này nhằm mục đích cho việc họp và lên kế hoạch tổ chức các sự kiện”, bạn H cho biết.

dh thăng long

Khi học đi đôi với hành ở Đại học Thăng Long

Con với việc học tập tại trường TLU của các sinh viên Đại học Thăng Long trở nên dễ dàng và thực tế hơn khi phương pháp học tập cũ là “thầy giảng - trò chép” đã dần được xóa bỏ. Sinh viên ở TLU khi đỗ theo kỳ tuyển sinh đại học với mức Đại học Thăng Long điểm chuẩn sẽ được trải nghiệm và học tập thiên về thực hành nhiều hơn. TLU phá bỏ những phương pháp giáo dục, giảng dạy truyền thống chỉ giảng dạy lý thuyết và ít vận dụng thực tế; hiện trường Đại học Thăng Long đang có mô hình các lớp thực hành mô phỏng lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên ở TLU có một môi trường học tập và thực hành sát với môi trường làm việc thực tế của các doanh nghiệp.

“Em  cảm thấy Đại học Thăng Long luôn có một môi trường học mở, bên cạnh đó còn có các khu tự học, thư viện, thư viện ngoài trời,… đã tạo cho sinh viên nâng cao khả năng tự học, tự do sáng tạo, và khả năng hoạch định cho tương lai”, cựu sinh viên Đ.N.A chia sẻ, Khoa Quản trị kinh doanh.

Theo TS. P.H.P - Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long cho biết những đơn vị Ngân hàng, Khách sạn, Dịch vụ khi đến thăm quan các phòng thực hành của trường thì đã có đánh giá rất cao, rất tích cực. Do đó 100% sinh viên tốt nghiệp tại trường TLU sẽ có việc làm với mức lương khởi điểm đáng mơ ước là từ 9,7 triệu đồng/tháng. (Kết quả theo khảo sát của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội).

Cùng quan điểm với TS. P.H.P, thì ông N.Đ.H, hiện đang là Quản lý Nhân sự, Ngân hàng Eximbank miền Bắc cũng khẳng định rằng những sinh viên Đại học Thăng Long mà Eximbank tiếp cận là cũng rất là “ok”, nhất là độ từng trải, chín chắn và hiểu sát với thực tế.

“Khi tôi tiếp xúc với sinh viên các trường khác hầu như họ hiểu rất mơ hồ và chủ yếu là lý thuyết. Vậy nên khi được đến với Ngày hội việc làm của trường Đại học Thăng Long thì tôi cảm thấy rất bất ngờ. Sinh viên ở TLU có những cái nhìn nhận sát với thực tế của yêu cầu công việc. Sinh viên ở đây học sát với thực tế nên rất  hiểu việc, từ đó thì đương nhiên là chất lượng tuyển dụng cũng sẽ cao”.

2. Đào tạo theo nhu cầu thị trường 

Khác với các với các mô hình đại học truyền thống, thì Đại học Thăng Long luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động và chú trọng việc đầu tư vào chương trình giảng dạy, đồng thời luôn mở các ngành học mới để theo kịp nhu cầu của nguồn nhân lực.

dh thăng long

Đào tạo theo nhu cầu thị trường tại Đại học Thăng Long

Ví dụ như mùa tuyển sinh đại học 2019-2020, trường Đại học Thăng Long đã đưa vào 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện”. Đây là 2 ngành hiện tại đang có nhu cầu cao về tuyển dụng, luôn đòi hỏi về một lượng nhân lực lớn và có chất lượng cao. Thực tế khảo sát về tuyển sinh đại học cho thấy là có khá đông nguyện vọng muốn theo học 2 ngành học này tại Đại học Thăng Long, điểm chuẩn Đại học Thăng Long ở 2 ngành này.

Ngoài ra ở Đại học Thăng Long còn đang có hệ thống điểm danh thông minh bằng nhận diện khuôn mặt (AI), để tránh tình trạng gian lận trong học tập. Các môn học đại cương tại TLU đã được giảm tải thời lượng học trên lớp mà dựa trên hình thức học trực tuyến (online), hay hệ thống lớp học tương tác từ xa giúp tiết kiệm chi phí đi lại và xóa bỏ cản trở về địa lý cho người học… đây cũng là những yếu tố giúp cho 2 chuyên ngành mới là “Logistics - quản trị chuỗi cung ứng” và “Truyền thông đa phương tiện” trở nên hấp dẫn hơn, Đại học Thăng Long điểm chuẩn về 2 chuyên ngành này.

VI. Trường Đại học Thăng Long tuyển sinh 2022

Năm 2022, trường Đại học Thăng Long tuyển sinh 3.130 chỉ tiêu ở 23 ngành theo 8 phương thức cụ thể như sau: 

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà nội tổ chức

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp học bạ và thi năng khiếu

Phương thức 6. Xét tuyển học bạ

Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập môn Toán ở Trung học phổ thông

Phương thức 8: Xét tuyển kết quả dựa trên thành tích về nghệ thuật, thể thao

Thông tin chi tiết Xem tại đây 

Xem thêm: Học viện Kỹ thuật Mật mã là trường gì? Mục tiêu đào tạo của các ngành

VII. Kết luận 

Thông qua những thông tin mà 123job đã chia sẻ với bạn đọc giúp bạn nắm được về Đại học Thăng Long, chương trình tuyển sinh của Đại học Thăng Long, cơ sở vật chất và điểm chuẩn Đại học Thăng Long. Rất mong những thông tin trên mà 123job sẽ hữu ích với bạn đọc đặc biệt là các bạn thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào Đại học Thăng Long