Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là trường có bề dày 50 năm thành lập và 60 năm truyền thống đào tạo, góp mặt trong Top ngôi trường có chất lượng giáo dục - đào tạo cao trên khắp cả nước, cũng như uy tín trong khu vực và quốc tế.
Một mùa tuyển sinh lại sắp đến gần, chắc hẳn lúc này các em học sinh cũng như phụ huynh đang rất lo lắng chưa biết nên chọn trường gì, ngành học gì cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc một ngôi trường Đại học với chất lượng hàng đầu trên cả nước - Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cơ sở vật chất Đại học Kiến trúc, học phí Đại học Kiến trúc cũng như các thông tin về Đại học Kiến trúc nhé!
I. Tổng quan trường đại học kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc có trụ sở chính đặt tại Km10, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Hiện nay trường có 31 đơn vị trực thuộc, trong đó có 14 đơn vị thuộc khối đào tạo, 11 đơn vị thuộc khối quản lý và có 06 đơn vị thuộc khối lao động sản xuất và chuyển giao công nghệ;
- Nhà trường hiện nay có trên 1000 cán bộ viên chức và người lao động hợp đồng, trong đó có 520 là cán bộ giảng dạy, 01 Giáo sư, 29 Phó Giáo sư, 99 Tiến sĩ và 402 Thạc sĩ.
Tổng quan trường đại học kiến trúc Hà Nội
Về cơ sở vật chất của trường Đại học Kiến trúc:
- Lớp học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại;
- Thư viện điện tử với hàng nghìn đầu sách khác nhau nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu của giáo viên và sinh viên;
- Trường có nhà thi đấu dành cho các hoạt động thể dục thể thao của cán bộ và sinh viên;
- Ký túc xá rộng cho hơn 500 sinh viên, có cả khu Ký túc xá dành riêng cho sinh viên Lào và sinh viên Campuchia;
- Nhà lớp học hiện đại với 13 tầng có thang máy;
- Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội còn có: 3 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia:
- 1 phòng thí nghiệm hóa nước vi sinh;
- 1 phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình LAS256XD;
- 1 phòng thí nghiệm XD LAS1022 về vi khí hậu và môi trường.
Xem thêm: Đánh giá chi tiết về trường đại học Nguyễn Tất Thành TP HCM
II. Lịch sử trường đại học kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập năm 1969 là một mốc son lịch sử vô cùng quan trọng và đáng nhớ trong sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành Xây dựng nước ta.
Xem thêm: Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM- Ngôi trường của nhiều diễn viên nổi tiếng
III. Sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Sứ mạng:
- Đảm nhiệm công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật các khối ngành kinh tế - xã hội của Đất nước ở trình độ đại học và sau đại học, đặc biệt là các ngành như kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý đô thị;
- Là trung tâm đi đầu trong việc nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản;
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng cao để phục vụ cho yêu cầu xây dựng và phát triển Đất nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu:
- Đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho ngành Xây dựng và các ngành kinh tế khác;
- Tạo lập cơ hội được học tập đa ngành, đa lĩnh vực liên thông cho tất cả người học, tạo điều kiện để người học phát huy được tối đa tiềm năng và những điểm mạnh của mình;
- Xây dựng thành công nội dung, những chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với khoa học công nghệ hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế;
- Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đạt trình độ cao đồng thời thu hút được nhiều nhân tài trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
- Tạo môi trường tốt về cơ sở vật chất, xã hội cũng như ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao.
Tầm nhìn:
Đến năm 2020, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phấn đấu trở thành Trường Đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành và đa lĩnh vực khác nhau, có tính hội nhập cao; phấn đấu, nỗ lực để trở thành một Trường Đại học mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của con người để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đồng thời phấn đấu là ngôi trường nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão của sinh viên.
Sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi ĐH Kiến trúc
Giá trị cốt lõi:
- Giảng viên, viên chức, học viên và sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội luôn luôn tự hào, ý thức được đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy tốt truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường;
- Giảng viên, cán bộ viên chức Nhà trường tự hào vì được góp một phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ Kiến trúc sư, Cử nhân, Kỹ sư, Nhà khoa học có tài, có đức, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
- Được học tập, rèn luyện tại cái nôi chuyên đào tạo Kiến trúc sư danh tiếng ở cả trong và ngoài nước là động lực lớn thúc đẩy học viên, sinh viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để phát triển bền vững và lâu dài.
Xem thêm:Nên hay không đăng ký hồ sơ vào trường đại học Điện lực
IV. Các ngành đào tạo của trường kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo các ngành như:
- Kiến trúc;
- Quy hoạch vùng và đô thị;
- Kiến trúc cảnh quan;
- Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc;
- Thiết kế đồ họa;
- Thiết kế thời trang;
- Thiết kế nội thất;
- Điêu khắc;
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Xây dựng công trình ngầm đô thị;
- Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng;
- Quản lý xây dựng;
- Kinh tế Xây dựng;
- Kỹ thuật cấp thoát nước;
- Kỹ thuật hạ tầng đô thị;
- Kỹ thuật môi trường đô thị;
- Công nghệ cơ điện công trình;
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;
- Công nghệ thông tin.
Xem thêm:Giải đáp những thắc mắc về tuyển sinh đại học y tế công cộng?
V. Học phí của trường đại học kiến trúc Hà Nội qua các năm
Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội 2019 - 2020 là:
- Đối với chương trình đại trà có mức học phí trung bình là 10.600.000 đồng/năm.
- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao có mức học phí trung bình là 49.000.000 đồng/năm.
Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội 2020 - 2021 là:
- Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội dự kiến với sinh viên chính quy có thời gian đào tạo 4,5 năm là 318.000đ/tín chỉ.
- Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội dự kiến với sinh viên chính quy có thời gian đào tạo 5,0 năm là 331.250đ/tín chỉ.
Xem thêm:Học sinh băn khoăn thông tin gì về Đại học Dược Hà Nội?
VI. Lý do nên điều chỉnh nguyện vọng vào ĐH Kiến trúc Hà Nội
1. Nơi thể hiện đam mê, chắp cánh sự nghiệp
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội luôn chào đón học sinh có khả năng học tập khối A00, A01, B00, D01, D07 thi tuyển vào các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật, xây dựng, quản lý, kinh tế.... Trong khi đó, học sinh có năng khiếu mỹ thuật có thể dự thi khối V00, H00 vào các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như kiến trúc, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan, nội thất, đồ hoạ, thời trang hay điêu khắc…
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các chương trình đào tạo kiến trúc sư bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, giúp cho sinh viên có cơ hội được “du học tại chỗ” với chi phí tối ưu nhất cũng như tiết kiệm được thời gian. Sinh viên trường sẽ được cung cấp các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết nên khi tốt nghiệp họ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Buổi học thực hành của sinh viên Đại học Kiến trúc
Không chỉ được trau dồi tại một trong những trường đại học hàng đầu về kiến trúc, công nghệ thông tin, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng... tân sinh viên ĐH Kiến trúc còn có cơ hội nhận nhiều học bổng hấp dẫn.
Bên cạnh đó nhà trường cũng chú trọng kết hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, cho học sinh tham gia những buổi trải nghiệm thực tế tại các công ty, doanh nghiệp. Từ đó giúp cho sinh viên có được những kiến thức thực tế, trở thành kỹ sư công nghệ cao và đáp ứng tốt được các nhu cầu khắt khe của thị trường.
2. Thầy cô tâm lý, phong trào sôi nổi
Tại HAU, các thầy cô được nhiều sinh viên yêu mến bởi khiếu hài hước, tâm lý, tâm huyết với nghề và đầy thân thiện. Không chỉ có trình độ chuyên môn cao, các thầy cô trong trường còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Đặc biệt ai cũng giản dị và thân thiện với sinh viên, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi họ gặp khó khăn trong việc học tập cũng như trong cuộc sống.
Tại trường ĐH Kiến Trúc có nhiều câu lạc bộ về năng khiếu, học thuật, nghệ thuật… Việc tham gia vào các câu lạc bộ này sẽ giúp cho sinh viên trau dồi được các kỹ năng cần thiết, năng động hơn và có được những kỷ niệm đẹp thời sinh viên tại đây.
Tại Đại học Kiến trúc Hà Nội có rất nhiều phong trào sôi nổi
VII. Thông tin tuyển sinh chính thức năm 2022
1. Các ngành/chuyên ngành, chỉ tiêu, tổ hợp môn thi/xét tuyển và văn bằng tốt nghiệp
Các ngành/chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành), chỉ tiêu, tổ hợp môn thi/xét tuyển và văn bằng tốt nghiệp được thể hiện trong bảng dưới đây:
Thông tin tuyển sinh năm 2021
Đối với thí sinh đăng ký các ngành/nhóm ngành có nhiều hơn 01 tổ hợp xét tuyển thì các tổ hợp xét tuyển được xét bình đẳng khi xác định điểm trúng tuyển. Do đó, thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả điểm thi cao nhất.
Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học, Hội đồng Tuyển sinh Trường sẽ tổ chức phân ngành học cho các thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành dựa trên các điều kiện sau: Điểm xét tuyển của thí sinh; nguyện vọng ngành học của thí sinh; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành hoặc theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh Trường.
2. Phương thức tuyển sinh
Như nhiều trưởng đại học khác, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cũng áp dụng một số phương thức tuyển sinh như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển điểm thi THPT năm 2022.
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm học bạ THPT.
Phương thức 3: Xét theo diện tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng dựa vào quy định của Bộ GD & DT kết hợp với quy định trường đề ra.
Phương thức 4: Một số ngành tổ chức thi năng khiếu kết hợp xét tuyển.
- Với các ngành năng khiếu (có mã xét tuyển KTA01, KTA02, KTA03, 7210403, 7210404), Nhà trường sử dụng hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển như sau: Kết hợp thi tuyển bằng các môn thi năng khiếu (Vẽ mỹ thuật, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu) với kết quả điểm thi một số môn văn hoá (Toán, Vật lý và Ngữ văn) của thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (có bảo lưu điểm thi THPT quốc gia năm 2019 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020).
- Với nhóm ngành KTA04 và các ngành còn lại, Nhà trường tổ chức tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (có bảo lưu điểm thi THPT quốc gia năm 2019 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020) hoặc xét tuyển bằng kết quả học tập của 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT của thí sinh.
Nhà trường có sử dụng kết quả miễn thi bài thi Anh Văn để xét tuyển.
- Thí sinh trúng tuyển các ngành Kiến trúc, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, nếu có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện về điểm xét tuyển, trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà trường sẽ được tham gia xét tuyển vào các lớp K+ (ngành Kiến trúc) hoặc X+ (ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp).
3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Nhà trường thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của Bộ GDĐT và chính sách ưu tiên của Nhà trường.
Ngoài ra, Nhà trường cũng thực hiện chế độ khuyến khích trong tuyển sinh đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng và trúng tuyển vào nhóm ngành KTA04 và/hoặc các ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng. Cụ thể như sau:
- Miễn phí một học kỳ cho 25% số thí sinh đăng ký sớm;
- Cam kết 50% số sinh viên có thành tích học tập tốt nhất được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp;
Nhà trường cũng sẽ tặng 23 suất học bổng cho 23 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất ở mỗi ngành.
Nguồn: Đại học Kiến trúc Hà Nội
VIII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về cơ sở vật chất, học phí, chương trình đào tạo Trường Đại học Kiến trúc mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Trường Đại học Kiến trúc. 123job chúc bạn hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia với kết quả tốt nhất và có được tấm vé vào trường Đại học Kiến trúc Hà Nội! Nếu bạn muốn tham khảo thêm thông tin về các trường Đại học khác trên cả nước thì hãy theo dõi 123job để được cập nhật những thông tin mới nhất nhé!