Trong Marketing, thuật ngữ 4P được coi như là kiến thức căn bản và đem lại nhiều ứng dụng cao. Vậy 4P Marketing là gì? Chiến lược Marketing 4P nên được áp dụng như thế nào… Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Internet làm các doanh nghiệp cũng cần thay đổi cách tiếp cận thông tin và thị trường. Do đó, phương thức truyền thông, Marketing cũng từ đó thay đổi. Tuy nhiên dù thay đổi theo xu hướng nào thì Marketing cũng cần phải bám chặt vào những kiến thức, nền tảng cốt lõi. Một trong số những nền tảng đó là kiến thức về 4P Marketing

I. Thế nào là Marketing Mix? 4P marketing là gì? 

1. Marketing Mix được hiểu như thế nào?

Mix trong tiếng Anh được hiểu là sự “trộn” hoặc là “hỗn hợp” của nhiều thứ lại với nhau. Vậy Marketing Mix có thể được hiểu là Marketing hỗn hợp. Còn từ “Marketing” thì thật khó có thể tìm được từ ngữ nào ở Việt Nam để có thể dịch một cách chính xác. Các bạn có thể hiểu các hoạt động Marketing vô cùng rộng lớn, bao gồm: truyền thông Marketing, truyền thông đa phương tiện, hoạt động truyền thông nội bộ, các hoạt động liên quan tới sản phẩm như định giá, phân phối, thiết kế, quảng cáo, xúc tiến bán…  

Quay trở lại khái niệm về Marketing Mix, đó chính là sự kết hợp của các khái niệm cơ bản trong Marketing liên quan tới 4P Marketing. Nhờ các công cụ Marketing 4P mà các sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng/khách hàng một cách nhanh và hiệu quả hơn. 

2. 4P marketing là gì? 

4P Marketing là một khái niệm kinh điển của Marketing, đó chính là 4 chữ P trong Marketing và ngày nay được phát triển trở thành 7P, 8P hoặc thậm chí 15P. Vậy 4P trong Marketing là những gì? Đó chính là các chữ cái đầu tiên được viết tắt nhằm tạo nên một chiến lược marketing 4P. 

Đầu tiên là P(1) = Produce hay chính là sản phẩm. Sản phẩm trong Marketing được hiểu là các vật chất hữu hình, có thể sở hữu hoặc các dịch vụ mà do công ty, doanh nghiệp cung cấp tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để từ đó tạo ra thu nhập và lợi nhuận. Xoay quanh chữ P đầu tiên trong 4P Marketing, các nhà quản trị cần quan tâm và để ý tới các khía cạnh liên quan tới sản phẩm như: 

  • Nhãn hiệu/ thương hiệu sản phẩm: đây chính là tên của sản phẩm hoặc dòng sản phẩm. Mỗi một cách đặt tên đều cần thống nhất với chiến lược truyền thông và cách định giá sản phẩm.
  • Bao bì, thiết kế: vấn đề về thiết kế bao bì hay còn liên quan tới vấn đề design đó là việc nhà quản trị định hướng chiến lược từ giá trị sản phẩm mang lại, định hướng khách hàng để thiết kế bao bì sản phẩm cho phù hợp. Có thể lấy ví dụ về một dòng sản phẩm xanh - thân thiện với môi trường thì nhà quản trị cần có thiết kế thiên nhiên, định hướng việc phát triển môi trường bền vững do đó việc lựa chọn các bao bì giấy hoặc tái sử dụng nhiều lần là phù hợp nhất. 

4P marketing

4P marketing

Tiếp theo, chữ P thứ 2 trong 4P Marketing chính là Price hay giá cả. Đó chính là giá cả của sản phẩm. Có nhiều yếu tố quyết định đến giá của một sản phẩm hay một dịch vụ. Một số chiến lược định giá hiện nay như: 

  • Chiến lược định giá dựa vào chi phí sản xuất: Thông thường một số nhà sản xuất xác định kỹ các khoản chi phí từ sản xuất đến thiết kế bao bì, vận chuyển… để định giá bán sao cho có lãi là được. Mức lãi sẽ có tỷ lệ thường từ 15 - 20% tổng giá trị sản phẩm. 
  • Chiến lược định giá thấp: phù hợp với các sản phẩm hướng tới phân khúc khách hàng bình dân, dễ nhạy cảm với biến động của giá. Chiến lược giá này giúp tạo sự trung thành với khách hàng.
  • Chiến lược giá hớt váng: Cách định giá này trong chiến lược 4P Marketing phù hợp với các sản phẩm phân khúc cao. Có thể lấy ví dụ về điện thoại của Apple có giá rất cao trong khoảng thời gian đầu phát hành sản phẩm nhưng sau đó thì mức giá trở về ổn định và chỉ bằng ⅓ so với giá ban đầu. Các khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá này chủ yếu là những người đam mê thương hiệu, muốn khẳng định giá trị bản thân thông qua sở hữu những thương hiệu toàn cầu. 

Chữ P thứ 3 trong 4P Marketing Mix chính là Place hay phân phối. Hoạt động phân phối chính là việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới gần hơn người tiêu dùng thông qua những trung gian phân phối. Có hai loại kênh phân phối phổ biến hiện nay, đó là:

  • Kênh phân phối trực tiếp: Đó chính là việc nhà sản xuất đồng thời cũng là nhà phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng mà không qua các trung gian phân phối khác. Ví dụ bánh trung thu Madame Hương là chuỗi bánh trung thu được nhiều người yêu thích. Họ vừa là nhà sản xuất sản phẩm đồng thời cũng chính là các nhà phân phối thông qua các gian hàng của Madame Hương ở toàn quốc. Ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp trong 4P Marketing chính là chính sách một giá và đồng nhất giá. Điều này khiến người tiêu dùng không cần phải cân nhắc địa điểm mua sản phẩm. 
  • Kênh phân phối gián tiếp: nhà sản xuất phân phối sản phẩm thông qua các trung gian như hệ thống siêu thị, nhà hàng, điện máy… Với hình thức phân phối này giúp sản phẩm được phân phối một cách rộng rãi và người tiêu dùng mua sản phẩm một cách dễ dàng hơn. 

Chữ P cuối cùng trong 4P Marketing chính là Promotion hay xúc tiến hoặc có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị… Đây là cách để quảng bá để người tiêu dùng biết tới sản phẩm, thương hiệu. Một vài công cụ trong P(4) của 4P Marketing là: PR, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, khuyến mãi, quảng cáo… 

4P trong Marketing là gì

Tìm hiểu về 4P trong Marketing 

II. Các bước phát triển 4P trong Marketing Mix

Như vậy ở phần 1 các bạn đã hiểu về các công cụ trong 4P Marketing là gì, tác dụng. Vậy cách để phát triển chiến lược4P Marketing là gì, phần này sẽ cung cấp cho các bạn. 

1. Xác định được điểm bán hàng độc nhất 

Điểm bán hàng độc nhất của Marketing mix 4P  chính là USP - Unique Selling Point. Trong chiến lược định vị USP, các nhà quản trị cần xác định rõ những giá trị khác biệt, cốt lõi mà chỉ sản phẩm/ dịch vụ của họ mới có được. Hay chính là việc trả lời cho câu hỏi, sản phẩm của bạn có gì khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 

Các cạnh xác định USP hiện nay bao gồm nghiên cứu về người tiêu dùng, hành vi, nhu cầu của họ, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm trên thị trường hiện nay… 

2. Doanh nghiệp phải thật sự thấu hiểu khách hàng

Việc thấu hiểu khách hàng là điều không thể thiếu trong chiến lược 4P Marketing. Vì khách hàng chính là người mua, tiêu dùng và trả tiền cho sản phẩm. Do đó, nhà quản trị cần xác định rõ khách hàng hiện tại của mình là ai, ai là khách hàng mục tiêu, đâu là nhóm khách hàng mở rộng… Sản phẩm cần giải quyết được các vấn đề mà họ đang gặp phải… 

3. Tìm hiểu thật kỹ đối thủ

Có một câu nói mà muôn đời nay vẫn đúng “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều này được hiểu là bạn phải hiểu về chính mình và cả đối thủ của mình. Ứng dụng trong 4P Marketing Mix, nhà quản trị cần tìm hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh thông qua các phương diện: giá, chính sách hiện nay; chính sách bảo hành, đội ngũ nhân viên và thái độ phục vụ khách hàng… Đây đều là căn cứ để xây dựng chiến lược cho sản phẩm và đào tạo đội ngũ nhân viên. 

4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Hiện nay, phương thức bán hàng truyền thống đã dần nhường chỗ cho sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại. Do đó, việc nhà quản trị ngồi lại đánh giá các kênh phân phối là điều vô cùng quan trọng. Ở bước này, có hai câu hỏi lớn được đặt ra, đó là:

  • Khách hàng tiếp cận nguồn thông tin thông qua đâu? Có thể là Facebook, Instagram hay các website hoặc người nổi tiếng. Tùy thuốc vào từng nhóm khách hàng để doanh nghiệp lựa chọn và kết hợp các kênh truyền thông cho phù hợp và hiệu quả. 
  • Thói quen mua sắm và địa điểm mua sắm ở đâu? Việc nghiên cứu để trả lời câu hỏi này giúp sản phẩm có thể được bao quát và phân phối một cách rộng khắp và gần gũi với khách hàng hơn. Từ đó tăng khả năng mua hàng nhiều hơn. 

5. Phát triển chiến lược truyền thông marketing rõ ràng

Bước này chính là bước tiếp theo trong chiến lược 4P Marketing Mix, đó là nhà quản trị cần vạch ra các bước đi rõ ràng và sự phối hợp các công cụ Marketing cho phù hợp. Và cần có một bảng giám sát tiến độ công việc cũng như KPI hoàn thành công việc một cách cụ thể. 

6. Kết hợp các yếu tố và thường xuyên kiểm tra tổng thể

Đó là việc nhà quản trị cần thống nhất các công cụ Marketing trong 4P sao cho thống nhất và định hướng rõ ràng. Việc thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc là cách đánh giá chính xác, ngoài ra kiểm tra thường xuyên giúp bạn có thể dễ dàng phát hiện điều bất thường để điều chỉnh kịp thời. 

Các bước xây dựng chiến lược 4P Marketing

Các bước xây dựng chiến lược 4P Marketing 

III. Những minh chứng cụ thể cho sự thành công của các nhãn hàng khi áp dụng 4P marketing 

4P marketing đã phát triển và tồn tại cho tới ngày nay và vẫn giữ nguyên giá trị của chiến lược này. Dưới đây là một vài minh chứng rõ ràng về sự thành công của các nhãn hàng nổi tiếng khi sử dụng chiến lược 4P Marketing

1. Chiến lược 4P marketing tại MCDonald

MCDonald chính là một thương hiệu toàn cầu với sự xuất hiện hơn 118 quốc gia với chuỗi 35000 nhà hàng tại khắc toàn cầu. Đây là một thương hiệu không ai không biết. Dưới đây là chiến lược 4P marketing của MCDonald được coi là kinh điển trong Marketing. 

  • P(1) = Produce: sản phẩm nổi tiếng và cũng là thế mạnh của thương hiệu chính là Hamburgers, ngoài ra thực đơn của các quán MCDonald vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều món đồ ăn nhanh phục vụ nhu cầu khách hàng như: Gà rán, đồ tráng việc, đồ ăn sáng, cafe… 
  • P(2) = Price: giá cả, chiến lược giá được thương hiệu sử dụng bao gồm: định giá theo gói sản phẩm hay các combo sản phẩm và chiến lược định giá dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng. Khi khách hàng nhìn vào bảng giá combo thường luôn có suy nghĩ mình mua theo combo sẽ được lợi hơn rất nhiều khi mua đơn lẻ từng món. Chính điều này khiến tăng sản lượng và số lượng bán ra mỗi ngày của cửa hàng. 
  • P(3) = Place: MCDonald thực hiện chiến lược phân phối rộng khắp trong chiến lược Marketing của mình. Các cửa hàng MCDonald thường có vị thế đẹp, được đặt tại các nơi đông người qua lại hay các trung tâm mua sắm. Do đó, vô cùng thu hút khách hàng. 
  • P(4) = Promotion: truyền thông, các chương trình được MCDonald sử dụng đó là chạy quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng… Việc sử dụng kết hợp các công cụ này khiến khách hàng biết tới thương hiệu nhiều hơn và tăng tiêu dùng sản phẩm.  

2. Chiến lược 4P marketing tại Starbucks

Dưới đây là một ví dụ về chiến lược 4P Marketing của thương hiệu cafe triệu đô, chính là Starbucks:

  • P(1) = Sản phẩm cafe với nhiều dòng và hương vị khác nhau đáp ứng khẩu vị đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí như loại hạt cà phê, độ rang hạt cà phê, mùi vị… Chính sự tận tâm với từng hạt cà phê làm nên điều khác biệt cho thương hiệu này. 
  • P(2) = Giá cả: Do nhắm đến phân khúc tầm cao, nên giá của thương hiệu này khá cao trên thị trường cà phê Việt Nam hiện nay. Tuy giá cao tầm 75 - 150,000 đồng/ cốc cafe nhưng khách hàng vẫn yêu thích sử dụng vì yêu thích không gian quán và tạo nên đẳng cấp cho người dùng.
  • P(3) = Phân phối trực tiếp thông qua hệ thống cửa hàng của thương hiệu trên toàn thế giới. Các địa điểm cửa hàng được chọn dựa trên nhiều tiêu chí như mặt đường, các trung tâm đông đúc, các khu thương mại, thiết kế của quán cũng vô cùng tinh tế, độc đáo.
  • P(4) = Truyền thông, chính sách truyền thông của thương hiệu không phải chỉ có thành công hoàn toàn mà còn gặp phải nhiều vấn đề do chưa hoàn toàn tìm hiểu về văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng ở quốc gia bản địa. Chính vì vậy đã để lại nhiều bài học cho thương hiệu trong việc nghiên cứu kỹ quốc gia họ muốn hướng tới. 

IV. Kết luận

Tóm lại, 4P Marketing là một trong những kiến thức vô cùng hữu ích trong Marketing. Bài toán dành cho các nhà quản trị là cần hoạch định các chiến lược 4P Marketing cho phù hợp và bám sát vào doanh nghiệp của mình để đem lại hiệu quả cao nhất cho việc kinh doanh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp tới các bạn nhiều kiến thức hữu ích.