Mô hình 7P trong Marketing Mix ngày càng được ưa chuộng và áp dụng phổ biến. Marketing Mix như một chiếc chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp thành công, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Vậy Marketing Mix là gì? 7P gồm có những yếu tố nào?

Ngày nay đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Internet, các doanh nghiệp cũng vì thế mà cần thay đổi cách tiếp cận thông tin và thị trường để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Do đó, phương thức truyền thông, những chiến lược Marketing cũng từ đó thay đổi. Và một trong những xu hướng được ưa chuộng hiện nay là chiến lược Marketing Mix 7P. Vậy 7P trong Marketing là gì? 7P Marketing Mix bao gồm những yếu tố nào. Theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về 7P là gì, 7P trong Marketing Mix nhé!

I. Marketing Mix là gì?

Trước khi tìm hiểu về 7P là gì, 7P trong Marketing, Marketing Mix 7P là gì thì cùng ta cùng nhau tìm hiểu về Marketing Mix là gì nhé! Marketing Mix được hiểu đơn giản là đưa đúng sản phẩm hoặc kết hợp chúng ở đúng nơi, đúng thời điểm, đúng mức giá để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Marketing Mix chủ yếu có liên quan tới 4P marketing, 7P trong marketing và giả thuyết 4Cs được phát triển vào những năm 1990.

Marketing Mix là gì? 7P là gì?Marketing Mix là gì? 7P trong Marketing là gì?

II. 7P trong Marketing Mix là gì?

7P trong Marketing Mix bao gồm 7 yếu tố là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).

Năm 1960, một chuyên gia marketing có tên là E. Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing Mix 4P. Và sau đó thuật ngữ này đã được mở rộng thành 7P trong Marketing và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

III. Cơ sở hình thành mô hình Marketing Mix 7P là gì?

1. Product

Product (Sản phẩm) là một mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người, một nhóm khách hàng nhất định. Sản phẩm trong 7P Marketing Mix có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hay hàng hóa.

Vòng đời của một sản phẩm gồm có 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giới thiệu (introduction);
  • Tăng trưởng (growth);
  • Trưởng thành (maturity);
  • Thoái trào (decline).

Điều quan trọng trong chiến lược về sản phẩm của Marketing là phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khi nó nó đã đạt ở giai đoạn thoái trào. Để phát triển sản phẩm phù hợp bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Khi sử dụng sản phẩm/Dịch vụ này, điều khách hàng mong muốn là gì?
  • Họ sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ như thế nào, ở đâu?
  • Những tính năng, lợi ích cần phải có để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là gì?
  • Những tính năng quan trọng khách hàng cần mà sản phẩm bỏ lỡ là gì?
  • Tên sản phẩm có hấp dẫn, gây ấn tượng với khách hàng không?
  • Kích thước, màu sắc, logo, bao bì… có bắt mắt, thu hút được khách hàng không?
  • So với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì nổi bật hơn?

2. Price

Price (Giá bán) là khoản chi phí mà khách hàng bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Chiến lược về giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Chính vì vậy trước khi đưa ra quyết định thay đổi mức giá bán, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích kỹ càng. 

Một số câu hỏi trước khi đưa ra chiến lược giá của 7P trong Marketing có thể kể đến như:

  • Chi phí để sản xuất ra 1 sản phẩm là bao nhiêu?
  • Mức giá mà khách hàng mong muốn và có thể chi trả được là bao nhiêu?
  • Việc tăng giá hay giảm giá nhẹ ảnh hưởng thế nào đến thị phần cũng như số lượng khách hàng của doanh nghiệp?
  • Giá hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp được so với giá của đối thủ cạnh tranh không?

3. Place

Chữ P thứ ba của 7P trong Marketing là Place (Phân phối), là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Có 2 kênh phân phối được sử dụng phổ biến hiện nay là kênh phân phối trung gian và kênh phân phối trực tiếp. Trong đó các chiến lược phân phối sản phẩm của 7P trong Marketing bao gồm:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền.

Cơ sở hình thành mô hình Marketing Mix 7P là gì?Cơ sở hình thành mô hình 7P trong Marketing

4. Promotion

Promotion (Quảng bá) Là tập hợp những hoạt động nhằm gây ấn tượng, kích thích và thuyết phục khả năng mua sản phẩm của khách hàng và tạo uy tín đối với thương hiệu (Thúc đẩy bán hàng, tạo lợi thế cạnh tranh...). Hiện nay doanh nghiệp thường áp dụng rất nhiều những chiến lược quảng bá khác nhau để thu hút khách hàng như: Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp....

5. People

People (Con người) bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Nhân viên công ty có một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng doanh thu. Nếu nhân viên được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

6. Physical Evidence

Đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng, chính vì vậy doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra physical evidence trong chiến lược Marketing Mix 7P cũng liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được người tiêu dùng cảm nhận trên thị trường.

7. Process

Hệ thống và quy trình tổ chức hay là quy trình sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai dịch vụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn có một quy trình phù hợp để có thể giảm thiểu được chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

IV. Cách áp dụng 7P trong Marketing khi lập chiến lược Marketing Mix

1. Products/Services (Sản phẩm/dịch vụ)

Khi đã xác định được sản phẩm/Dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ đưa ra ngoài thị trường thì lúc này các nhà Marketing sẽ bắt đầu lập chiến lược giúp cho sản phẩm đến rộng rãi hơn với khách hàng.

2. Price (Giá bán)

Trước khi đưa ra được mức giá bán phù hợp, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu kỹ mức giá của đối thủ, số tiền mà khách hàng có thể chi trả… để vừa mang lại lợi nhuận, vừa tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng. Và sau một thời gian tung ra thị trường doanh nghiệp sẽ cân nhắc lại việc có nên thay đổi mức giá không?

3. Places (Điểm bán)

Khi áp dụng 7P trong Marketing, đối với Place, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn kênh phân phối tốt nhất để dễ tiếp cận đến với khách hàng. Có nên lựa chọn kênh phân phối Online đang là xu hướng hiện nay hay không?

4. Promotion (Truyền thông)

Promotion của 7P trong Marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Theo đó khi áp dụng 7P trong Marketing, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn kênh truyền thông nào phù hợp, chiến dịch truyền thông nên kéo dài trong bao lâu?

5. Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế của khách hàng)

Để làm tăng trải nghiệm thực tế của khách hàng, khi áp dụng 7P trong Marketing, doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng.

6. People (Con người)

Nhân viên của bạn là ai và họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Làm thế nào để tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nội bộ nhân viên trong công ty? Có cần đào tạo về trình độ, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên bán hàng hay không?

7. Process (Quy trình)

Làm thế nào để cải thiện quy trình sản xuất, giúp tiết kiệm được chi phí tốt nhất? Có nên đầu tư nguồn lực cho quy trình bán hàng không?

Cách áp dụng 7P trong Marketing khi lập chiến lược Marketing MixCách áp dụng 7P trong Marketing khi lập chiến lược Marketing Mix

V. Ví dụ mô hình 7P Marketing Mix vào doanh nghiệp thực tế

Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện nay đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm tới 75% thị phần sữa  tại Việt Nam. Theo báo cáo thường niên của Vinamilk, tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2020 là 59.723 tỷ đồng, có tới 240.000 điểm bán lẻ truyền thống, 5.400 điểm bán lẻ siêu thị, xuất khẩu sang hơn 55 nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Cùng theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để tìm hiểu thêm về chiến lược Marketing Mix 7P của Vinamilk và cách Vinamilk áp dụng 7P trong Marketing nhé!

1. Sản phẩm ( Product)

Vinamilk luôn mang đến cho người tiêu dùng những giải pháp dinh dưỡng với chất lượng quốc tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm của Vinamilk đưa ra ngoài thị trường vô cùng đa dạng như: Sữa nước Vinamilk, Sữa chua Vinamilk, Sữa đặc Ông Thọ, Nước ép trái cây Vfresh, Sữa bột Dielac...

2. Giá ( Price)

Bất chấp sự chạy đua của các hãng sữa ngoại, Vinamilk vẫn luôn duy trì một mức giá ổn định cho các dòng sản phẩm từ năm 2008 cho đến nay. Vinamilk rất cẩn trọng với việc tăng giá các dòng sản phẩm.

3. Places (Điểm bán)

Hệ thống phân phối của Vinamilk vô cùng rộng với độ bao phủ hiện nay lên tới 240.000 điểm bán lẻ truyền thống trên khắp các tỉnh thành của cá nước. Bên cạnh đó hệ thống tủ đông, tủ mát, xe lạnh cũng được đầu tư và mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm sữa chua. Trong năm 2008, Vinamilk đã đầu tư hơn 7000 tủ đông, tủ mát cho hệ thống phân phối hàng lạnh và có hơn 300 xe tải nhỏ cho các nhà phân phối.

Vinamilk đã mở rộng thị trường nội địa đến người tiêu dùng thông qua 2 kênh chính là:

  • Truyền thống: Nhà phân phối, các điểm bán lẻ;
  • Hiện đại: Siêu thị và Metro.

4. Promotion (Truyền thông)

Một số chiến lược truyền thông hiệu quả của mô hình 7P trong Marketing mà Vinamilk đã áp dụng thành công có thể kể đến như: 

  • Quảng bá các sản phẩm đến tới người tiêu dùng rộng rãi hơn qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, tạp chí, internet, poster….
  • Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức quảng cáo mới vô cùng hấp dẫn để thu hút khách hàng.
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng như: Tăng thể tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em, tặng kèm sữa...
  • Ở từng thời điểm, từng vùng, từng lứa tuổi… sẽ có chiến lược sản phẩm phù hợp.
  • Thực hiện các chương trình dùng thử sữa ở những nơi công cộng như: Siêu thị, trường học…Hay lấy ví dụ như chương trình Sữa học đường cũng mang tới cho Vinamilk rất nhiều thành công khác nhau.
  • Bên cạnh kinh doanh, Vinamilk còn quan tâm tới các hoạt động xã hội, từ thiện như: Có các quỹ khuyến học, tài trợ và phát động chương trình từ thiện.

5. People (Chiến lược con người)

Vinamilk luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực bởi vì đối với họ, con người là yếu tố quan trọng quyết định với sự thành công và phát triển của Công ty. Vinamilk có các chính sách đãi ngộ, tiền lương phù hợp và cạnh tranh nhằm giúp thu hút, giữ và khích lệ cán bộ nhân viên.

6. Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế của khách hàng)

Khi áp dụng chiến lược 7P trong Marketing, Vinamilk cũng luôn chú trọng vào việc tăng trải nghiệm thực tế của khách hàng. Theo đó khi áp dụng 7P trong Marketing, họ sẽ chú trọng vào khâu thiết kế bao bì, mẫu mã, slogan… và chú trọng đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng.

Ví dụ mô hình 7P Marketing Mix của VinamilkVí dụ mô hình 7P Marketing Mix của Vinamilk

7. Process (Chiến lược quy trình)

Vinamilk có quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiện đại từ từ khâu chế biến cho tới khi mang những sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chiến lược bán hàng của 7P trong Marketing cũng theo quy trình nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

VI. Marketing Mix 4C’s – Sự mở rộng của mô hình Marketing Mix 7P

Mô hình marketing Mix 4C được phát triển vào năm 1990 bởi Robert F. Lauterborn, đây là một sửa đổi của mô hình 4Ps. Đây không phải là một phần cơ bản của Marketing Mix mà chính là một phần mở rộng của mô hình 7P trong Marketing. Mô hình Marketing Mix 4C’s bao gồm:

  • Cost: Theo Lauterborn,  giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như một chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua mà nó còn bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hành và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với những lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.
  • Consumer: Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp và đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng. Có nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ với mục đích là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp.
  • Convenience: Sản phẩm nên có sẵn cho người tiêu dùng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
  • Communication: Communication (giao tiếp) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác cũng như giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.

VII. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về chiến lược Marketing Mix 7P là gì, cách áp dụng mô hình 7P khi lập chiến lược Marketing Mix cùng với đó là một ví dụ thực tế về doanh nghiệp áp dụng chiến lược 7P Marketing Mix - Vinamilk. Hy vọng qua những chia sẻ về 7P trong Marketing ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!