Đơn khiếu nại và đơn tố cáo là 2 mẫu đơn được sử dụng hàng ngày để tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Hoạt động khiếu nại và tố cáo có nhiều điểm khác biệt để phù hợp với nhu cầu của người đề nghị.

Đơn khiếu nại và đơn tố cáo là phương tiện cơ bản để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc giúp đỡ chính quyền nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Bạn đã biết gì về hình thức viết mẫu đơn khiếu nại và tố cáo? Hãy cùng 123job đọc ngay các thông tin dưới đây để biết thêm về hai hoạt động khiếu nại và tố cáo các hành vi xấu trong cuộc sống.

I. Khái niệm khiếu nại và tố cáo

1. Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là hành động của các công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cán bộ, công chức nhà nước theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2018 quy định, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của một trong các cơ quan hành chính nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã chống đối, vi phạm luật pháp hoặc đưa ra quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng những hành động ra quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại đó là trái pháp luật, xâm phạm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

2. Tố cáo là gì?

Tố cáo là gì?

Tố cáo là gì?

Tố cáo là hành động của cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào đó có hành vi gây thiệt hại hoặc thái độ đe dọa gây ảnh hưởng, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng và thiện hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân người tố cáo.

Có 2 hình thức tố cáo sau đây:

  • Tố cáo các hành vi chống đối, vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
  • Tố cáo các hành vi chống đối, vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực.

II. Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Xử lý khiếu nại và tố cáo như thế nào?

Xử lý khiếu nại và tố cáo như thế nào?

Mẫu đơn khiếu nại và đơn tố cáo là 2 mẫu đơn hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mục đích hướng tới của từng hành động. Cụ thể mẫu đơn khiếu nại và mẫu đơn tố cáo khác nhau ở những tiêu chí sau:

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Người thực hiện

Có thể là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cán bộ, công chức và công dân trong toàn đất nước.

Chỉ công dân mới có quyền viết và nộp đơn tố cáo.

Đối tượng

Là người chịu trách nhiệm quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Là các hành vi chống đối, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

Mục đích

Để bảo vệ hoặc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân người tố cáo.

Ràng buộc thông tin

Thông tin cần được trình bày một cách trung thực trong mẫu đơn khiếu nại theo Luật khiếu nại 2018 về các sự việc diễn ra, chỉ ra những chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại. Người khiếu nại phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động khiếu nại, thông tin khiếu nại và các chứng cứ, tài liệu cung cấp kèm theo..

Thông tin tố cáo cần trình bày một cách trung thực về nội dung trong đơn tố cáo; cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

Người tố cáo và tham gia tố cáo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Nếu nội dung tố cáo là sai sự thật thì người tố cáo có thể bị khởi tố về Tội vu khống.

Quyền được bảo vệ

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người nộp đơn khiếu nại không được pháp luật bảo vệ.

Cơ quan tiếp nhận tố cáo se đảm bảo người tố cáo được bí mật danh tính, địa chỉ, bút tích và toàn bộ thông tin cá nhân khác.

Trong quá trình xử lý tố cáo, người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng cho người tố cáo và gia đình người tố cáo.

Thời hạn giải quyết

Căn cứ Luật khiếu nại 2018, giải quyết khiếu nại trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhận được đơn khiếu nại về quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

Đơn tố cáo sẽ được xử lý trong không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đối với các trường hợp phức tạp thì có thể đề nghị gia hạn giải quyết tố cáo thêm một lần nhưng không quá 30 ngày.

Đối với trường hợp đặc biệt phức tạp, liên quan tới nhiều bên tham gia thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo thêm hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

 

Thái độ xử lý

 

Hành vi nộp đơn khiếu nại thường không được khuyến khích

Hành động tố cáo được Nhà nước khuyến khích

Khen thưởng

Không có quy định khen thưởng cho người nộp đơn khiếu nại và người giải quyết khiếu nại.

Điều 9, Khoản 1, điểm g, Luật Khiếu nại, tố cáo 2018 quy định:

Hành động tố cáo đúng đối tượng sẽ được khen thưởng và  bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Riêng với hành động tố cáo hành vi tham nhũng của các cơ quan, đơn vị hay cá nhân tham nhũng thì người tố cáo được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng căn cứ theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Kết quả giải quyết

Quyết định giải quyết khiếu nại là việc người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại đưa ra câu trả lời để giải quyết những thắc mắc cho người viết đơn khiếu nại. Câu trả lời phải thể hiện được sự đánh giá và hợp lý theo các yêu cầu khiếu nại.

Các quyết định giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại 2018 bắt buộc phải được chuyển đến người nộp đơn khiếu nại.

Kết quả sau khi giải quyết đơn tố cáo là xử lý một thông tin, vấn đề bị tố cáo. Kết quả xử lý các thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào tính sát thực của thông tin tố cáo.

Kết quả sau khi xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người nộp đơn tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu.

Các trường hợp không thụ lý đơn

Không có quy định cụ thể về các trường hợp không thụ lý đơn khiếu nại.

Vụ việc tố cáo đã được người có thẩm quyền giải quyết xử lý xong mà người tố cáo không cung cấp thêm những thông tin, tình tiết mới.

Nội dung và những thông tin trong một vụ việc mà người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người bị tố cáo vi phạm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật.

Vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không có đủ điều kiện để theo dõi, kiểm tra và xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người bị tố cáo.

Nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của người tiếp nhận thì người đó  phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thực hiện việc thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến nộp đơn tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn

Các cơ quan nhà nước từ chối hoặc chấm dứt giải quyết.

Cơ quan nhà nước tiếp tục xử lý tố cáo, từ chối chấm dứt xử lý.

III. Những lưu ý khi chuyển từ khiếu nại sang tố cáo

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định:

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp hành động tố cáo xuất phát từ vụ việc giải quyết khiếu nại đã được xử lý đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người nộp mẫu đơn khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã trực tiếp giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo có thể cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

IV. Download mẫu đơn khiếu nại, đơn tố cáo

1. Tải mẫu đơn khiếu nại

2. Tải mẫu đơn tố cáo

Tải mẫu đơn tố cáo

V. Kết luận

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về đơn khiếu nại và đơn tố cáo, những điểm khác nhau và những điều cần lưu ý khi quyết định nộp đơn khiếu nại hoặc đơn tố cáo. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hơn về Luật khiếu nại 2018 và Luật tố cáo 2018, từ đó xử lý các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn, thuận lợi hơn.