ASM là một vị trí quan trọng đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp công việc. Đây là vị trí khiến nhiều người mong muốn phấn đấu. Vậy ASM là gì? Các kỹ năng quan trọng để trở thành một ASM chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu qua bài viết này!
I. ASM là gì?
ASM là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Area Sales Manager hay còn gọi là giám đốc bán hàng khu vực. Họ là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng và tư vấn bán hàng khu vực. Các công việc khác như lên kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng và thực hiện giám sát bán hàng đều là nhiệm vụ của ASM. Do đó, có thể khẳng định vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng và các kỹ năng mềm khác nhằm đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, giám đốc bán hàng hoặc quản lý bán hàng khu vực còn là cầu nối quan trọng giữa các phòng ban để tạo sự thống nhất trong chiến lược hoạt động và kinh doanh. Thông thường, trách nhiệm của ASM - giám đốc bán hàng khu vực sẽ phải thực hiện các hoạt động trên một phạm vi khu vực rộng lớn hơn so với giám đốc bán hàng thông thường của một công ty. Vì vậy, các chuyến công tác dài ngày ở một quốc gia khác là điều khá bình thường ở vị trí này.
Asm là gì? Area sales manager là gì?
II. Những công việc chính của giám đốc bán hàng khu vực ASM là gì?
Bạn đã hiểu về Asm là gì cũng như Asm viết tắt của từ gì, điều bạn quan tâm tiếp theo chắc hẳn chính là các công việc chính của Asm là gì hay nói cách khác giám đốc bán hàng khu vực làm gì?
Nhìn chung công việc của một Asm sẽ cần chịu trách nhiệm liên quan đến việc thiết lập mục tiêu bán hàng khu vực và giám sát các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó. Để hoàn thành được các nhiệm vụ quan trọng này, giám sát khu vực cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm hỗ trợ và bổ trợ công việc. Cụ thể, đầu tiên ASM sẽ cần lên kế hoạch nghiên cứu thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu nhằm mục đích mở rộng thị trường kinh doanh và thực hiện các chiến lược marketing tiếp theo cho khu vực phụ trách.
Tiếp đến, ASM sẽ liên tục giám sát các công việc của quản lý bán hàng cấp dưới thông qua các kết quả về báo cáo bán hàng tại từng thời điểm, thời kỳ. Các vấn đề về thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà cung ứng hàng hóa với đối tác, ASM cần chú trọng phát triển.
Do đó, kỹ năng đàm phán và giao tiếp hiệu quả là hai trong số nhiều kỹ năng quan trọng không thể thiếu của một ASM chuyên nghiệp. Các nhiệm vụ khác của ASM là gì? Đó là việc giám đốc bán hàng khu vực có toàn quyền quyết định về việc sa thải các đại diện bán hàng cho công ty có hiệu quả công việc yếu kém và liên tục không đạt doanh thu đề ra.
Asm là gì? Công việc của một ASM là gì?
III. Những kỹ năng cần có của một ASM là gì?
ASM ngay từ cái tên là giám đốc bán hàng khu vực đã khiến mọi người hiểu đây là một vị trí thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đây cũng là công việc có nhiều thách thức và được coi là “điểm đến” nghề nghiệp của nhiều ứng viên với các mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, đi cùng với mức lương cao và môi trường làm việc hấp dẫn thì không phải ai cũng có thể trở thành một ASM. Vậy các kỹ năng và tố chất cần có của một ASM là gì? Dưới đây là 7 kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành ASM chuyên nghiệp.
1. Là người lãnh đạo mạnh mẽ
“Mạnh mẽ” chính là bản chất cần có của một người lãnh đạo. Và đây chính là kỹ năng quan trọng hàng đầu trả lời cho câu hỏi tố chất cần có đầu tiên của ASM là gì?
Với bản lĩnh mạnh mẽ, ASM sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng mà không thiếu phần phán đoán kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, sự mạnh mẽ sẽ khiến ASM dễ dàng vượt qua những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Từ đó nhanh chóng cân bằng mọi thứ tốt nhất có thể. Ngoài ra, bản lĩnh mạnh mẽ của ASM sẽ truyền cảm hứng và tinh thần làm việc đến các nhân viên cấp dưới từ quản lý bán hàng, sale admin đến những người có điều kiện được tiếp xúc.
2. Có khả năng phân tích tốt
Công việc của ASM là gì? Đó là việc thực hiện hàng nghìn các công việc từ nhỏ đến lớn, từ bao quát đến chi tiết. Tuy ASM không phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động nhỏ lẻ nhưng họ là người giám sát trực tiếp. Do đó, ASM cần hiểu công việc và các kỹ thuật cơ bản để có thể chỉ dẫn cho người khác. Điều này làm ASM phải có một bộ óc với khả năng phân tích và tổ chức chuyên nghiệp.
3. Nắm bắt nhu cầu của người mua
Khách hàng chính là đối tượng chính đem lại doanh thu và thu nhập đến cho các công ty kinh doanh. Do đó, phục vụ tốt khách hàng là cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Là một giám đốc bán hàng khu vực, ASM không chỉ hiểu nhu cầu của người mua ở một quốc gia mà còn nhanh chóng thấu hiểu văn hóa dân tộc, văn hóa mua hàng của từng khu vực, từng quốc gia cụ thể trong khu vực đó.
Các yếu tố thông thường thu hút đến sự chú ý của ASM chính là đặc điểm văn hóa, điều kiện kinh tế quốc gia, insight khách hàng… Từ việc tìm hiểu kỹ điều này, ASM sẽ có các cơ sở quan trọng để lên kế hoạch bán hàng và marketing phù hợp.
4. Tuyển dụng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động của một tổ chức từ bán hàng, kế toán, tài chính đến đội ngũ hành chính - nhân sự. Thông thường ,các công ty đa quốc gia khá chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân lực từ văn hóa công ty đến văn hóa chăm sóc khách hàng và tiếp nhận feedback của khách hàng.
Các hoạt động truyền thông nội bộ cũng được công ty chú trọng thực hiện. Khi một tổ chức vững mạnh đó là cơ sở để công ty có các định hướng mục tiêu kinh doanh dài hạn. Do đó, ASM sẽ cần có khả năng tuyển dụng được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đào tạo đội ngũ này trở thành lực lượng nòng cốt của công ty.
ASM cần tuyển chọn được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
5. Lên kế hoạch rõ ràng và có tính tổ chức cao
Kỹ năng tiếp theo của ASM là gì? Đó chính là khả năng lập kế hoạch rõ ràng và có tính tổ chức cao. Tại sao kỹ năng này lại quan trọng với ASM. Bởi lẽ là người lãnh đạo bán hàng cấp cao, cấp khu vực, bạn cần có khả năng lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể để các nhân viên bên dưới tiếp nhận yêu cầu, nhiệm vụ và thực hiện chúng một cách tốt nhất. Điều này cũng góp phần giúp các hoạt động được triển khai theo đúng mục đích đã đề ra, có sự thống nhất.
6. Có sự nhạy bén trong kinh doanh
Sự nhạy bén trong kinh doanh của ASM là gì? Yếu tố nhạy bén trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để ASM chớp lấy các cơ hội bán hàng và kinh doanh. Nhờ vậy mà doanh số có thể tăng vọt lên và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Không phải ai cũng có khả năng nhạy bén với các cơ hội trong công việc. Đó cũng là điểm khác biệt quan trọng của một ASM.
Sự nhạy bén không chỉ giúp vị thế của bạn trong tổ chức ngày càng được khẳng định mà còn mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Đó là lý do vì sao hiện nay có nhiều doanh nghiệp startup đứng lên khởi nghiệp bởi vì họ đã nhìn nhận được những “miếng bánh béo bở của thị trường” và muốn tập trung khai thác cơ hội hiếm có đó.
7. Biết cách sử dụng công nghệ để tăng năng suất công việc
Thế kỷ 21 là thế kỷ của Internet và công nghệ thông tin. Chúng ta ghi nhận những thay đổi trong hoạt động kinh doanh và truyền thông của các thương hiệu lớn nhỏ khi có sự xuất hiện của mạng xã hội. Đó là điều không thể phủ nhận. Do đó, việc tiến hành áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật không còn là điều cần khích lệ mà đã trở thành sự ép buộc cần có nhằm giúp các doanh nghiệp không bị bỏ lại trong hành trình này. Là một ASM chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng này. Vậy biết cách sử dụng công nghệ để tăng năng suất công việc đối với ASM là gì?
Bạn có thể hiểu, ASM sẽ là người tiên phong sử dụng các công nghệ mới trong hoạt động bán hàng của khu vực. Ngoài ra, họ cần phải là người truyền cảm hứng để các nhân viên khác cùng thực hiện điều này. Chẳng hạn, ASM cần lên kế hoạch bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và có thể áp dụng các hình thức marketing online mới để tăng điểm “chạm” với khách hàng như Affiliate marketing hay Influencer marketing.
IV. Kết luận
Như vậy, bạn đã hiểu ASM là gì cũng như công việc của một ASM là gì? Nếu bạn mong muốn trở thành một ASM trong tương lai thì đầu tiên bạn cần trang bị cho mình các kiến thức quan trọng về công việc này. Bên cạnh đó, rèn luyện các kỹ năng công việc là điều không thể thiếu. Chúc các bạn sớm thành công!