Đất nước ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo và nghề giáo viên được xem là nghề cao quý nhất. Chính vì vậy giáo viên là công việc mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Vậy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhé!
Hầu hết khi còn bé, chúng ta đều có ước mơ trở thành cô giáo, thầy giáo, mơ ước được đứng trên bục giảng, được truyền tải kiến thức tới “đàn con” của mình. Và có lẽ khi tìm hiểu về ngôi trường sư phạm lớn và đảm bảo chất lượng trên cả nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc thì không thể không nhắc tới Đại học Sư phạm Hà Nội. Vậy có nên học Đại học Sư phạm Hà Nội không? Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội có cao không? Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các thông tin tuyển sinh đại học của ngôi trường này nhé!
I. Vài nét về Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Giới thiệu
Với phương châm mang đến cho sinh viên Việt Nam chất lượng giảng dạy tốt nhất, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế của đất nước, Đại học Sư phạm Hà Nội luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Từ nơi đây, hàng ngàn nhân tài đã được nuôi dưỡng, cống hiến tài và đức cho Tổ quốc. Và không biết tự khi nào mà danh xưng “Đại học Sư phạm Hà Nội” lại trở nên thân thương đến thế trong trái tim của mỗi người thầy, người con của đất Hà thành.
Vài nét về Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Lịch sử hình thành
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) chính thức được thành lập vào ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục. Hiện nay trường có địa chỉ tại số 136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
Không chỉ tập trung trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự cống hiến của Nhà trường còn thể hiện trong những năm tháng chiến tranh quật cường của đất nước. Trong cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, ĐHSPHN là một trong những cái nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”; là nơi mà hàng nghìn sinh viên và các cán bộ ưu tú đã "xếp bút nghiên lên đường ra trận”, có tới hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn” để vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng.
3. Sứ mệnh, tầm nhìn
- Sứ mạng: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là ngôi trường đại học trọng điểm quốc gia và trong khu vực, chuyên đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục của đất nước thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo trong đại học và sau đại học có chất lượng cao.
- Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cố gắng đạt được những kết quả vượt trội trong việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.
4. Thành tựu
Trong suốt hơn 70 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trở thành một tấm gương sáng cho ngành giáo dục Việt Nam. Trường đã nhiều lần vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng cho Huân chương lao động hạng nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.
5. Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2020
Theo thông tin tuyển sinh đại học thì mức điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2020 cụ thể như sau:
Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2020
6. Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội 2020-2021
Theo thông tin tuyển sinh đại học, mức học phí Đại học Sư phạm Hà Nội 2020-2021 cụ thể như sau:
- Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội đối với các ngành khoa học xã hội là 300.000VNĐ/Tín chỉ.
- Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội đối với các ngành khoa học tự nhiên là 360.000VNĐ/Tín chỉ.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên học ở trường Đại học Hà Nội không?
II. Đánh giá môi trường đào tạo của Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Hoạt động của sinh viên
Ngoài được cung cấp các kiến thức chuyên môn, sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn có những phút giây được thư giãn, giải trí bên các câu lạc bộ. Hiện nay ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội có rất nhiều CLB khác nhau như: CLB Guitar, CLB Karatedo, CLB kỹ năng, Đội Thanh niên xung kích, CLB T&T Khoa Toán…từ đó mang tới cho sinh viên những trải nghiệm mới.
2. Đội ngũ nhân sự
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn tự hào với đội ngũ giảng viên của trường dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, luôn tâm huyết và yêu nghề. Tính đến 31/12/2017, trường có tổng cộng 1153 cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trong đó có 15 GS.TS, 150 PGS.TS, 3 GS.TSKH, 280 tiến sĩ, 507 thạc sĩ...
3. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng đảm đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Hiện nay trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày càng nâng cao về hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn quá trình dạy và học.
- Nhà trường có hệ thống phòng học, phòng học đa năng được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, quạt, thang máy…
- Hệ thống phòng thí nghiệm ở một số khoa được đầu tư các loại máy móc hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ.
- Thư viện hiện đại, có hàng ngàn đầu sách khác nhau.
- Xưởng thực hành, phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sân vận động, nhà thi đấu đa năng... được thiết kế hiện đại, phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học.
- Ngoài ra trường cũng có ký túc xá, trạm y tế nhằm phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.
Con đường lá vàng như trong phim Hàn Quốc của Đại học Sư phạm Hà Nội
Xem thêm: [Tư vấn tuyển sinh] Đại học Văn hóa Hà Nội có gì hot?
III. Đại học Sư Phạm Hà Nội: Ngôi trường mô phạm của cả nước
1. Khởi nguồn của những tri thức lớn
Với lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển, trước kia trường Đại học Sư phạm Hà Nội là nơi trưởng thành của nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của cả nước như giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Hiệu, nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật…
Đại đa số giảng viên của trường đều là những Giáo sư, Phó Giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành. Họ đều là những người có uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành và tên tuổi của họ đã được khẳng định. Đội ngũ cán bộ của trường cũng có rất nhiều đóng góp quan trọng trong việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
2. Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay
Hiện nay trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 23 khoa đào tạo, 2 bộ môn trực thuộc, 2 Viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Sư phạm và Viện Khoa học Xã hội) và 38 Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Ngoài ra còn có 2 trường trung học phổ thông (trường THPT Chuyên Sư phạm và trường THPT Nguyễn Tất Thành) và 1 trường mầm non thực hành (Trường Mầm non Búp Sen Xanh).
Xem thêm: Đại học Thương mại tuyển sinh những ngành nào, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh?
IV. Sinh viên nghĩ gì về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- “Trường đại học sư phạm Hà Nội có chất lượng đào tạo tốt, sinh viên ra trường được trang bị đầy đủ các kỹ năng giảng dạy. Cơ sở vật chất của ttrường rất rộng và có nhiều cây xanh”- Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Anh chia sẻ.
- “Trường nổi tiếng nhất khu vực phía bắc về đào tạo đội ngũ giáo viên cho các cấp dạy từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT. Cơ sở vật chất của trường nhìn chung có hơi cũ nhưng vẫn khá tốt. Trường có khuôn viên rất rộng, thoải mái. Giảng viên nhiệt tình và dạy hay”. Sinh viên Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.
- “Môi trường học lành mạnh, có không gian tốt. Hệ thống thư viện có nhiều đầu sách giảng viên nhiều kinh nghiệm”. Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo chia sẻ.
- “Trường rộng, cơ sở vật chất tốt, giảng viên thân thiện nhiệt tình, sinh viên năng động.” Sinh viên Lê Thị Thanh Hằng chia sẻ.
Xem thêm: Đại học Bách khoa Hà Nội - Chất lượng tạo dựng danh tiếng
V. ĐH Sư phạm Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2022
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022 xét tuyển theo 5 phương thức, trong đó xét tuyển theo kết quả ĐGNL sẽ dựa vào kết quả thi tại trường hoặc ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức.
Ngoài ra, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thực hiện 4 phương thức xét tuyển sinh sau:
Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển.
Tiêu chí xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có)). Nếu xét tuyển theo phương thức 2 hoặc phương thức 3 còn thừa chỉ tiêu thì sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức 1 hoặc phương thức 4 tùy theo ngành đào tạo.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên sẽ theo qui định của Bộ GD-ĐT.
Còn đối với các ngành ngoài sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 15 trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có).
Phương thức 2
Điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt, có học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện dưới đây:
- Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường ĐH được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. (1)
- Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố ở bậc THPT. (2)
- Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. (3)
- Thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC. chứng chỉ Tiếng Pháp DELF hoặc TCF, chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS (thời hạn 2 năm tính đến ngày công bố kết quả xét tuyển thẳng của trường, trường có quy định cụ thể theo từng ngành). (4)
Nguyên tắc xét tuyển là xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ đối tượng (1,) nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tiếp lần lượt đến các đối tượng mục (2,) (3), (4) cho đến hết chỉ tiêu. Đối với thí sinh thuộc đối tượng từ mục (2) đến (4) xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học ở bậc THPT theo quy định của mỗi ngành.
Phương thức 3: Xét học bạ THPT
+ Đối với các ngành thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và 3 năm học lực giỏi. Riêng đối với ngành Sư phạm tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; đối với ngành Sư phạm Công nghệ, điều kiện về học lực lớp 12 phải đạt loại giỏi;
+ Đối với các ngành ngoài sư phạm, Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.
Về nguyên tắc xét tuyển: xét tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo qui định của mỗi ngành (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có). Trước hết xét các thí sinh thuộc đối tượng XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của PT2, sau đó xét đến các thí sinh đối tượng XTT3.
Phương thức 4: Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với kết quả thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh.
Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức thi trước ngày 15/05/2022 (đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào) kết hợp với kết quả học THPT
Điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.
Nguồn: Vietnamnet
Xem thêm: Có nên học trường Đại học Lạc Hồng không? Cơ sở vật chất của trường?
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về tuyển sinh đại học, cơ sở vật chất, mức học phí Đại học Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin tuyển sinh đại học ở bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn ngôi trường Đại học, Cao đẳng của riêng mình!