Bài toán về quản trị nguồn nhân lực luôn là bài toán khó giải và khiến các nhà quản trị “đau đầu”. Vậy quản trị nguồn nhân lực là gì? Các vấn đề quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay thường gặp phải ra sao?
Nhân sự là đội ngũ quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp là điều mà bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên công tác quản trị nhân sự thường gặp nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả cho việc hoạt động yếu kém của một số thành viên hoặc bộ phận. Do đó, quản trị nhân sự cần phải đi đôi với đào tạo nhân sự và xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông nội bộ.
I. Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực là tổ hợp nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động công ty, từ đó đem đến hiệu quả trong kinh doanh. Các hoạt động trong quản trị nguồn nhân lực bao gồm lập kế hoạch về công tác nhân sự, thực hiện tuyển dụng, đào tạo nhân lực. Hoạt động này góp phần thiết lập, duy trì và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức với nhân viên. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực cần bám sát vào sứ mệnh, tầm nhìn và phải được triển khai theo chiến lược phù hợp với từng doanh nghiệp và loại hình công ty khác nhau.
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
II. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực đề cập chủ yếu đến nhân sự và duy trì tính hiệu quả trong công việc của đội ngũ này. Dưới đây là các vai trò chủ yếu của hoạt động quản trị nguồn nhân lực:
- Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả góp phần cải thiện và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và công ty, giữa giám đốc (CEO) và quản lý, nhân viên… Nhờ đó, văn hóa doanh nghiệp được chú trọng; người lao động liên tục cống hiến và nỗ lực hết mình. Do đó, hoạt động kinh doanh ngày càng đạt mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận.
- Quản trị nguồn nhân lực với cơ chế thưởng phạt, lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ giúp mọi thông tin trong doanh nghiệp có tính minh bạch cao. Nhờ đó môi trường doanh nghiệp trở nên lý tưởng và khích lệ tinh thần làm việc của mọi người.
- Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà đó là cả một quá trình. Vì lẽ này, chiến lược kinh doanh cần phải được nghiên cứu rõ ràng và có tầm nhìn dài hạn. Một trong những yếu tố không thể bỏ qua để đạt được điều này là chiến lược quản trị nguồn nhân lực.
- Quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp các bộ phận tối ưu được đội ngũ nhân viên, phân chia rạch ròi nhiệm vụ công việc của từng cá nhân. Và đặc biệt, tình trạng khan hiếm hay dư thừa lao động sẽ ít xảy ra với các doanh nghiệp có hoạt động quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
III. Các vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
1. Xuất hiện nhiều thách thức trong mọi thời điểm
Cuộc cách mạng 4.0 đem đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là sự thay đổi trong cách phân bổ nguồn nhân lực và cơ cấu nhân sự. Với trí tuệ và những bộ óc siêu việt đã tạo nên các ứng dụng công nghệ giúp phục vụ vào đời sống và sản xuất công nghiệp. Nhưng chính những tiến bộ này lại ảnh hưởng đến thay đổi trong số lượng nhân sự. Đặc biệt khi hiệu suất làm việc của con người lại thấp hơn khả năng làm việc không mệt mỏi của công nghệ.
Các thách thức có thể kể đến như sự đòi hỏi về đội ngũ nhân lực trình độ cao thích ứng nhanh chóng với công nghệ thông tin. Đôi khi, một số doanh nghiệp cảm thấy khó xử với bài toán sa thải nhân viên.
Thách thức tiếp theo là về mặt cơ hội. Việt Nam nói chung và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, dân số đông nhưng lao động chủ ý là lao động chân tay. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ chưa thực sự phát triển còn đi sau nhiều nước trên thế giới. Tất cả những điều này làm hạn chế các cơ hội cho chúng ta.
2. Có quá nhiều các điểm nghẽn cần khai thông
Một thực tế chỉ ra hàng năm số lượng cử nhân, sinh viên đại học mới ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi đó doanh nghiệp thì liên tục phàn nàn về tình trạng không tuyển được người. Vậy vấn đề là gì? Tại sao lại có điểm tắc nghẽn này. Bài toán thực tế chỉ ra sự đào tạo có sự chênh lệch giữa cơ sở giáo dục đối với mong muốn của doanh nghiệp.
Thông thường, trên trường đại học chú trọng nhiều hơn đến kiến thức cho người học mà thiếu đi các kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Điều này dẫn đến phần lớn đội ngũ nhân sự đều cần phải thông qua đào tạo lại khi vào làm tại một công ty. Để giải quyết phần nào vấn đề này, các định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên được đưa vào chương trình học cho sinh viên. Các doanh nghiệp cũng nên mở rộng cơ hội làm việc thực tế thông qua các chương trình cộng tác viên hay thực tập sinh.
3. Thực hiện các biện pháp đồng bộ hóa
Biện pháp đồng bộ hóa đầu tiên là thống nhất trong chương trình và phương pháp dạy học trong ngành giáo dục/đào tạo. Chúng ta cần nhận thức được xu hướng công nghệ 4.0 và tầm quan trọng của chúng ngay từ bây giờ và đưa vào chương trình học các môn học như tin học đại cương cho các em tiếp cận càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực ngành kỹ thuật, công nghệ từ lập trình viên đến lập trình di động… Do đó, chúng ta cần thực hiện việc đào tạo thông qua hợp tác quốc tế để nhận thêm nhiều sự giúp đỡ từ các quốc gia lớn.
IV. Xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số
Thời kỳ kỷ nguyên số đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp các xu hướng công nghệ thông tin, đặc biệt là việc vận hành bộ máy với sự tận dụng của các tiến bộ trong ngành IT phần mềm như quản lý nhân sự thông qua phần mềm chấm công tự động…. Tuy nhiên, thời kỳ kỷ nguyên số cũng mở ra nhiều xu hướng quản trị nguồn nhân lực mới, cùng 123job.vn tìm hiểu nhé!
1. Xây dựng doanh nghiệp cho tương lai
Xây dựng doanh nghiệp cho tương lai là định hướng chiến lược lâu dài. Các nhà quản trị doanh nghiệp với sự nhạy bén cùng tư duy kinh doanh sắc sảo luôn biết đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, đối với việc quản trị nguồn nhân lực cũng vậy. Các chuyên viên nhân sự nhận thầy tầm quan trọng khi định hướng nguồn nhân lực cho hiện tại và cả tương lai. Một tổ chức tốt với quản trị nguồn nhân lực hiệu quả là tổ chức được thiết kế sao cho nhanh chóng thích ứng với những biến đổi khó lường của thị trường và bối cảnh công nghiệp 4.0 như ngày nay.
2. Sự nghiệp và học tập luôn song hành
Thời đại công nghệ yêu cầu con người cần có sự thích nghi nhanh chóng và sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại. Đặc biệt là việc ứng dụng để cải tạo hiện suất công việc. Do đó, ngay cả khi bạn đã có một vị trí, công việc ổn định với mức lương cao thì cũng cần nỗ lực cố gắng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Các nhà quản lý nhân sự có thể thấu hiểu điều này và khéo léo lồng ghép chương trình đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên.
Quản trị nguồn nhân lực gắn liền với đào tạo nhân viên
3. Tập trung thu hút nhân tài
Đội ngũ nhân sự chất lượng cao là điều mà nhà quản trị luôn hướng đến. Hiện nay các doanh nghiệp tập trung đến chính sách đãi ngộ tốt nhằm mục đích thu hút nhân tài. Trong hoạt động này, Headhunter đóng một vai trò quan trọng tuyển dụng đội ngũ lao động xuất sắc cho các công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể tự thực hiện việc tuyển dụng người tài thông qua đội ngũ nhân viên nhân sự. Tuy nhiên, đầu tiên mỗi công ty cần rõ ràng trong chính sách việc làm, môi trường văn hóa doanh nghiệp để tạo sự thu hút ứng viên nhé!
4. Chú trọng trải nghiệm của nhân viên
Quản trị nguồn nhân lực nên lấy trải nghiệm của ứng viên là vấn đề cốt lõi. Điều này không những tạo mối quan hệ hai chiều mà còn đem lại sự hài lòng góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chú trọng đến trải nghiệm của nhân viên có thể được thực hiện thông qua việc quan tâm đến chính sách phúc lợi, đãi ngộ nhân viên; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động truyền thông nội bộ như cuộc họp, sự kiện công ty… Tất cả các hoạt động này nhằm gia tăng tính gắn bó với tổ chức và xây dựng trải nghiệm cho nhân viên.
5. Quản lý hiệu quả công việc
Một trong số những xu hướng quản trị nguồn nhân lực đó là việc giảm các buổi làm việc tập trung tại văn phòng, công ty. Thay vào đó là các chính sách nhằm quản lý hiệu quả công việc. Hình thức này tạo điều kiện cho nhân viên có thể làm việc tại nhà miễn đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, việc trả lương theo hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp giải được bài toán về đội ngũ nhân sự làm việc kém hiệu quả.
Quản trị nguồn nhân lực cần hướng đến việc quản lý nhân viên theo hiệu quả công việc
6. Xóa tan biên giới giữa lãnh đạo và nhân viên
Các mô hình trong tư duy sáng tạo tổ chức hiện nay hướng đến việc phá bỏ dần các rào cản giữa lãnh đạo đối với đội ngũ nhân viên. Điều này có thể được hiểu là đội ngũ lao động dễ dàng bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân. Trong bối cảnh 4.0 có thể tư duy quản trị nguồn nhân lực sẽ chú trọng hơn đến lợi ích lâu dài của nhân viên. Vì lợi ích của nhân viên cũng chính là định hướng lợi ích doanh nghiệp.
7. Tập trung vào phân tích yếu tố con người
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với khái niệm Big Data? Một khái niệm xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy dữ liệu con người nắm một vai trò quan trọng. Thông qua đó, chúng ta có những định hướng marketing và kinh doanh phù hợp… Tập trung nghiên cứu thị trường, khách hàng, con người chính là giải pháp cứu cánh cho các hoạt động từ vận hành đến quản lý.
V. Những thách thức quản trị nguồn nhân lực đang đối mặt
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý, vận hàng, cung ứng hàng hóa đến bán hàng. Thời kỳ 4.0 yêu cầu cao đối với đội ngũ nhân sự có năng lực làm việc chuyên nghiệp. Điều này gây ra những thách thức trong việc tuyển lọc CV xin việc đến phỏng vấn xin việc là làm sao để lựa chọn ứng viên cho phù hợp. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức lên vấn đề quản trị nguồn nhân lực.
1. Mô hình và quy trình quản trị kinh doanh đang dần thay đổi
Sự giúp đỡ của công nghệ thông tin và ứng dụng trong lĩnh vực ngành IT phần mềm tạo nên những thay đổi trong quy trình kinh doanh. Ví dụ minh chứng rõ ràng cho điều này là xu hướng kinh doanh online đang thay thế gần như hoàn toàn hình thức kinh doanh truyền thống. Các doanh nghiệp sản xuất chú trọng đến việc tự động hóa trong sản xuất, các hãng hàng không cũng đang nghiên cứu đến việc sử dụng robot thay thế con người tại một số vị trí công việc.
Ngoài ra, quản trị nguồn nhân lực thông qua các phần mềm sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng và tiến độ công việc của nhân viên. Những điều này mang lại nhiều cơ hội. Song phần lớn hiện nay các doanh nghiệp chưa thích ứng kịp thời với thay đổi của công nghệ thời 4.0, thậm chí còn khó khăn trong việc sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng. Nếu doanh nghiệp không nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên thích ứng với sự thanh đổi này sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
2. Thể hiện rõ sự ưu việt, tầm quan trọng của dữ liệu lớn
Ngày nay Big Data (dữ liệu lớn) đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả trong quản trị nguồn nhân lực. Hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu lớn góp phần làm hoạt động quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các quy trình tuyển dụng lao động và vận hành bộ phận được chuẩn hóa với các tiêu chuẩn cụ thể góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.
3. Thời kỳ của trí tuệ nhân tạo
Đi cùng sự phát triển của Big Data chính là trí tuệ nhân tạo. Ngày nay nhiều hoạt động, công việc trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế vị trí của con người. Bạn có thể thấy các robot phục vụ đồ ăn, nước uống tại một số cửa hàng ở Mỹ hay Trung Quốc. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực như khả năng phân tích và tạo ra kết quả về danh sách những người có khả năng nghỉ việc nhiều nhất trong 3 đến 6 tháng tới.
4. Quản trị lao động 4.0
Quản trị lao động 4.0 được hiểu là thuật ngữ liên quan đến việc quản lý đội ngũ nhân sự ở thế kỷ 21. Với hình thức quản lý mới này, nhân viên sẽ được chú trọng nhiều hơn tới việc bồi dưỡng và giải quyết các vấn đề về áp lực công việc và cuộc sống. Họ được quan tâm đến đời sống tinh thần, cảm giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc. Các giải pháp giúp đội ngũ lao động cảm giác hài lòng với cuộc sống và công việc thông qua chế độ đãi ngộ thích hợp theo năng lực của từng cá nhân. Ngoài ra, việc bồi đắp năng lực, trình độ nhân viên sẽ ngày càng được coi trọng hơn. Điều này bao gồm cả quá trình rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý đến kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
VI. Kết luận
Ở bài viết này, chúng ta có thế những định hướng mới mẻ về quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh 4.0. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài cần có chiến lược quản lý đội ngũ nhân sự, nhân lực phù hợp và theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Chúc các bạn sớm thành công với mô hình quản trị doanh nghiệp của mình!