Chuyên viên quản lý rủi ro không phải là một nghề mới mẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm của vị trí này. Hãy cùng đến với bài viết sau để khám phá công việc thú vị này nhé!
Thị trường ngày nay biến động không ngừng, đem lại nhiều cơ hội cũng như không ít rủi ro trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, cần một bộ phận sinh ra để điều hướng doanh nghiệp ứng biến với những rủi ro này, bảo vệ doanh nghiệp trước những đe dọa từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Đây là lý do vì sao việc làm chuyên viên quản lý rủi rora đời.
Tất nhiên, hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban lãnh đạo, các cấp giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng hoàn cảnh thị trường cảnh cụ thể và trên quy mô toàn doanh nghiệp. Hoạt động này cũng được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hoạt động quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp và xúc tiến sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Có thể nói, sự có mặt của chuyên viên quản lý rủi ro chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhất của hoạt động này.
Từ tên gọi, có lẽ bạn đã mường tượng được tầm quan trọng trong doanh nghiệp của chuyên viên quản lý rủi ro là gì. Mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro cũng khái quát được mối quan hệ của vị trí này với các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Nhờ mối quan hệ gắn bó này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới trở nên nhịp nhàng, thuận lợi, ăn ý và kịp thời ứng biến với các nguy cơ khôn lường từ bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp hơn.
Bốn bước cơ bản trong quá trình quản trị rủi ro của chuyên viên quản lý rủi ro gồm: Nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, Định lượng các loại rủi ro, Lên kế hoạch ứng phó rủi ro, Giám sát mức độ của các rủi ro nên được áp dụng trong tất cả các bộ phận của đơn vị với sự kết hợp, hợp tác tham gia của nhiều bộ phận và nhân viên hoạt động trong bộ phận được đánh giá.
Chuyên viên quản lý rủi ro cần nắm được rằng những rủi ro phổ biến này có thể xảy ra do việc chịu đến từ tác động của các yếu tố: Thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường, thay đổi cơ chế chính sách pháp luật hay mở rộng thị trường.
Trên đây là những nhiệm vụ chính của vị trí đặc biệt này. Tuy nhiên, để tìm hiểu kỹ hơn về bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro là gì, bí quyết trở thành một chuyên viên quản lý rủi ro là gì, các tiêu chí gì để tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro… Tất cả sẽ được giải đáp trong phần nội dung chính sau đây.
I. Chuyên viên quản lý rủi ro là gì?
Chuyên viên quản lý rủi ro là gì
Chuyên viên quản lý rủi ro là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền.
II. Mẫu 1 mô tả công việc của Chuyên viên quản lý rủi ro
Mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro
1. Mô tả công việc
- Việc làm chuyên viên quản lý rủi ro có trách nhiệm thẩm định đánh giá những rủi ro với các khoản vay giải ngân: xác định tình hình tài chính của các đối tượng gửi yêu cầu vay vốn, đặc trưng ngành và doanh nghiệp của các đơn vị vay vốn.
- Xây dựng mô hình, các phương pháp tối ưu để thực hiện đo lường, đưa ra những chỉ số để tính toán, dự đoán tỉ lệ rủi ro cũng là một trong số những trách nhiệm chính của việc làm chuyên viên quản lý rủi ro
- Trực tiếp xây dựng, triển khai hệ thống Mã thống kê, hệ thống cơ sở dữ liệu (data), thông tin kinh tế/ngành nghề làm cơ sở cho việc giám sát, đo lường rủi ro hoạt động
- Đặt ra các phương pháp giải quyết vấn đề rủi ro
2. Trách nhiệm
Việc làm chuyên viên quản lý rủi ro bao gồm toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro cho doanh nghiệp. Những trách nhiệm này cũng là nguồn thông tin để doanh nghiệp xây dựng các chính sách tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro. Trách nhiệm chính bao gồm:
- Khảo sát, kiểm soát toàn bộ các đe dọa, rủi ro hoạt động của doanh nghiệp
- Đưa ra những biện pháp, kế hoạch để ngăn chặn trường hợp xấu và giúp cho quy trình làm việc phát triển hơn, hiệu quả và năng suất hơn
- Quyền hạn
- Phối hợp xây dựng, triển khai rà soát và phát triển các chính sách, nguyên tắc, quy định và công cụ
- Việc làm chuyên viên rủi ro cần biết cách tái thẩm định hạn mức rủi ro theo quy trình
- Dự báo, theo dõi, nhận diện sớm rủi ro thị trường và thanh khoản trong doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu lên cấp có thẩm quyền
- Tư vấn, khuyến nghị với Giám đốc Phòng về quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản
- Chuyên viên quản lý rủi ro cần thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định, chính sách nội bộ và bên ngoài về hạn mức rủi ro thị trường và thanh khoản, báo cáo các trường hợp vượt hạn mức lên cấp có thẩm quyền
- Thực hiện phân tích hàng ngày, hàng tháng, hàng quý các trạng thái rủi ro, xu hướng xảy ra rủi ro và hiệu quả của các hạn mức rủi ro trước khả năng thị trường biến động bất thường
- Cung cấp các báo cáo rủi ro thị trường và thanh khoản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên thứ ba và các phòng ban nội bộ
3. Báo cáo uỷ quyền
Chuyên viên quản lý rủi ro cần báo cáo mọi tình hình công việc quản lý rủi ro cho giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, các lãnh đạo phòng ban liên quan, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với các cấp trên liên quan, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Giám đốc doanh nghiệp. Trừ khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc doanh nghiệp, chuyên viên quản lý rủi ro không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.
4. Tiêu chuẩn ứng tuyển
Từ mô tả công việc, các doanh nghiệp xây dựng lên những tiêu chuẩn tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro khác nhau. Tuy nhiên thì thông thường sẽ có những tiêu chí chọn lựa như sau:
- Tốt nghiệp trình độ đại học ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc các ngành liên quan
- Doanh nghiệp thường tuyển dụng chuyên viên quản lý rủi ro kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trong vị trí chuyên viên quản trị rủi ro
- Thành thạo tin học văn phòng
- Việc làm chuyên viên quản lý rủi ro đòi hỏi có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
- Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
- Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Có tố chất trung thực, quyết đoán
5. Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Chuyên viên quản lý rủi ro
- Mô tả một ngày làm việc mà bạn nghĩ là điển hình của 1 chuyên viên quản lý rủi ro.
- Bạn có hiểu biết gì về những điểm cần nắm vững trong chuyên môn của 1 người tư vấn tài chính (cá nhân/doanh nghiệp)?
- Theo bạn, khả năng thuyết phục khách hàng và đối tác (bên cạnh các khả năng khác như khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy…) chiếm bao nhiêu phần trăm trong sự thành công trong sự nghiệp của 1 chuyên viên quản lý rủi ro?
6. Download bản mô tả công việc Chuyên viên quản lý rủi ro
Download bản mô tả công việc Chuyên viên quản lý rủi ro tại đây
III. Mẫu 2 mô tả công việc của Chuyên viên quản lý rủi ro
Chuyên viên quản lý rủi ro làm gì
1. Mô tả công việc
- Thẩm định đánh giá những rủi ro có thể phát sinh với các khoản vay giải ngân: xác định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các đối tượng xin vay vốn, đặc trưng ngành của các doanh nghiệp vay vốn.
- Xây dựng mô hình, phương pháp đo lường các chỉ số, đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá, tính toán, dự đoán tỉ lệ rủi ro
- Trực tiếp xây dựng, triển khai hệ thống Mã thống kê, hệ thống cơ sở dữ liệu (data), thông tin kinh tế/ngành nghề làm cơ sở cho việc giám sát, đo lường rủi ro hoạt động
- Đặt ra các phương pháp giải quyết vấn đề rủi ro
2. Các công việc chính
- Phân tích toàn diện các hồ sơ đầu tư
- Rà soát, đánh giá rủi ro đầu tư
- Đề xuất đầu tư cho khách hàng
- Lập báo cáo thẩm định rủi ro và các báo cáo cần thiết để gửi khách hàng xem xét
- Lập báo cáo định kỳ trình cấp trên
- Triển khai thực hiện các chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp và công tác phòng chống rửa tiền theo đúng quy định
- Kiểm soát các rủi ro tài chính có thể dẫn tới và đưa ra biện pháp
3. KPI công việc
- Tỷ lệ hàng hóa đạt chất lượng ổn định ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)
- Mức độ hàng hóa gia công lại (Rework Level)
- Chỉ số đánh giá chất lượng (Quality Index)
- Tỷ số nợ trên toàn bộ lượng vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio)
- Chỉ số mức độ chênh lệch so với tiến độ (Project Schedule Variance - PSV)
- Chênh lệch các mức chi phí dự án (Project Cost Variance - PCV)
- Đo lường những giá trị thu được (Earned Value Metric)
- Tỷ lệ giải quyết triệt để vấn đề ngay từ lần gọi đầu tiên (First Contact Resolution - FCR)
4. Quyền hạn
- Phối hợp xây dựng, rà soát và phát triển các chính sách, nguyên tắc, quy định và công cụ
- Tái thẩm định hạn mức rủi ro theo quy trình
- Dự báo, theo dõi, nhận diện sớm rủi ro thị trường và thanh khoản trong doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu lên cấp có thẩm quyền
- Tư vấn, khuyến nghị với Giám đốc Phòng về quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản
- Giám sát việc tuân thủ các quy định nội bộ và bên ngoài về hạn mức rủi ro thị trường và thanh khoản, báo cáo các trường hợp vượt hạn mức lên cấp có thẩm quyền
- Thực hiện phân tích hàng ngày để phát hiển trạng thái rủi ro, xu hướng rủi ro và hiệu quả của các hạn mức rủi ro trước khả năng thị trường biến động bất thường
- Cung cấp các báo cáo rủi ro thị trường và thanh khoản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên thứ ba và các phòng ban nội bộ
5. Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp trình độ đại học ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc các ngành liên quan
- Có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trong vị trí chuyên viên quản trị rủi ro
- Thành thạo tin học văn phòng
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
- Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
- Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Là người trung thực, quyết đoán
6. Những năng lực liên quan
- Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Skill - Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, nhận định vấn đề và ra quyết định, Tư duy tập trung vào kết quả, Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, Năng lực giải trình, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng đối mặt với áp lực, Kỹ năng quản trị rủi ro
- Attitude - Tỉ mỉ, cẩn thận, Nhạy bén, Trung thực
7. Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng Chuyên viên quản lý rủi ro
- Nêu quá trình phân tích các khía cạnh khác nhau của 1 dự án/khoản đầu tư. Bạn sẽ để ý những thông số nào?
- Trách nhiệm của Chuyên viên quản lý rủi ro là gì?
- Khi có vấn đề với gói đầu tư của khách hàng hay đối tác, bạn sẽ rà soát các thông số chính như thế nào và nên có các nguyên tắc về cơ chế đền bù gì cho khách hàng?
- Nêu các mục cần có trong 1 bản báo cáo định kỳ trình lên quản lý
8. Download bản mô tả công việc Chuyên viên quản lý rủi ro
Download bản mô tả công việc Chuyên viên quản lý rủi ro tại đây
IV. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về việc làm chuyên viên quản lý rủi ro và 2 bản mô tả công việc chuyên viên quản lý rủi ro mà 123job muốn gửi gắm đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp cho bạn đọc hiểu thêm về việc làmchuyên viên quản lý rủi ro là gì. Hãy đến với những bài viết sau để đón đọc những nội dung bổ ích khác nhé!