Bạn chưa biết Banquet là gì? Công việc hàng ngày của nhân viên Banquet như thế nào? Hiện nay, những đặc điểm, loại hình Banquet nào đang phổ biến trong các khách sạn. Bài viết dưới đây, 123job sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn.
Đối với khách sạn 3 - 5 sao, Banquet là bộ phận không thể thiếu, dịch vụ Banquet thường dành cho một nhóm người họp mặt ăn uống, tổ chức tiệc hoặc dành cho những lễ kỷ niệm. Nhưng liệu bạn đã biết Banquet là gì? Công việc hàng ngày của Banquet ra sao? Các loại hình Banquet nào phổ biến nhất hiện nay hay chưa? Nếu bạn chưa tìm hiểu hết thì hãy cùng khám phá nghề Banquet cùng 123job qua bài viết dưới đây nhé.
I. Banquet là gì?
Bộ phận Banquet cũng là nguồn doanh thu chính của khách sạn
Banquet là một bộ phận thuộc khối Food & Beverage (F&B) của khách sạn, có nhiệm vụ tổ chức các sự kiện, buổi tiệc, hội nghị, meeting, … cho khách hàng. Thông thường, các khách sạn có quy mô khá lớn từ 3 sao - 5 sao mới có bộ phận Banquet. Những khách sạn bình dân hay quy mô nhỏ hơn thì Banquet được gộp chung với bộ phận nhà hàng khách sạn. Khi số lượng khách hàng đặt phòng giảm mạnh vào mùa thấp điểm du lịch thì Banquet chính là bộ phận tạo ra doanh thu và lợi nhuận chính cho khách sạn.
II. Những công việc hàng ngày của nhân viên Banquet
1. Phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách mời
Nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua của một nhân viên Banquet chính là phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách trong sự kiện. Tùy thuộc vào từng loại tiệc khác nhau, sau khi chào đón khách, nhân viên Banquet có thể mời khách đi theo lối đường Buffet hoặc mời vào từng bàn đã được bày sẵn đồ ăn. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc sẽ có hai loại đồ ăn: Ăn thường và ăn chay, vì vậy, tùy thuộc vào chế độ ăn kiêng cũng như sở thích của khách, bạn hãy phục vụ đồ ăn phù hợp. Sau bữa ăn, nhân viên Banquet sẽ đem đồ tráng miệng và cafe lên cho khách. Ngoài ra, các Banquet cũng là người phân phối rượu, nhưng để làm được điều này buộc bạn phải được đào tạo qua khóa học Rượu Alcohol hoặc được cấp giấy phép của rượu.
2. Duy trì phòng hậu cần
Bảo dưỡng phòng hậu cần cũng là việc làm chính của bộ phận Banquet. Vì phòng hậu cần là nơi thường xuyên có khách lui lại sau những cảnh của buổi tiệc, cho nên, bạn phải đảm bảo sẵn sàng phục vụ, giỏ bánh mì được bày đầy đủ và cafe luôn được giữ tươi. Các đồ dùng như ly, đĩa, khăn lau miệng cũng phải được nhân viên Banquet theo dõi và phục vụ ngay khi cần thiết. Giữ vệ sinh là một phần của tổ chức tiệc mà Banquet cần làm, bao gồm: Rửa máy pha cafe, các quầy nước, quầy lấy thức ăn giữ gìn sạch, những khay đựng đồ ăn luôn sáng bóng, …
3. Hỗ trợ khách trong bữa tiệc
Khách hàng lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc không chỉ là vì đồ ăn ngon mà cả chất lượng phục vụ tốt. Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng của Banquet là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách, sự hài lòng của khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Khách khi lần đầu đến tham gia tiệc, theo chỉ định của họ bạn hãy đưa khách tới bàn ăn và ổn định vị trí cũng như giải quyết tất cả yêu cầu của khách hàng. Bạn hãy luôn giữ phong thái chuyên nghiệp và khuôn mặt biết cười khi làm việc với các vị khách tại bữa tiệc. Các nhân viên Banquet thường xuyên phải đứng tại nhiều vị trí khác nhau để giúp khách hay uốn lưng, cúi mặt chào khách để thể hiện sự tôn trọng và đặt vật thể lên, xuống bất cứ khi nào khách cần.
4. Thiết lập bữa tiệc và dọn dẹp
Giống như nhân viên phục vụ, Banquet có nhiệm vụ thiết lập và dọn dẹp bàn ăn để đảm bảo bữa tiệc luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp khách. Nhân viên tiệc thường phải dành rất nhiều thời gian cho việc sắp xếp lại bàn, ghế, đồ trang trí theo đúng với thiết kế ban đầu của bữa tiệc. Sau mỗi sự kiện, bộ phận Banquet sẽ dọn dẹp phần đồ ăn còn lại trên bàn và lau sạch thức ăn trên kệ, quầy để trang trí lại và chuẩn bị cho sự kiện tiếp theo.
Thiết lập bàn tiệc cũng là công việc chính của nhân viên Banquet
III. Sơ đồ tổ chức bộ phận Banquet trong khách sạn
Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn sơ đồ tổ chức bộ phận Banquet trong khách sạn:
Sơ đồ tổ chức bộ phậnBanquet trong khách sạn
Trong đó, các vị trí đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể như:
Banquet Manager: Đây là vị trí cao nhất có trách nhiệm về tất cả hoạt động của bộ phận Banquet. Banquet Manager có nhiệm vụ phải báo cáo trực tiếp mọi vấn đề của bộ phận cho Giám đốc F&B của khách sạn.
Assistant Banquet Manager: Hỗ trợ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động nhân sự của bộ phận cho Banquet Manager được gọi là Assistant Banquet Manager. Ngoài ra, nhân viên Assistant Banquet Manager còn đảm nhiệm việc xử lý những tình huống phát sinh trong bộ phận và tham dự các cuộc họp của khối F&B khi Banquet Manager vắng mặt.
Banquet Supervisor: Đây là vị trí tương đương với việc làm giám sát nhà hàng. Banquet Supervisor sẽ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tất cả giai đoạn, quy trình và chức năng của những bộ phận liên quan tới việc tổ chức sự kiện. Đồng thời có nhiệm vụ báo cáo với Banquet Manager các hoạt động trong bộ phận theo định kỳ.
Banquet Captain: Là vị trí trực tiếp hướng dẫn, điều chỉnh đội ngũ nhân viên khi phục vụ tiệc, quản lý, giám sát toàn bộ các khâu từ chuẩn bị, setup, phục vụ cho đến khi bữa tiệc kết thúc. Bất cứ khi nào cần, các Banquet Captain cũng sẽ tham gia vào công việc setup tiệc, chào đón và phục vụ khách.
Waitress và Waiter: Waitress (nhân viên phục vụ nữ) và Waiter (nhân viên phục vụ nam) là những người trực tiếp đem đồ uống, thức ăn phục vụ khách trong các sự kiện. Hơn nữa, họ sẽ thực hiện những yêu cầu khác của thực khách nhưng trong quyền hạn và nghĩa vụ của mình.
Ngoài những chức vụ kể trên, bộ phận Banquet còn một số vị trí khác (tham khảo sơ đồ tổ chức bộ phận Banquet), có thể nói đến như: AVtech hay Artist. Chức năng của các vị trí này đều phải phối hợp linh động với nhau, giúp cho bộ phận Banquet được hoạt động tốt nhất và nâng cao hiệu quả làm việc cho khách sạn.
IV. Các loại hình Banquet trong khách sạn phổ biến nhất hiện nay
1. Meeting và Seminars (Hội thảo, hội nghị, cuộc họp)
Đây là một loại hình được diễn ra thường xuyên với số lượng lớn tại bộ phậnBanquet của khách sạn. Tùy theo số lượng khách mời, loại hình yêu cầu tổ chức, quy mô của buổi họp mà các nhân viên tổ chức sẽ sắp xếp, setup, bố trí sao cho đúng với nhu cầu và thích hợp nhất. Vào trước và giữa thời gian buổi họp diễn ra, nhân viên Banquet sẽ phục vụ trà, cafe, thức ăn nhẹ, bánh ngọt cho khách. So với các trung tâm tổ chức tiệc cưới, hội nghị độc lập bên trong và ngoài trời thì các tổ chức, doanh nghiệp thường lựa chọn bộ phận Banquet trong khách sạn là địa điểm diễn ra các buổi họp. Lý giải cho hiện tượng này là vì các khách sạn sẽ có đầy đủ các tiện nghi: Thiết bị âm thanh, hình ảnh - máy chiếu, màn chiếu - bút - tài liệu, hoa tươi - nước suối - đồ ăn nhẹ, … Hơn nữa, khách sạn cũng cung cấp các dịch vụ khuyến mãi đi kèm như: Nhà hàng, quầy Bar, phòng nghỉ ngơi, hoạt động giải trí cho đối tác, … Cách bố trí bàn của loại hình này là kiểu lớp học lớn, kiểu nhà hát, đối với các trường hợp hội thảo, hội nghị, cuộc họp có kết hợp tiệc thì có thể bố trí bàn theo kiểu hình tròn.
2. Tiệc cưới
Các cặp đôi thường có quan điểm lễ cưới là quan trọng nhất trong cuộc đời, vậy nên, dù chi phí khá cao nhưng họ vẫn chọn tổ chức tiệc cưới trong khách sạn. Không gian trong khách sạn rất rộng; được nhân viênBanquet trang trí kỹ lưỡng, sang trọng với khu vực sân khấu riêng, lối đi của cô dâu - chú rể được trải thảm đỏ hoặc trắng tùy theo sở thích. Mỗi gói tiệc cưới, khách sạn đều sẽ đảm nhận việc chuẩn bị và tổ chức tiến hành cả phần lễ và phần tiệc. Set menu sẽ là đồ uống, thức ăn ngon, luôn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh với số lượng nhất định phụ thuộc theo mức giá thỏa thuận cụ thể. Chất lượng phục vụ trong khách sạn cực kỳ tốt và luôn được đánh giá cao. Ngoài ra, các khách sạn thường có những chương trình ưu đãi tặng phòng tân hôn, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với bên ngoài. Hiện nay, các loại hình tiệc cưới rất đa dạng, ngoài tiệc cưới bàn tròn truyền thống còn có tiệc cưới kiểu Âu, tiệc cưới hồ bơi, tiệc cưới Buffet đem lại sự thích thú và mới lạ cho khách hàng.
Dù chi phí khá cao nhưng các cặp đôi uyên ương vẫn lựa chọn tổ chức lễ cưới trong khách sạn
3. Tea break/ Coffee break (Tiệc trà/Tiệc ngọt)
Tiệc trà hay tiệc ngọt được bộ phận Banquet bố trí phục vụ vào trước và giữa các buổi họp, hội nghị, hội thảo, … Với menu đồ uống, thức ăn rất đa dạng và hấp dẫn như: Trà, cafe, trái cây, bánh ngọt, …
4. Tiệc cocktail/Canape
Đây là loại hình tiệc đứng, tạo không gian thoải mái cho khách mời vừa thưởng thức đồ ăn vừa trò chuyện. Các nhân viên Banquet sẽ đem các loại thức uống (cocktail, nước trái cây, bia rượu) và đồ ăn nhẹ (bánh ngọt, bánh kem) di chuyển phục vụ khách trong suốt thời gian bữa tiệc diễn ra. Tiệc cocktail/canape tổ chức phù hợp với số lượng khách mời vừa phải, tạo không khí thân mật và ấm cúng. Loại hình tiệc này có setup khá đơn giản, cách trang trí thiên hướng về độ hài hòa cao nên thường được áp dụng các buổi tiệc Gala hoặc tiệc cưới.
5. Tiệc dạ hội (Gala Dinner)
Tiệc dạ hội hay còn gọi là tiệc Gala Dinner thường có không khí sang trọng với yêu cầu cao về hình thức trang trí cũng như phục vụ đồ ăn thức uống. Loại hình này áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp tổ chức các sự kiện quan trọng, tiệc chiêu đãi cuối năm. Tiệc Gala Dinner thường đòi hỏi nhân viên Banquet trong khách sạn setup chu đáo, cẩn thận, cầu kỳ hơn về bàn tiệc, sân khấu, ánh sáng, âm thanh, các loại hoa trang trí, … Trước các tiệc Gala Dinner khách mời sẽ được phục vụ tiệc cocktail/canape trong thời gian chờ đợi. Gần đây, loại tiệc Gala Dinner phổ biến nhất vẫn là tiệc có set menu Á hoặc Âu.
6. Tiệc Buffet
Các sự kiện cộng đồng, hội thoại hoặc những đoàn khách MICE thường được bộ phận Banquet lựa chọn tổ chức tiệc Buffet. Tiệc Buffet phục vụ nhu cầu ăn uống đa dạng của khách tham dự từ hàng chục đến hàng trăm món ăn phong phú khác nhau. Khách mời sẽ lấy thức ăn, đồ uống theo khẩu phần ăn và sở thích của riêng mình, còn nhân viên Banquet sẽ chịu trách nhiệm bưng bê món ăn lên bàn trưng bày, hướng dẫn, giới thiệu cho khách và dọn dẹp các dụng cụ bát, đĩa, cốc mà thực khách sử dụng xong.
Tiệc Buffet được tổ chức trong khách sạn đang ngày càng trở nên phổ biến
Trên đây là sáu loại hình dịch vụ tổ chức tiệc Banquet, bạn thường thấy nhất trong các khách sạn. Tuy nhiên, tùy thuộc theo từng nhu cầu của mỗi khách hàng, bộ phận Banquet còn nhận tổ chức các loại tiệc khác như: Sinh nhật, họp báo, triển lãm, tiệc hai người, …
V. Các đặc điểm của bộ phận Banquet trong khách sạn
Cũng giống như các bộ phận khác trong khách sạn, Banquet cũng có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể như:
Bộ phận Banquet trong khách sạn thông thường rất ít nhân viên chính thức. Vậy nên, để thường xuyên phục vụ số lượng lớn khách hàng của các bữa tiệc thì bộ phậnBanquet sẽ phải thuê thêm những nhân viên Casual giúp hỗ trợ chuẩn bị chu đáo và việc tổ chức tiệc trở nên trọn vẹn nhất.
Trong các khách sạn sẽ có khu vực làm việc riêng cho bộ phận Banquet. Nhưng dựa vào từng yêu cầu của khách hàng thì bộ phận này có thể được hỗ trợ và tổ chức tại những không gian khác nhau. Ví dụ như: Bãi biển, hồ bơi, quầy Bar hay các không gian ngoài trời khác.
Hiện nay, bộ phận Banquet thường nhận mọi loại hình tổ chức tiệc với những không gian khác nhau ngoài khách sạn với chi phí khá cao. Nhân viên Banquet luôn vận động mình và thay đổi theo xu hướng của thời đại, vì vậy, những đòi hỏi, nhu cầu của khách hàng đều sẽ được đáp ứng hoàn hảo nhất.
Giữa Banquet và các bộ phận khác (Sales, Housekeeping, …) luôn kết nối chặt chẽ với nhau để cập nhật các thông tin liên quan đến khách hàng, loại tiệc, thời gian tổ chức, … bằng sử dụng văn bản Banquet Event Order được gọi tắt là BEO.
Trên đây là những đặc điểm chung nhất của Banquet nhưng với mỗi cách tổ chức nhân sự của từng khách sạn khác nhau thì đặc điểm của bộ phận Banquet cũng sẽ thay đổi.
VI. Phương pháp phân công nhân sự hiệu quả phục vụ Banquet
Phương pháp cá nhân: Với phương pháp này mỗi nhân viên sẽ được phân công phụ trách setup, phục vụ tiệc và thu dọn cho một nhóm bàn hoặc khu vực quy định.
Phương pháp tổ: Đây là phương pháp thường được các khách sạn áp dụng bởi tính ưu việt mà nó mang lại. Tính chất của phương pháp tổ là tất cả các nhân viên của bộ phận Banquet sẽ chịu trách nhiệm setup và phục vụ tiệc cho toàn bộ khách mời. Mỗi nhân viên đều được phân công một nhiệm vụ cụ thể, thông thường sẽ là: Dĩa ăn tráng miệng và dĩa ăn thịt, gạt tạt và khăn ăn, ly uống rượu vang và ly uống cocktail, muối và hạt tiêu, …
VII. Kết luận
Trong bài viết trên đây, bạn đã cùng 123job tìm hiểu Banquet là gì? Công việc hàng ngày của nhân viên Banquet ra sao? Và những đặc điểm, các loại hình tổ chức Banquet trong khách sạn phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin thực sự bổ ích. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình?
Xem thêm:
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn chuyên nghiệp bạn cần nắm rõ
Lễ tân là gì? Những kỹ năng cần có của một lễ tân chuyên nghiệp
Nghề đầu bếp và con đường đi đến thành công của giới trẻ