Chúng ta đều biết nhiều đến những lợi ích to lớn mà bảo hiểm thất nghiệp mang lại tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững được những thủ tục, điều kiện, hồ sơ… khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho người lao động khi thất nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho cả người sử dụng lao động và nhà nước. Đối với người sử dụng lao động sẽ được trút bớt gánh nặng tài chính khi giải quyết chế độ cho người lao động bị sa thải. Đặc biệt, thời buổi nền kinh tế khó khăn và đầy cạnh tranh tạo nên sức ép thu hẹp nhân công lên các nhà sản xuất. Đối với ngân sách nhà nước thì bảo hiểm thất nghiệp cũng góp phần không nhỏ nhằm giảm bớt những chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng.

Vậy điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì? Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì? Hay thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? để được bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!

I. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ( Khoản 4, Điều 3 Luật Việc làm 2013). 

Bảo hiểm thất nghiệp được coi là chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động, được coi là một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

II. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp    

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2020, bảo hiểm thất nghiệp 2019 hay bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 trước kia vẫn theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, tham gia bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm cả của người lao động và người sử dụng lao động.

III. Bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc hay tự nguyện?

Luật Việc làm 2013 quy định rõ 2 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể:

1. Với người lao động

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động:

  • Không xác định thời hạn
  • Xác định thời hạn
  • Theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên đến dưới 12 tháng

Ngoại lệ: Trong trường hợp người lao động đang trong tình trạng hưởng lương hưu hay trợ cấp mất sức hàng tháng nhưng tiếp tục đi làm thêm và có hợp đồng lao động thì sẽ không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Đối với trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Với đơn vị sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là người có sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan tổ chức sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,  đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức xã hội khác.
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác và các  tổ chức khác.
  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã nêu.

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động có hiệu lực.

Lưu ý: Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp động lao động đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

IV. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho người lao động khi tham gia, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được hết những quyền lợi này. Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013 thì người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 4 quyền lợi chính là: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Dưới đây là nội dung chi tiết về 4 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

1. Trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng những trợ cấp như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng khoảng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng tùy theo từng đối tượng khác nhau
  • Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 đến đủ 36 tháng thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp và sau đó, đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa sẽ là không quá 12 tháng
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm có thẩm quyền 

Ngoài ra, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của luật bảo hiểm y tế.

2. Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm 2013 khẳng định người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn miễn phí.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệpQuyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

3. Hỗ trợ học nghề

Người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây thì sẽ được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55, Luật Việc làm 2013:

  • Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật; đang được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp như: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hỗ trợ học nghề được tính theo thời gian học thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Mức hỗ trợ học nghề được quy định theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg cụ thể:

  • Tối đa 01 triệu VNĐ/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế của các cơ sở dạy nghề.
  • Trường hợp khóa học có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cũng được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm do các đơn vị sử dụng lao động tổ chức.

V. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp    

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“ Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp bằng 1% tiền lương tháng. Trong đó:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng”.

Có thể xác định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu và tối đa của người lao động trong năm 2020 như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu

Điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 quy định, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  • “Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề
  • Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường”.

Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2020 sẽ là:

Đơn vị tính: đồng/tháng

   Vùng                   Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

  Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

  Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

44.20047.29446.41047.294

Vùng  II

39.20041.94441.16041.944

Vùng III


34.300
 
36.70136.01536.701

Vùng IV

30.700


32.849
 
32.23532.849

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Trường hợp mức lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng”

Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa năm 2020 như sau:

Đơn vị tính: đồng/tháng


Vùng    
 

 Mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
 

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Vùng I

88.400.000884.000

Vùng II

78.400.000784.000

Vùng III

68.600.000686.000

Vùng IV

61.400.000614.000

VI. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013, cách tính bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Công thức về cách tính bảo hiểm thất nghiệp trên đã được áp dụng cho cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019, cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2018 và đang áp dụng cho cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2020.

 Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhấtCách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Lưu ý:

  • Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp với thời gian gián đoạn trước khi thất nghiệp thì mức bình quân được tính trên tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật
  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020 được tính như sau:

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

  • Từ ngày 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5x1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng
  • Từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5x1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.

Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.

1. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Khoản 2, Điều 50, Luật việc làm 2013:

“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”. 

Ví dụ: Ông A đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương trung bình trong 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A sẽ được tính như sau:

  • Trong vòng 36 tháng đầu tiên, ông A sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Trong 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
  • Và trong 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần nhận bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, cuối cùng ông A sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.

2. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 50, Luật việc làm 2013 thì thời điểm được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm 2013.

VII. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp    

Đối với những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chắc chắn đều băn khoăn về những quy định nhận bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp (hay điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp), dưới đây là một số quy định:

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49, Luật việc làm 2013, người lao động sẽ được lãnh trợ cấp thất nghiệp và cụ thể như sau:

Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp như:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động trái pháp luật
  • Người lao động được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệpĐiều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đã hoàn thành việc đóng bảo hiểm thất nghiệp:

  • Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn
  • Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Lưu ý:

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm liên tục hoặc không liên tục, được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước chuyên về việc làm thành lập
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp:

  • Thực hiện nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự
  • Đi học tập có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng
  • Bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù
  • Ra nước ngoài định cư hoặc đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Chết. 

2. Điều kiện để được hỗ trợ học nghề

Căn cứ theo quy định tại Điều 55, Luật Việc làm 2013, chính sách hỗ trợ học nghề chỉ được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013. Người lao động chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề nếu đồng thời đáp ứng những điều kiện sau:

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng làm việc/ hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với những trường hợp đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hoặc người tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật thì sẽ không được hưởng theo chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay chế độ hỗ trợ học nghề.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
  • Trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc/ hợp đồng lao động, người lao động đã đóng được từ đủ 09 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên
  • Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp nhưng người lao động vẫn chưa tìm được việc làm, trừ một số trường hợp đã được quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 như: Người lao động đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;  đang trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang đi học tập có thời hạn dài từ 12 tháng trở lên…

Sau khi xác định người lao động hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 55 Luật việc làm 2013 được nêu ở trên thì người lao động có thể làm hồ sơ để được hỗ trợ học nghề.

Theo đó, mức hỗ trợ học nghề được xác định theo thời gian học, kinh phí đào tạo… nhưng tối đa không được quá 1 triệu VNĐ/người/tháng. Thời gian hỗ trợ học nghề sẽ được xác định theo thời gian người lao động học nghề thực tế, được đào tạo nhưng được hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng.

3. Điều kiện được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm

Theo Khoản 1, Điều 47 Luật Việc làm 2013, người lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm khi có đủ các điều kiện sau:

  • Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm 2013 liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm
  • Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động sử dụng dưới 300 lao động và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không những lao động làm việc với thời hạn dưới 03 tháng
  • Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo kinh doanh, sản xuất của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế
  • Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

VIII. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp    

Việc lập hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Bao gồm những giấy tờ gì luôn là thắc mắc của nhiều người lao động. Căn cứ vào Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bao gồm một số giấy tờ sau:

  • Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định 

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động: Quyết định thôi việc, quyết định sa thải, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

IX. Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp    

Căn cứ vào Mục 3 Chương IV Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về trợ cấp thất nghiệp, người lao động nên thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp theo các bước sau đây để được lãnh bảo hiểm thất nghiệp và biết nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu:

Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới Trung tâm Dịch vụ Việc làm để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động
  • Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên 
Bước 4: Hàng tháng, người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

X. Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp    

Như đã đề cập ở trên, chỉ khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập thì mới được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Và cũng tại trung tâm này, người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp.

Trong trường hợp người lao động muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“ Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Như vậy, nếu bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đơn đề nghị và gửi tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

XI. Kết luận

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ mang lại cho người lao động và cả người sử dụng lao động nhiều lợi ích, quyền lợi vô cùng to lớn. Tất cả mọi người cần tìm hiểu rõ những quy định về bảo hiểm thất nghiệp, cách tính bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp… để đảm bảo được quyền lợi của chính mình mà không bị thiệt thòi. Hy vọng với những chia sẻ ở trên giúp độc giả có cách nhìn tổng quan hơn về bảo hiểm thất nghiệp. 123job chúc bạn thành công!