Kỹ sư cơ khí là gì? Học kỹ sư cơ khí ra trường làm gì? Hiện nay, các bạn trẻ đang thu hút bởi ngành nghề này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
I. Kỹ sư cơ khí là gì? Học ngành kỹ sư cơ khí ra trường làm gì?
1. Kỹ sư cơ khí là gì?
Kỹ sư cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, công việc then chốt tạo nên sự phát triển của kinh tế và xã hội của thế giới. Ngày nay các dây chuyền vận chuyển máy móc hay các kỹ thuật khoa học hiện đại để phân tích , thiết kế, sáng tạo và bảo dưỡng các loại máy móc cơ khí tạo ra các vật dụng có hữu ích. Cũng vì vậy mà có nhiều sinh viên hiện nay muốntheo đuổi ngành học kỹ sư cơ khí đầy thu hút này
Hiện nay, Kỹ sư cơ khí là ngành nghề mà tạo sự thu hút từ các bạn trẻ
2. Học ngành kỹ sư cơ khí sau ra trường làm gì?
Tùy theo khả năng và nhận định của từng cá nhân mà có thể chọn công việc phù hợp đối với ngành kỹ sư cơ khí trong các lĩnh vực như: các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh, các vật dụng trong gia đình, sản xuất máy móc và vũ khí,...Khi đó bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng gia công, chế tạo và cải tiến các sản phẩm khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì mọi vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị và các quy trình trong sản xuất. Biết đọc và vẽ các bản kỹ thuật, thành thạo trong cách sử dụng công nghệ và người máy. Bên cạnh lý thuyết, bạn phải thực hành thành thạo mới tạo cho bạn cơ hội tuyển dụng cao hơn. Được thông báo số liệu của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin của thị trường lao động khi có tuyên bố thường niên về ngành cơ khí, luyện kim, công nghệ đang đứng đầu và nó chiếm tới 25% nhu cầu lao động. Vì vậy, cơ hội được tuyển dụng cao. Sau khi ra trường bạn có thể đảm nhận được những vị trí sau:
Lập trình gia công máy, sản phẩm
Tham gia thiết kế các thiết bị máy móc
Tham gia lắp đặt các thiết bị
Tham gia bộ phận vẽ
II. 10 điều cần biết biết để trở thành kỹ sư cơ khí
Để trở thành một kỹ sư cơ khí bạn cần những kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê
1. Hãy tự hào và luôn yêu thích công việc mà bạn đã chọn
Quan trọng hơn hết là niềm đam mê và yêu thích đối với với ngành nghề mình đã theo đuổi và lựa chọn. Kỹ sư cơ khí là ngành đòi hỏi độ tập trung và trình độ cao, sự tâm huyết và cống hiến đối với nghề kỹ sư cơ khí. Nếu Nếu chỉ vì lương cao mà không phải đam mê thì bạn sẽ rất dễ nản lòng và bức bối, làm việc không hiệu quả dẫn đến căng thẳng. Hãy tự hào và yêu thích nghề kỹ sư cơ khí với thái độ tích cực, hướng tới tư duy giải quyết vấn đề, đôi khi sử dụng cảm tính và một chút trực giác của bản thân. Sẽ giúp bạn trải nghiệm tri thức một cách trọn vẹn và hứng khởi, tạo tạo ra một công việc tốt cho bản thân
2. Hãy coi toán và vật lý là những người bạn đồng hành
Mặc dù nó có thể khó nhằn và đau đầu nhưng nó giúp bạn rất nhiều trong công việc của bạn. Đặc biệt phải chú tâm với hai bộ môn, theo dõi giải và nghiên cứu các bài tập để hiểu rõ bản chất. Kỹ sư cơ khí còn là một ngành Vật lý ứng dụng nên học viên không chỉ học thuộc lòng các công thức mà không hiểu rõ bản chất của nó. Học kỹ sư cơ khí đòi hỏi bạn phải nhìn nhận và đánh giá vật lý trong thực tế. Vậy nên sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn không chỉ giỏi trong lĩnh vực toán và vật lý mà còn giải quyết được các vấn đề
3. Biến lý thuyết thành thực tiễn
Một người giỏi thực sự là không chỉ giỏi lý thuyết mà dùng lý thuyết đã học được để áp dụng vào thực tiễn. Dùng các kiến thức đã học chuyển thành bài toán và tình huống để giải quyết chúng. Thay vì chỉ học các công trong sách vở mà hãy áp dụng để biến những điều thực tế trở thành những bài toán để giải quyết chúng
4. Luôn tìm tòi những điều mới mẻ trong thực tiễn
Kỹ sư cơ khí được công nhận giỏi khi mà luôn dành thời gian để tìm tòi, sửa chữa những vật dụng như: xe máy, ô tô, các thiết bị,... để giúp cho mình cảm nhận một cách thực tế nhất. Điều này giúp bạn tăng khả năng và kinh nghiệm về hiện tượng vật lý của kỹ sư cơ khí, tránh việc chỉ nhìn nhận và đánh giá qua giấy tờ
5. Xây dựng những kỹ năng cần thiết cho bản thân
Để trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi, bạn cần một kỹ năng biết nhận xét/đánh giá một nền tảng về lĩnh vực toán và vật lý vững chắc, bên cạnh tấm bằng tốt được đào tạo uy tín. Kỹ sư cơ khí cũng cần sự sáng tạo và khả năng phân tích để biến các ý tưởng của các kỹ sư cơ khí thành ứng dụng hàng ngày. Hãy xây dựng những kỹ năng của mình
6. Tìm cho bản thân một cơ sở đào tạo hợp lý
Trên toàn cầu, tổ chức “QS World University Ranking” đã xây dựng danh sách những trường học và cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí dành cho học viên muốn theo đuổi, theo xếp hạng về học thuật, thương hiệu và mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng các trường/cơ sở đào tạo tại các trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Việc lựa chọn các cơ sở uy tín tạo cho bước khởi đầu thuận lợi cho bạn là vô cùng quan trọng
7. Chọn một lĩnh vực chuyên môn phù hợp
Khi bạn đã thống nhất được chuyên môn phù hợp để chọn lựa nghề nghiệp tương lai bạn sẽ nhận thấy được nhiều lĩnh vực để đi sâu tìm hiểu cập nhật xu hướng khoa học công nghệ. Với những năm học liên quan đến ngành, bạn sẽ được làm quen với các vấn đề nền tảng cho ngành Kỹ thuật Cơ khí như là cơ học kỹ thuật, nhiệt động lực học, động lực học chất lỏng, sức bền vật liệu, cơ sở thiết kế máy móc và thiết kế đồ họa. Những yêu cầu đầu vào đã định hướng cho chuyên môn khác nhau về kỹ sư cơ khí, nhưng vẫn đòi hỏi về một nền tảng tốt về toán và vật lý và có thể là hóa học. Nếu bạn vẫn chưa chuẩn bị kỹ càng thì hãy dành thời gian để cải thiện hơn. Chọn một lĩnh vực để đi với mình suốt đời mà không đem lại sự nhàm chán là một điều không hề dễ dàng nên hãy lựa chọn một cách đúng đắn và phù hợp với mình
8. Theo đuổi chuyên môn mà bạn đã chọn lâu dài
Khi bạn chọn chuyên môn bạn mong muốn thì hãy theo đuổi chuyên môn bạn đã chọn lâu dài vì bạn đã bỏ ra một quá trình một khoảng thời gian lớn để học tập, tìm tòi nên cũng vì thế đừng bỏ lỡ mất. Bạn sẽ luôn tiếp xúc với máy móc, động cơ và các sản phẩm kĩ thuật. Hãy xây dựng và theo đuổi để bạn có thể đạt được điều bạn mong muốn trong công việc như là trở thành quản lý, hoặc các cập điều hành
9. Luôn làm mới mình với những thông tin của các tổ chức chuyên ngành khác.
Học viên cơ khí nên tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên ngành bên cạnh sản xuất và cung cấp sản phẩm. Bạn sẽ có được các thông tin, dự án, thông số vật liệu và các yếu tố cần thiết trong suốt quá trình sản xuất và chuyên ngành sau này
10. Hãy nghĩ đến một mức lương thỏa đáng
Đối với một số công ty/doanh nghiệp nước ngoài, mức lương có thể lên đến 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ đối với kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp, tất nhiên là với yêu cầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ để trao đổi trong công việc và kỹ năng khi hành nghề
Trải qua một số năm kinh nghiệm và kỹ năng nhất định, công việc cơ khí sẽ liên quan đến nhiều dự án cải tiến hơn, yêu cầu thời gian xuống xưởng nhiều hơn. Lúc đó bạn sẽ không lo bản thân mình trở nên nhàm chán với công việc thiết kế, tính toán trên bản vẽ đơn thuần đó nữa
III. Công việc của kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí luôn là một trong những ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu
Những công việc mà kỹ sư cơ khí cần phải làm bao gồm:
1. Thiết kế, thi công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí mới
Thực hiện thiết kế, bóc tách và phân tích các sản phẩm cơ khi
Trực tiếp thực hiện việc gia công giám giám sát, để hoàn tất sản phẩm đã thiết kế
Tiến hành lắp ráp, chạy thử, nghiệm thu sản phẩm mới
2. Lắp đặt, vận hành máy móc thiết bị
Thực hiện lắp đặt máy móc, dây chuyền sản xuất
Theo dõi, quản lý vận hành các loại máy móc
3. Sửa chữa bảo trì máy cơ khí
Thực hiện việc sửa chữa hệ thống điện, cơ của máy cơ khí khi hư hỏng.
Lên kế hoạch bảo trì và triển khai thực hiện việc bảo trì cho các máy móc, thiết bị của nhà máy, xí nghiệp, công trình
4. Đề xuất cải tiến máy móc thiết bị
Chủ động nghiên cứu và đưa ra những đề xuất cải tiến hoạt động của các máy móc, thiết bị để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Lên kế hoạch triển khai cụ thể về nhân vật lực khi ý tưởng được thông qua và thực hiện.
5. Các công việc khác
Linh động trong việc đề xuất, đưa ra những gợi ý về vấn đề có liên quan đến công nghệ mọi thiết bị thuộc về kỹ thuật cơ khí
Phụ trách đào tạo tay nghề cho công nhân mới vào làm
Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên/quản lý.
Thực hiện các công việc khi được giao phó: chuyên viên tư vấn, lên bản vẽ,..
Phát triển sản phẩm ở tất cả các giai đoạn (thiết kế, phát triển, thử nghiệm mẫu, sản xuất và lắp đặt).
Thiết kế phác thảo là việc kỹ sư cơ khí cần làm.
Đo lường hiệu suất các chi tiết thiết bị và máy móc.
IV. Mức lương kỹ sư cơ khí hiện nay? Triển vọng nghề nghiệp kỹ sư cơ khí
1. Mức lương của kỹ sư cơ khí hiện nay
Kỹ sư cơ khí phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí. Có năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Vận dụng các kiến kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề về thiết kế, chế tạo, bảo trì các thiết bị máy móc, các xí nghiệp nhà máy sử dụng máy móc bằng cơ khí,...Kỹ sư cơ khí cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực như: kỹ thuật chế tạo, cơ khí ô tô, sửa chữa và đóng tàu, dệt may, giày dép nhựa, thực phẩm, năng lượng và công nghiệp hàng không,...
Chính vì nhu cầu nhân sự ngày càng lớn, kỹ sư cơ khí hiện đang rất khan hiếm tại các nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, mức lương của kỹ sư cơ khí hiện nay cũng khá ổn, nó dao động trong khoảng từ 5-8 triệu VNĐ cũng có những vị trí có mức lương cao từ 8-12 triệu VNĐ tùy thuộc quy mô công ty, quỹ lương của công ty, yêu cầu công việc, địa phương làm việc, kinh nghiệm và năng lực nhân viên cơ khí. Bên cạnh đó, nếu bạn làm việc tại các công ty có người nước ngoài quản lý, bạn thành thạo ngoại ngữ cũng là điểm mạnh để bạn có mức lương cao hơn, có các chứng chỉ ngành nghề liên quan, có kinh nghiệm đầy đủ thì mức lương của kỹ sư cơ khí tại các vị trí nhất định có thể lên đến khoảng vài chục triệu VNĐ.
2. Triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí có khả năng tăng trưởng việc làm thấp hơn so với tất cả các ngành nghề tuy nhiên còn tùy thuộc vào chuyên môn, ngành nghề, từ các dự án thì tốc độ phát triển sẽ khác nhau. Nghề kỹ sư cơ khí có mức tăng trưởng cao hơn so với kiến trúc sư và các dịch vụ tương tự. Kỹ sư cơ khí tham gia vào nhiều các ngành nghề đa dạng bao gồm thiết bị điện tử, vận tải. Kỹ sư cơ khí còn tham gia vào thiết kế phương tiện và hệ thống phương tiện thế hệ mới như là xe máy điện, xe ô tô chạy bằng điện tạo sự thu hút cho người tiêu dùng. Máy móc có như cầu tay nghề kỹ thuật càng cao mà kỹ sư cơ khí vẫn còn khan hiếm, từ đó mà thúc đẩy nhu cầu kỹ sư cơ khí ngày càng cao.
V. Kết luận
Qua bài viết viết này bạn có thể hiểu rõ về công việc mà bạn đang định theo đuổi. Công việc kỹ sư cơ khí không hề đơn giản nhưng nếu đam mê và muốn thử sức thì đó là cơ hội tốt và mang lại nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cho bạn. Bạn cũng có thể đọc để có những bước đệm đầu tiên đầy lợi ích cho bạn đến công việc mà bạn đang hướng tới này. Bạn đừng bỏ lỡ bài viết có thể giúp ích cho bạn thế này nhé!