Kỹ sư cơ khí là gì? Để theo đuổi công việc này cần chuẩn bị những hành trang nào? Làm thế nào để tìm kiếm một công việc kỹ sư cơ khí ưng ý nhất? Cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ khí là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Công việc của kỹ sư cơ khí là gì? chính là góp phần vào sự vận hành của máy móc, dây chuyền sản xuất. Đây chính là công việc đang ngày càng thu hút nhân lực ở cả trong và ngoài nước.

I. Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí là gì? Kỹ sư cơ khí là khái niệm chỉ những người làm công việc thiết kế các ứng dụng trong lĩnh vực như xe ô tô, máy bay, robot, điều hòa, các hệ thống làm lạnh hoặc hệ thống nhiệt. Đây hiện tại là công việc có nhu cầu về nhân lực lớn và triển vọng nghề nghiệp cao.

Tại Việt Nam, kỹ sư cơ khí được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp,...

Kỹ sư cơ khí: những thông tin cần thiết cho người theo đuổi nghề

Kỹ sư cơ khí là gì? Kỹ sư cơ khí hiện đang là nghề nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn

II. Công việc cụ thể của ngành cơ khí

1. Thiết kế thi công, lắp đặt sản phẩm cơ khí

Công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí là gì?  trực tiếp tham gia thiết kế, phân tích bản vẽ các sản phẩm cơ khí, các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, công nghiệp. Đồng thời thực hiện việc gia công hoặc giám sát quá trình gia công để hoàn tất sản phẩm đã thiết kế, kịp thời xử lý ngay những sai sót về thiết kế.

Tiến hành lắp đặt, kiểm tra,  thử nghiệm và nghiệm thu sản phẩm mới.

2. Lắp đặt, vận hành máy móc – thiết bị

Kỹ sư cơ khí là người sẽ thực hiện việc lắp đặt các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất cho các nhà máy, công trình. Tiến hành theo dõi, quản lý quá trình vận hành các dây chuyền sản xuất ở nhà máy, công trình

3. Sửa chữa, bảo trì máy cơ khí 

Kỹ sư cơ khí sẽ tiến hành việc sửa chữa hệ thống điện, điện cơ của máy cơ khí khi phát hiện có hư hỏng. Thực hiện việc lên kế hoạch bảo trì và tiến hành triển khai công tác bảo trì cho các máy móc, thiết bị của nhà máy, công trình

4. Đề xuất giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị

Kỹ sư cơ khí sẽ chủ động nghiên cứu và đưa ra những phương án để cải tiến hoạt động của các máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thực hiện việc lên kế hoạch triển khai cụ thể về nhân vật lực, tài chính khi ý kiến được thông qua.

5. Các công việc khác

Ngoài các nhiệm vụ trên, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đề xuất và đưa ra những sáng kiến, ý tưởng liên quan đến công nghệ, thiết bị thuộc về cơ khí.
Trực tiếp phụ trách việc đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân
Tiến hành làm các báo cáo công việc theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên.
Thực hiện các công việc khác khi được phân công giao phó

Kỹ sư cơ khí: những thông tin cần thiết cho người theo đuổi nghề

Công việc của kỹ sư cơ khí gắn liền với máy móc

III. Cơ hội nghề nghiệp kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí có cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với các vị trí công tác như:

  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Làm công việc truyền đạt tri thức của mình cho học sinh, sinh viên về ngành cơ khí. Đồng thời nghiên cứu và chuyển giao kết quả thành công cho cơ sở sản xuất ứng dụng
  • Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Làm công việc tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, ... các dây chuyền chất lượng, hiệu quả nhất.
  • Kỹ sư thiết kế: Làm việc chủ yếu tại văn phòng và với khả năng sáng tạo để thiết kế nên những dây chuyền công nghệ hiện đại, cải tiến hơn.
  • Kỹ sư điều hành công nghệ: Làm việc trực tiếp với dây chuyền máy móc, thiết bị cơ khí cùng với công nhân ở trong phân xưởng để có thể nhanh chóng phát hiện sự cố và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo cho dây chuyền hoạt động trơn tru, đều đặn và đạt chất lượng cao nhất.
  • Kỹ sư giám sát: Tiến hành việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong quá trình gia công sản xuất cơ khí. Đảm bảo cho việc thực hiện đúng với các quy phạm, tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật của ngành cơ khí. 

Kỹ sư cơ khí có thể làm việc tại:

  • Làm việc tại các viện nghiên cứu
  • Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề
  • Làm việc tại các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí thuộc mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, ...
  • Làm việc tại những nơi có sử dụng máy móc và thiết bị vận hành

Hiện nay, ngoài các cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí rộng mở tại Việt Nam, các ứng viên có thể lựa chọn đi làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ hơn.

IV. Mức lương kỹ sư cơ khí

Bảng mức lương của kỹ sư cơ khí theo kinh nghiệm và theo vị trí địa lý

 1 - 2 năm3 - 5 năm
Hà Nội≈ 9 triệu≈ 18 triệu
Hồ Chí Minh≈ 10 triệu≈ 20 triệu
Đà Nẵng≈ 7 triệu≈ 15 triệu

V. Để thành công trong nghề Kỹ sư cơ khí

1. Cẩn thận và kiên trì

Cần cù và kiên trì là đức tính cần thiết ở tất cả mọi công việc để bạn có thể thành công trên con đường sự nghiệp. Và đối với nghề kỹ sư cơ khí thì đức tính này lại càng quan trọng hơn. Lí do vì sao lại như vậy? Chính bởi vì trong công việc này, chỉ một chút thiết cẩn thận, cẩu thả, bừa bộn có thể dẫn tới những sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Nhiều khi, chỉ từ những lỗi rất nhỏ của kỹ sư cơ khí mà dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm hoặc trầm trọng hơn là ảnh hưởng xấu tới uy tín, thương hiệu của công ty.

2. Yêu thích công việc, đam mê máy móc và kỹ thuật

Để có thể duy trì và làm việc lâu dài với một công việc thì đó chính là nhờ sự đam mê của bản thân. Đặc biệt nghề kỹ sư cơ khí lại là một nghề khá khó mà nếu không có sự đam mê máy móc, kỹ thuật, yêu thích công việc này thì sẽ dễ dàng nản lòng, từ bỏ bởi quá trình học tập khó khăn và quá trình công tác gian khổ. Một thái độ tích cực, tư duy luôn nghĩ cách giải quyết vấn đề, một chút sự yêu thích và tâm huyết sẽ tạo cho bạn động lực để chinh phục công việc khó nhằn này.

3. Siêng năng và tận tâm với công việc

Kỹ sư cơ khí là công việc đòi hỏi sự cần cù, siêng năng và tận tâm với công việc. Có như vậy thì những sản phẩm cơ khí mới hoạt động tốt nhất, mang đến những sản phẩm chất lượng nhất phục vụ đời sống và sản xuất.

Kỹ sư cơ khí: những thông tin cần thiết cho người theo đuổi nghề

Đam mê máy móc, yêu thích công việc giúp bạn thành công trong nghề kỹ sư cơ khí

4. Toán và vật lý là kiến thức không thể thiếu

Đây là hai bộ môn quan trọng luôn cần trau dồi trong sự nghiệp làm kỹ sư cơ khí của bạn. Bạn cần học, nắm vững các nguyên lí, nguyên tắc và biến những công thức toán học, vật lý vào ứng dụng thực tiễn, phục vụ đời sống.

5. Luôn nghiên cứu và khám phá thực tiễn

Kỹ sư cơ khí giỏi là người luôn tìm tòi và khám phá những vật dụng xung quanh mình. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng vật lý và cách xử lý vấn đề kỹ thuật,...

6. Tìm một cơ sở đào tạo uy tín, chuyên nghệp.

Việc chọn một trường đào tạo nghề kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp chính là bước đi đầu tiên tạo tiền đề cho sự thành công vững chắc của sự nghiệp bạn sau này. Hiện nay, tại Việt Nam, nghề kỹ sư cơ khí được đào tạo tại các trường đại học trọng điểm của Quốc gia. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các trường, cơ sở đào tạo uy tín tại website của Bộ giáo dục và đào tạo. Với những bạn có điều kiện hơn, có thể chọn đi đào nghề kỹ sư cơ khí tại các nước công nghiệp phát triển như Đức, Nga, Hàn Quốc, Anh, Mỹ , Nhật Bản, ...

7. Chọn một lĩnh vực chuyên môn phù hợp

Nghề kỹ sư cơ khí có khá nhiều chuyên ngành chuyên môn mà bạn có thể tham khảo và tập trung đi sâu tìm kiếm, nghiên cứu, học tập và làm việc. Một số chuyên ngành kỹ sư cơ khí được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là:

  • Ô tô và máy tự động
  • Thiết kế sản phẩm
  • Kỹ thuật Năng lượng
  • Sản xuất
  • Công nghệ nano
  • Robot và tự động hóa
  • Hàng không và Vũ trụ
  • An ninh mạng
  • Công nghệ sinh học
  • Quản lý nhân lực

Các chuyên ngành kỹ sư cơ khí có thể có các tiêu chuẩn đầu vào khác nhau nhưng về cơ bản đều đòi hỏi bạn phải có một nền tảng tốt về toán học, vật lý và một ít kiến thức về cơ sở ngành.

8. Theo đuổi chuyên môn lâu dài

Theo đuổi những công việc chuyên môn lâu dài giúp bạn trở thành một chuyên gia trong ngành, tạo dựng được uy tín và tạo đưuọc sự ảnh hưởng với công ty. Ngoài ra, nếu học hỏi thêm các kiến thức về quản lý, điều hành, bạn có thể thử sức mình với cấp bậc cao cấp hơn

9. Ứng dụng lý thuyết vào thực tiên

Với một kỹ sư cơ khí thì việc giỏi các kiến thức trong sách vở thôi là chưa đủ, bạn cần phải biến những lý thuyết đó vào thực tiễn, vận dụng kiến thức đã được học hỏi để có thể phục vụ đời sống sản xuất của con người

10. Có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao

Khối lượng công việc của một kỹ sư cơ khí thường rất cao, do đó nó đòi hỏi phải có sự hợp tác của một nhóm. một tập thể. Vì vậy, ngoài năng lực làm việc độc lập, các kỹ sư cơ khí cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn, làm việc nhóm tốt với các cộng sự khác của mình để để có hoàn thành mục tiêu chung, vì lợi ích của công ty.

VI. Kết luận

Kỹ sư cơ khí là một công việc khá nặng nhọc và khá khó khăn mà không phải ai cũng có thể theo đuổi. Tuy nhiên, trong nền kinh tế công nghiệp phát triển mở rộng như hiện nay, nhu cầu kỹ sư cơ khí cao với các quyền lợi hấp dẫn về lương thưởng cũng chính là một cơ hội và động lực để cho những người lỡ yêu nghề này kiên trì và miệt mài gắn bó với nghề. Hy vọng với bài viết trên đây, 123job đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về nghề kỹ sư cơ khí, để bạn có thể lựa chọn hướng đi rõ ràng nhất trong sự nghiệp của mình.

Xem thêm:

Mẫu cv xin việc kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp ai cũng cần

Hướng dẫn cách viết CV kỹ sư cơ khí

Kinh nghiệm viết CV kỹ sư cơ khí ô tô hoàn hảo

Bật mí 10 điều cần biết để trở thành kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nhất