Sự phát triển bùng nổ của khoa học điện tử ngày nay đã và đang làm cho ngành kỹ thuật điện lên ngôi nhanh chóng. Kèm theo đó là “cơn sốt” nguồn nhân lực cho ngành nghề đặc biệt này. Hãy cùng 123job tìm hiểu đôi nét về kỹ thuật điện nhé!

Đời sống hiện đại của con người ngày nay không thể thiếu vắng sự có mặt của các thiết bị điện tử, điều này vô hình khẳng định tầm quan trọng của ngành kỹ thuật điện. Từ sinh hoạt đến sản xuất, dường như không thể không nhắc tới những khái niệm như điện, điện tử, điện từ. Đây chính là lý do vì sao mà những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành kỹ thuật điện ngày càng tăng cao. Mức lương dành cho nhân lực ngành này cũng được đánh giá khá tốt so với mặt bằng chung. Và cũng vì vậy, ngày càng nhiều sinh viên chọn kỹ thuật điện là ngành học cho tương lai của mình. Bài viết sau sẽ đem tới cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “Kỹ thuật điện là ngành gì?” và cơ hội việc làm trong ngành nghề đặc biệt này. Hãy cùng xem nhé!

I. Ngành kỹ thuật điện là gì?

ky-thuat-dien-la-gi
Kỹ thuật điện là gì?

Ngành kỹ thuật điện là một bộ phận quan trọng trong ngành kỹ thuật cơ điện tử. Có thể hiểu nôm na là ngành khoa học nghiên cứu về kỹ thuật và điện tử. Học ngành này, sinh viên sẽ được tiếp cận môi trường chuyên nghiệp nhất để nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông.

Đây cũng là môi trường phù hợp cho sinh viên có đam mê với việc giải quyết các vấn đề về năng lượng, điều khiển motor, từ đó kiểm soát những khó khăn thực tế. Về cơ bản, ngành kỹ thuật điện là ngành khá đặc thù bởi nó chú trọng nhiều hơn vào thực tiễn vận hành của máy móc, do đó, tư duy logic là lợi thế lớn đối với bất cứ ai quyết định theo đuổi ngành nghề này.

Đây là một ngành nghề khá “hot” và được nhiều người hướng con em mình theo học với mong muốn ra trường với nhiều cơ hội nghề nghiệp. Vậy thực tế thì cơ hội việc làm trong ngànhkỹ thuật điện có như mọi người tưởng tượng? Đó cũng chính là câu hỏi mà các sinh viên đang theo học ngành nghề này đau đáu quan tâm, cũng là để góp phần định hướng cho tương lai của mình. Câu trả lời sẽ có ngay ở nội dung dưới đây...

II. Cơ hội việc làm trong ngành kỹ thuật điện

co-hoi-viec-lam-nganh-ky-thuat-dien
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật điện

Ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp sự xuất hiện của điện tử, khoa học công nghệ và kỹ thuật. Các cuộc cách mạng công nghiệp đem đến cho nhân loại nhiều dấu mốc quan trọng và những tiện nghi mà chưa bao giờ con người có thể mơ tới. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ chính là đòn bẩy cho kỹ thuật điện lên ngôi. Khi làn sóng này kéo tới Việt Nam, nó đem theo những cơ hội khổng lồ cho việc làm trong ngành kỹ thuật điện

Trong vài năm tới, dưới sự xuất hiện ngày càng nhiều của những “ông lớn” công nghệ như Samsung, LG… hay sự trỗi dậy của VinGroup, chúng ta hoàn toàn có thể thấy cơn sốt nhân lực kỹ thuật điện từ đang đến gần tới mức nào. Thậm chí có một số chuyên gia đã nhận định, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành một trong số những trung tâm công nghệ cao hàng đầu thế giới - nhu cầu về nhân lực kỹ thuật điện sẽ tăng cao chóng mặt.

Khi đó, các tân kỹ sư ngànhkỹ thuật điện có thể đảm nhận những vị trí chủ chốt trong các nhà máy sản xuất, phân phối, tiêu thụ điện hoặc các công ty điện lực, thậm chí là phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, bộ máy nghiên cứu hoạch định chính sách nhà nước… Họ có thể đóng vai trò làm việc trực tiếp, hoặc đưa ra các nhận định, tư vấn để định hướng cho doanh nghiệp. Và tất nhiên, mức lương để trả cho những vị trí như thế là không hề thấp so với mặt bằng chung các ngành kỹ thuật. Các trường có ngành cơ khí và các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện điện tử ngày nay đã và đang cố gắng không ngừng để nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên, đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực trong tương lai gần.

III. Các công việc trong ngành kỹ thuật điện

Các công việc trong ngành kỹ thuật điện là khá phong phú, sinh viên theo học có thể tùy ý lựa chọn theo năng lực và sở thích của mình. Cụ thể như:

  • Chuyên viên kỹ thuật, hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, các tòa nhà chung cư cao tầng, văn phòng doanh nghiệp…
  • Thực hiện nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, chế tạo, tự động hóa công nghệ cao…
  • Làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Cục Điện tử Việt Nam và các doanh nghiệp/tổ chức khác có liên quan tới kỹ thuật điện.
  • Tiếp tục nghiên cứu, học tập và trở thành giảng viên tại các trường có ngành kỹ thuật điện hoặc liên quan tới ngành kỹ thuật điện.

IV. Mức lương trong ngành kỹ thuật điện

muc-luong-trong-nganh-ky-thuat-dienMức lương trong ngành kỹ thuật điện

Dưới cơn sốt nguồn nhân lực của ngành kỹ thuật điện và sự cấp thiết của những sản phẩm liên quan, chúng ta hoàn toàn có thể suy ra được trung bình mức lương trong ngành kỹ thuật điện. Một sinh viên mới ra trường trong ngành này hoàn toàn có thể kiếm được mức lương mà những sinh viên theo học ngành khác phải chờ tới 2-3 năm sau mới có được.

Cụ thể, hầu hết các sinh viên ngành kỹ thuật điện ngay sau khi ra trường đều được các doanh nghiệp đề xuất mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những sinh viên đã ra trường 1-2 năm, mức lương này sẽ cao hơn một chút, giao động trong khoảng 10-13 triệu VNĐ/tháng. Đối với những chuyên viên cấp cao, có kinh nghiệm làm việc lâu năm, biết thêm ngoại ngữ và các kỹ năng liên quan, mức lương tối thiểu thậm chí có thể rơi vào khoảng 1000-1500 USD/tháng. Do đó, ngày càng nhiều sinh viên có định hướng học tập và đi sâu vào ngành kỹ thuật điện, vừa thỏa mãn đam mê, vừa có mức lương ổn định cho tương lai và sự nghiệp.

V. Những kỹ năng cần có trong ngành kỹ thuật điện

Ngành kỹ thuật điện là một ngành đặc thù với nhiều khó khăn, vất vả ngay từ khi mới học. Do vậy mà những kỹ năng cần có trong ngành kỹ thuật điện cũng khá nhiều, đòi hỏi sinh viên phải có cái nhìn nghiêm túc và quyết tâm cao khi bước chân vào nghề. Cụ thể, những kỹ năng cơ bản cần có trong ngành kỹ thuật điện là:

  • Tư duy logic tốt, học khá các môn tự nhiên.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ, cần cù, kiên nhẫn tỉ mỉ trong từng khâu của công việc.
  • Chịu được áp lực cao của công việc.
  • Sử dụng được ngoại ngữ và có kỹ năng cơ bản với các môn xã hội là một lợi thế.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp công việc cao.
  • Biết cách nhạy bén xử lý tình huống, xử lý thông tin.
  • Quản lý thời gian tốt.
  • Có tinh thần độc lập trong tư duy, nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến người khác mỗi khi xảy ra bất đồng.
  • Linh hoạt trong công việc.

VI. Kết luận

Kỹ thuật điện từ lâu đã khẳng định tầm quan trọng của nó trong đời sống con người. Ngày nay, sự phát triển về khoa học công nghệ để bắt kịp xu hướng đó của Việt Nam đã đem lại vô số cơ hội việc làm trong ngành kỹ thuật điện. Mong rằng bạn đã có cho mình cái nhìn đầy đủ nhất về việc làm trong ngành kỹ thuật điện và định hướng một con đường sự nghiệp rõ ràng. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết sau của 123job để tìm hiểu thêm về ngành nghề đặc biệt này nhé!