CV là gì? Các nhà tuyển dụng thường sàng lọc CV xin việc như thế nào? Các bước quan trọng trong quá trình sàng lọc là gì? Nhà tuyển dụng thường gặp khó khăn gì trong quá trình tuyển dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn là một fresher hay là một người đang trên hành trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân mình. Khi đó, bạn sẽ phải chuẩn bị một mẫu CV xin việc đẹp ấn tượng nhất để có thể thu hút được các nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ phải sàng lọc mẫu CV xin việc để có thể chọn ra được những ứng viên tiềm năng nhất. Vậy cách sàng lọc CV của các nhà tuyển dụng thường diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về sàng lọc mẫu CV xin việc của các nhà tuyển dụng.

I. CV XIN VIỆC LÀ GÌ?

cv xin việc là gì

CV xin việc là gì?

CV xin việc được biết đến là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae, cụm từ này trong tiếng anh có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, mẫu CV xin việc thường được hiểu theo nghĩa cao hơn thế, nó không đơn thuần chỉ là bản sơ yếu lý lịch bán sẵn tại các nhà sách. Mẫu CV xin việc chính là bản tóm lược tất cả những thông tin của ứng viên như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách,... muốn gửi tới các nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa chính vào những mẫu CV đó để sàng lọc các ứng viên để có thể chọn ra được những ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công viên mà họ đang muốn tuyển dụng. 

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN NHẤT CỦA MỘT CV 

những nội dung cơ bản nhất của một cv

Những nội dung cơ bản nhất của một CV

Thông thường thì một mẫu CV xin việc đẹp sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 

- Thông tin cá nhân: đây là nội dung mà ứng viên sẽ phải điền tất cả những thông tin cá nhân như họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại,... để nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai và sẽ có sẵn thông tin để liên hệ khi cần thiết. 

- Kinh nghiệm làm việc: tại phần này ứng viên hãy điền tất cả những kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển. Dù kinh nghiệm đó là từ công việc làm thêm hay là bạn trau dồi được trong quá trình làm thực tập sinh thì hãy cứ điền hết vào. Những ứng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ thu hút được các nhà tuyển dụng.

- Trình độ học vấn: nêu ngắn gọn bằng cấp, trình độ học vấn và các khóa học ngắn hạn mà bạn đã tham gia.

- Kỹ năng liên quan: các kỹ năng đó có thể bao gồm như kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,... hay là kỹ năng kỹ thuật có tác dụng hỗ trợ cho vị trí công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển.

Ngoài những nội dung chính ở trên thì trong một mẫu CV xin việc ứng viên có thể thêm các thông tin sau:
- Mục tiêu nghề nghiệp: là những định hướng nghề nghiệp tương lai hay là mục tiêu công việc trong tương lai mà bạn muốn đạt được.
- Chứng chỉ, giải thưởng: hãy liệt kê một chút thành tựu của bản thân như các giải thưởng đã nhận được hay là các giấy chứng nhận bạn đã đạt được.
- Hoạt động ngoại khóa: các ứng viên có thể kể ra các hoạt động ngoại khóa mình đã từng tham gia như tham gia câu lạc bộ nào,... để có thể thu hút được các nhà tuyển dụng và làm cho mẫu CV xin việc đẹp hơn.

III. CÁC BƯỚC SÀNG LỌC CV XIN VIỆC 

1. Bước 1: Đưa ra các tiêu chí để đánh giá ứng viên 

lập bảng chỉ tiêu đánh giá ứng viên

Lập bảng chỉ tiêu đánh giá ứng viên

Trước khi bắt đầu quá trình tuyển dụng thì nhà tuyển dụng cần làm công việc đó là sàng lọc hồ sơ ứng viên. Việc sàng lọc này rất quan trọng và các nhà tuyển dụng cần tuân theo các bước nghiêm ngặt để đảm bảo sự công bằng nhất.

Một trong các bước sàng lọc đó chính là lập bảng các tiêu chí để đánh giá ứng viên. Trước khi sàng lọc, nhà tuyển dụng cần đưa ra một bảng danh sách các tiêu chí mà các ứng viên cần đáp ứng mới có thể đi tiếp vào vòng trong. Những tiêu chí được đưa ra trong bằng tiêu chí đánh giá ứng viên cần phải bám sát vào đặc thù công việc, bám sát vào vị trí công việc đang tuyển dụng. Các tiêu chí đó có thể là kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, các kỹ năng liên quan,... hay với những công việc đòi hỏi cao hơn thì có thể yêu cầu cả ngoại hình. 

2. Bước 2: Loại bỏ những mẫu CV xin việc phạm lỗi sai cơ bản

Khi bạn nộp mẫu CV xin các công ty thì sẽ có hàng tá các mẫu CV xin việc khác của các ứng viên. Trong số đó, bên cạnh những mẫu CV xin việc đẹp thì cũng có rất nhiều mẫu CV xin việc sai sót, phạm phải những lỗi sai cơ bản nhất. Những sai sót đó có thể là sai chính tả, gạch xóa, lỗi thông tin, thiếu thông tin, trình bày rối mắt... Và ngay lập tức những mẫu CV xin việc đó sẽ bị loại bỏ và không thể đi tiếp vào vòng trong. Đây chính là bước sàng lọc mẫu CV xin việc nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bởi thông thường những mẫu CV xin việc mắc những lỗi sai cơ bản thường là của những người không quá thiết tha với công việc mà họ đang nộp hồ sơ. đặc biệt, trong tất cả các lỗi sai thì các nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều nhất đến lỗi chính tả, dù cho đó là một lỗi rất nhỏ nhưng nó cũng nói lên bạn là một người không cẩn thận và nhất là lỗi sai trong một mẫu CV xin việc quan trọng như thế này. 

Ngược lại, những mẫu CV xin việc đẹp thường là các mẫu CV xin việc chỉnh chu, sạch sẽ và trình bày đẹp mắt. Những mẫu CV xin việc đẹp như thế thường sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của nhà tuyển dụng và các nhà tuyển dụng sẽ chọn lọc mẫu CV đó.

3. Bước 3: Lưu giữ những Cv xin việc đáp ứng đầy đủ yếu tố cơ bản

lưu giữ những cv đạt tiêu chuẩn

Lưu giữ những CV đạt tiêu chuẩn

Những ứng viên xuất sắc nhất và để lại ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng qua mẫu CV sẽ dược tham gia vào vòng phỏng vấn. Những mẫu CV xin việc đẹp và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản sẽ được các nhà tuyển dụng cho đi tiếp vào vòng trong. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để theo dõi và sẽ quyết định chọn ra những ứng viên nào để tham gia vòng phỏng vấn. 

4. Bước 4: Lập một danh sách các CV xin việc xuất sắc nhất.

lập danh sách ứng viên ưu tú

Lập một danh sách những CV xin việc xuất sắc

Trong số các mẫu CV xin việc tốt đã được vào vòng trong thì cũng có những mẫu CV xin việc xuất sắc hẳn và nhà tuyển dụng nên để rieng những mẫu CV đó ra để có thể đánh giá chính xác được năng lực của từng ứng viên.

5. Bước 5: Gọi điện cho những ứng viên ưu tú

Sau các bước sàng lọc trên thì nhà tuyển dụng sẽ quyết định gọi điện cho các ứng viên được tham gia vào vòng phỏng vấn. Trong quá trình sàng lọc, nhà tuyển dụng sẽ bắt gặp rất nhiều hồ sơ thiếu thông tin mà ứng viên đã điền trong hồ sơ. 

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN NHÀ TUYỂN DỤNG GẶP PHẢI KHI SÀNG LỌC CV 

Quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên, sàng lọc các mẫu CV xin việc đôi khi sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà tuyển dụng. Bởi vì số lượng hồ sơ ứng viên quá lớn nên các nhà tuyển dụng sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể sàng lọc toàn bộ hồ sơ.

V. NHỮNG ĐIỀU NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN LƯU Ý KHI SÀNG LỌC CV

1. CV trình bày cẩu thả, sai chính tả

Cv trình bày cẩu thả sai chính tả

Loại bỏ những Cv trình bày cẩu thả, sai chính tả

Trong tất cả các mẫu CV xin việc được nộp về sẽ có rất nhiều những mẫu CV xin việc mắc các lỗi sai về chính tả, trình bày một cách cẩu thả, gây rối mắt cho người xem. Những mẫu CV xin việc mắc phải các lỗi sai như thế sẽ nói lên được ứng viên đó là một người cẩu thả và không quá tha thiết với vị trí công việc mà họ ứng tuyển.

2. Khoảng cách giữa các công việc đã làm quá xa

Ngoài những ứng viên thường xuyên nhảy việc cho rất nhiều công ty chỉ trong thời gian ngắn thì cũng có rất nhiều ứng viên sau khi nghỉ việc và xin một công việc khá trong khoảng thời gian cách nhau khá xa. Khi đó, các nhà tuyển dụng sẽ có câu hỏi là ứng viên đó đã làm gì trong khoảng thời gian đó. Và với nhiều nhà tuyển dụng khó tính thì đôi khi mẫu CV xin việc của ứng viên đó sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.

3. CV có nội dung không rõ ràng

loại bỏ những Cv có nội dung không rõ ràng

Loại bỏ những CV có nội dung không rõ ràng

Trong quá trình sàng lọc, các nhà tuyển dụng sẽ bắt gặp rất nhiều mẫu CV xin việc với nội dung không rõ ràng. Những thông tin cần thiết, quan trọng mà ứng viên lại chỉ ghi một cách chung chung, qua loa thì sẽ khó có thể thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Ngược lại, những mẫu Cv xin việc đẹp, đầy đủ nội dung sẽ tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng và họ sẽ trở thành những ứng viên sáng giá cho vị trí công việc. 

4. Không thực hiện theo các chỉ dẫn

Khi nộp hồ sơ hay nộp mẫu CV xin việc thì các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những yêu cầu như sau: gửi hồ sơ qua email, cách đặt tiêu đề, đính kèm các tài liệu cần thiết,... Và những hồ sơ xin việc đáp ứng đúng những yêu cầu như thế sẽ được đi tiếp vào vòng trong. Ngược lại, những mẫu CV xin việc mà không tuân theo các yêu cầu đó thì ngay lập tức sẽ bị loại bỏ để tránh mất thời gian sàng lọc của các nhà tuyển dụng.

VI. KẾT LUẬN

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến việc sàng lọc hồ sơ ứng viên của các nhà tuyển dụng. Mong rằng bài viết đã đem lại được những thông tin bổ ích nhất tới tất cả mọi người.