Một trong những kỹ năng mềm thiết yếu với mỗi người là kỹ năng thuyết trình. Vậy những mẹo hay nhất giúp bạn thuyết trình thành công là gì? Rèn luyện kỹ năng thuyết trình như thế nào để hiệu quả nhất… Bài viết sẽ cho bạn một vài gợi ý đầy mới lạ.

I. Khái quát về kỹ năng thuyết trình

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Presentation hay kỹ năng thuyết trình là cách truyền đạt ý tưởng, thông tin đến một nhóm người qua việc trình bày bằng lời về một vấn đề nào đó nhằm mục đích thuyết phục hoặc cung cấp thông tin tới người nghe. Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng đối với mỗi con người. Bởi ai cũng sẽ phải trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông dù ít hay nhiều. Để thuyết phục người nghe, bạn nên từ rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông.  Để có kết quả tốt thì bạn cần trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, trải qua cảm giác lo lắng, hồi hộp khi thuyết trình.

Kỹ năng thuyết trình được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như

  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, trước công chúng
  • Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng anh
  • Kỹ năng thuyết trình powerpoint 
  • Kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh    
  • ...

Bên cạnh đó, cũng có nhiều hình thức vui chơi, học tập giúp mỗi người tự rèn luyện, nâng cao kiến thức về kỹ năng thuyết trình như

  • Tiểu luận về kỹ năng thuyết trình 
  • Video kỹ năng thuyết trình
  • Sách hay về kỹ năng thuyết trình 
  • Tài liệu kỹ năng thuyết trình
  • Bài giảng kỹ năng thuyết trình 
  • Giáo trình kỹ năng thuyết trình 
  • Khóa học, lớp học kỹ năng thuyết trình 
  • Trò chơi kỹ năng thuyết trình 
  • Xây dựng hình ảnh kỹ năng thuyết trình
  • ...

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là gì?

2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình 

Trước khi đến với các mẹo giúp bạn thuyết trình thành công, chúng ta cần hiểu vai trò, tầm quan trọng cũng như lợi ích của kỹ năng thuyết trình trước công chúng khán giả

  • Trong công việc, kỹ năng thuyết trình là công cụ hữu dụng giúp bạn thể hiện bạn thân và tạo dấu ấn riêng với mọi người. Mỗi ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc, cho dù có bằng cấp đáng mơ ước, kiến thức sâu rộng, ý kinh kinh doanh sáng tạo nhưng nếu không thể hiện, trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được những tiềm năng đó của bạn thì cũng chỉ là uổng công. Hay nếu bạn là một nhân viên có nhiều ý tưởng hay thú vị trong công ty nhưng đến khi thuyết trình trước cấp trên bạn lại lúng túng, không diễn đạt được đầy đủ ý tưởng cho mọi người hiểu được thì khó có thể thành công được. Điều đó thật đáng tiếc phải không?
  • Trong học tập, đặc biệt là với những sinh viên đại học, kỹ năng thuyết trình được áp dụng nhiều trong các môn học, đôi khi đôi khi các giảng viên dựa vào đó để đánh giá toàn bộ khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp. Điều này thật bổ ích, không chỉ giúp các sinh viên rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông mà còn là một khâu chuẩn bị hành trang sau này khi làm việc cho các sinh viên

Tóm lại để trở nên thành đạt trong cuộc sống, ta không chỉ trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng cứng cơ bản mà còn kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian… Tất cả những yếu tố đó sẽ bổ sung cho nhau và giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp.

II. Những mẹo hay nhất giúp bạn thuyết trình thành công 

1. Sự tự tin

90% lỗi chúng ta mắc phải khi thuyết trình là thiếu tự tin. Nhưng tự tin chính là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn gây ấn tượng với mọi người khi trình bày một vấn đề nào đó. Tự tạo thói quen luôn sẵn sàng thuyết trình trong mọi tình huống cũng là một bí kíp giúp bạn có tâm thế tự tin, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn. Nếu bạn có vẻ ngoài tự tin dù bên trong bạn đang rất run thì khi nói sẽ nhẹ nhàng hơn và mọi người sẽ dễ dàng bị thuyết phục bởi những gì bạn đang nói hơn. 
Với phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Sau đây là một số cách giúp bạn tự tin khi thuyết trình:

  • Hãy tập nói và trình bày trước gương nhiều lần trước khi chính thức thuyết trình, bạn nên lưu ý cách diễn đạt kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Một các khác để tập luyện là bạn có thể tập luyện trước mặt người thân, bạn bè để họ góp ý những điểm chưa tốt trong bài thuyết trình của bạn
  • Nếu cách trên chưa hiệu quả với bạn thì hãy trình bày lưu loát, tự tin nhất để quay lại toàn bộ và khi xem lại hãy nhờ bạn bè góp ý những phần chưa được để cải thiện
  • Sự tự tin cũng là cần luyện tập mới có được, không phải lúc nào cũng sẵn có. Vậy nên hãy cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông

2. Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

Mở đầu là phần vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thu hút và chú ý của mọi người. Nếu bạn gây được ấn tượng với mọi người về bài thuyết trình của mình thì chắc chắn 50% bài của bạn đã thành công rồi. Với mỗi bài thuyết trình dù mang yếu tố trang trọng hay đơn giản, khi bắt đầu người nghe chưa hẳn đã chú ý đến bạn. Vậy nên mở đầu sẽ giúp người nghe tập trung và bị lôi cuốn vào bài của bạn. Một điều chắc chắn rằng nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ phần mở đầu thì họ sẽ theo dõi bài thuyết trình của bạn cho đến khi kết thúc. Theo một số nghiên cứu, tuy phần mở đầu chỉ chiếm 4’ của cả bài nhưng nó lại quyết định đến một nửa tỷ lệ thành công của cả bài bởi đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Sau đây là một số các giúp bạn tạo ấn tượng khi mở đầu bài thuyết trình:

  • Giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
  • Một câu chuyện ngắn hoặc một tình huống hài hước
  • Những câu hỏi bất ngờ
  • Những con số thống kê cụ thể
  • Chiếm lấy trái tim người nghe
  • ...

3. Trình bày khoa học

Cách trình bày của bài thuyết trình cùng là một yếu tố quyết định thành công cho bài viết của bạn. Để tạo tính logic bạn nên chia bài thuyết trình thành các phần nhỏ như đặt vấn đề, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và bài học rút ra. Để bài thuyết trình không khô khan, xáo rỗng, bạn nên đưa ra những dẫn chứng minh họa cho các vấn đề được nói đến hoặc đưa ra các số liệu tính toán, thống kê để giải thích. Cách trình bày này sẽ thuyết phục được người nghe tin tưởng bài thuyết trình của bạn hơn bởi nó là sự kết hợp hài hòa của lý lẽ và dẫn chứng.

Thêm nữa nếu bài thuyết trình cần đề cập đến nhiều vấn đề, bạn nên chia nhỏ các vấn đề để dễ trình bày hoặc gộp lại thành những mục có chung đặc điểm, đặc trưng vào cùng nhau. Tránh tình trạng lan man, dài dòng, không có tính liên kết giữa các phần. Chất lượng bài thuyết trình sẽ tốt khi bước chuẩn bị đầy đủ và công phu, đồng thời sẽ khiến bạn chủ động hơn. Trong đó, bạn cần xác định mục tiêu thuyết trình và chuẩn bị nội dung trước khi thuyết trình là quan trọng nhất.

  • Xác định mục tiêu của bài thuyết trình sẽ giúp bài của bạn đi đúng hướng tránh lan man, dài dòng khiến bài thuyết trình trở nên nhàm chán
  • Chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình: Dù bạn có trình bày hay đến cỡ nào mà nội dung của bài thuyết trình không có thì cũng chỉ là vô ích. Nếu bạn bỏ ra một lượng thời gian và công sức nhất định thì chắc chắn bạn sẽ có được thành công và lưu lại ấn tượng với người nghe về bài thuyết trình của mình. Nếu bạn không phải là một thiên tài thì đừng bao giờ nghĩ rằng khi nào lê thuyết trình mới nghĩ nội dung hoặc trình bày một cách ngẫu hứng mà vẫn thu hút mọi người nghe.

Sự thành công hay thất bại, hấp dẫn thú vị hay nhàm chán vô vị chính là nhờ công nỗ lực chuẩn bị của bạn dành cho bài thuyết trình. Và yên tâm sự nỗ lực của bản thân sẽ không quay lưng lại với bạn đâu nhé!

Những mẹo thuyết trình thành công

Những mẹo giúp bạn thuyết trình thành công

4. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể biểu cảm linh hoạt

Nếu bạn chỉ chú tâm tập trung vào nội dung và mục tiêu bài thuyết trình thì chưa đủ bởi để có một kỹ năng thuyết trình hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng cần có sự kết hợp của cả kỹ năng diễn xuất, giọng điệu truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể. Bạn hãy cười thật tươi, nhấn nhá giọng nói, biểu cảm cơ mặt, di chuyển đều hai bên cánh gà, trên và dưới sân khấu. Nét mặt, sự tương tác với khán giả sẽ khiến bài thuyết trình của bạn thêm sinh động, thú vị hơn là một bức tượng biết nói đầy đủ và chính xác nội dung. Tuy vậy nhưng bạn cũng cần chú ý thay đổi nét mặt để phù hợp với nội dung mà minh trình bày. Không ai diễn tả nét mặt vui tươi hào hứng với một nội dung buồn, ưu tư trĩu nặng cả.

Nét mặt biểu cảm tốt cũng phải đi đôi với giọng nói trầm bổng. Khi thuyết trình bạn cần tạo nhịp điệu, điểm nhấn với từng phần từng mục giống như bài hát lúc trầm lúc bổng, lúc nhẹ nhàng say đắm, lúc sôi động hào hứng. Cơ thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giọng nói, ví dụ khi bạn buồn giọng sẽ buồn, ngược lại bên trong mình vui giọng sẽ vui, vì vậy khi đến những đoạn cần buồn thì bạn hãy trùng cơ thể xuống.

5. Tương tác với khán giả

Trong lúc thuyết trình nếu bạn tương tác nhiều với khán giả thì độ phụ thuộc vào giấy sẽ giảm đi và bạn sẽ không bị bí từ khi nói. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi, thật nhiều tình huống để khán giả trình bày quan điểm của họ về vấn đề đó rối cuối cùng, bạn hãy chốt lại một cách ấn tượng để họ nhớ về vấn đề này thật lâu. Nhờ việc giao lưu với khán giả bạn sẽ trở nên gần gũi hơn với khán giả qua bài thuyết trình. Hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời, khán giả được tương tác sẽ hào hứng vào bị hút vào bài nói chuyện của bạn.

6. Kết thúc ấn tượng

Sau khi áp dụng những kỹ năng trên, cuối cùng bạn sẽ kết thúc bài thuyết trình một cách ấn tượng nhất. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy lựa chọn thời gian phù hợp để kết thúc, hãy khiến khán giả có đôi chút tiếc nuối khi bài thuyết trình của bạn dừng lại.

Những mẹo giúp bạn thuyết trình thành công

Những mẹo giúp bạn thuyết trình thành công

III. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình như thế nào? 

1. Dùng phần mềm ghi âm

Cách đầu tiên mà bài viết sẽ gợi ý cho bạn về việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình là dùng phần mềm ghi âm. Bạn nên mở máy ghi âm để ghi lại trong khoảng thời gian tự thuyết trình. Tự đánh giá xem giọng nói đã đủ rõ và đủ chậm để mọi người có thể bắt nhịp được bài thuyết trình chưa? Nếu còn chưa được thì hãy thử ghi âm lần nữa cùng với việc sửa lại những lỗi đã gặp nhé. Đừng ngần ngại mà nghe giọng nói của bạn trong bản ghi âm để cải thiện những lỗi mắc phải.

2. Hít thở sâu trước khi thuyết trình

Cách hít thở sâu trước khi thuyết trình sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo lắng trước khi bắt đầu. Việc điều hòa nhịp thở trong suốt bài thuyết trình cũng là cách giúp trạng thái tâm lý của bạn ổn định, điều hòa. Hít thật sâu và thở ra là cách giảm lo lắng và giảm những đoạn nói vấp trong bài.

3. Luyện nói hàng ngày, kể cả nói với bạn bè

Trước một bài thuyết trình quan trọng, bạn nên luyện tập thường xuyên để có thể trình bày trôi chảy khi làm thực tế. Ngay khi nói chuyện với bạn bè, bạn cũng nên tập thử một vài lần, hãy chú ý không nên sử dụng các từ ừm, à, ờ. Đây là thói quen rất khó sửa mà một số người thuyết trình giỏi thậm chí chuyên nghiệp đôi khi vẫn mắc phải. Hãy nhớ tập luyện thường xuyên và ngay cả trong cách nói hằng ngày cũng nên tránh các từ không cần thiết như thế.

4. Hãy luôn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với người quen

Khi nghĩ rằng mình đang nói chuyện với người quen thì việc trình bày sẽ trôi chảy và không bị vấp nhiều. Khi nghĩ mình đang nói với những người thân thuộc, có thể là bạn bè, người thân trong gia đình thì sự tự tin sẽ càng tăng lên. Bởi họ luôn lắng nghe bạn. Bạn hãy tìm những điểm nhìn quen thuộc để mà thuyết trình.

5. Quan sát và học hỏi từ người khác

Người xưa có câu " học thầy không tày học bạn". Đúng vậy, có những việc, những thứ mà học hỏi, quan sát bạn bè, những người xung quanh sẽ khiến bạn tiếp nhận được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn bạn nghĩ đấy. Kỹ năng thuyết trình cũng vậy. Bạn nên học cách thuyết trình của những người giỏi như học cách họ đứng khi nói, cách họ nói cũng như giọng điệu của họ. Cảm giác cơ thể và cảm giác trong giọng nói sẽ khiến bạn tự luyện tập được cho mình.
Ngoài 5 cách để rèn luyện kỹ năng thuyết trình ở trên mà bài viết gợi ý, bạn có thể tham khảo một số cách sau: hãy tạo cho mình một thang điểm, yêu cầu bạn bè nhận xét và đưa ra đánh giá cho bạn sau mỗi lần nói, thả lỏng cơ thể trước khi nói… Hãy thử tất cả những cách trên và lựa chọn cách mà bạn thấy là phù hợp với mình nhất, hữu ích nhất cho việc phát triển kỹ năng thuyết trình của bạn.

IV. Sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất khi thuyết trình

Sự tự tin giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác nhất. Khi bạn có đủ sự bình tĩnh và tập trung vào người nghe, bạn sẽ có thể kiểm soát được dòng suy nghĩ của mình tốt hơn. Những người tự tin trong khi thuyết trình cũng sẽ trình bày vấn đề một cách hết sức chậm rãi để người nghe có thể hiểu được. Đồng thời, có thể lắng nghe và trả lời câu hỏi, giải quyết những vấn đề mà họ còn đang thắc mắc.

Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người bị mất tự tin khi thuyết trình là vì họ tập trung quá nhiều vào bản thân mình, thay vì những gì mà khán giả cần. Đây là một sai lầm lớn. Tập trung quá nhiều vào bản thân sẽ gây ra tâm lý lo lắng, sợ hãi mình sẽ mắc lỗi, sợ nói gì sai sự thật,... Thay vào đó, những người tự tin sẽ tập trung vào người nghe, vào những nhu cầu, vấn đề của họ và tập trung giải quyết chúng một cách ổn thỏa. Khi đó, bài thuyết trình của họ sẽ đi đúng trọng tâm, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất thay vì sự lo lắng hay sợ hãi.

Các sự cố bất ngờ về kỹ thuật trước và trong khi thuyết trình, những câu hỏi khó từ khán giả,... là điều không thể tránh khỏi. Sự tự tin cũng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách khéo léo. Một ví dụ rất đơn giản là thay vì lo lắng, run rẩy hay xấu hổ vì không thể trả lời một câu hỏi khá lắt léo của khán giả ở phía dưới, bạn có thể xin thông tin liên hệ của họ để gửi lại câu trả lời vào một ngày gần nhất sau khi bạn đã có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng. Cách xử lý những tình huống tương tự như vậy dù đã được viết khá chi tiết trong những cuốn sách dạy kỹ năng thuyết trình; tuy nhiên, nếu không tự tin, bạn sẽ không thể làm được.

Nắm được cách cải thiện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn mở rộng mở hội nghề nghiệp cho những vị trí cao hơn. Bởi những nhà quản lý, ngoài kỹ năng lãnh đạo thì kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu để truyền tải mọi thông điệp cũng như chỉ đạo nhân viên. Bên cạnh đó, khi biết được vai trò quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong công việc, dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào thì cũng cần trau dồi, rèn luyện để gây ấn tượng tốt cũng như gia tăng cơ hội trúng tuyển cao.

Không chỉ có kỹ năng thuyết trình mà đối với nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing,... kỹ năng lập báo cáo cũng vô cùng cần thiết. Một bản báo cáo đẹp, hoàn chỉnh với nội dung, hình thức rõ ràng, mạch lạc sẽ khiến người đọc cảm thấy hứng thú. Vì vậy, trước khi lập báo cáo, hãy tìm hiểu cách viết ra sao, bố cục như thế nào cho hợp lý, chuyên nghiệp để thể hiện bản thân là người cẩn thận, nghiêm túc với công việc và khả năng chuyên môn cao.

Với những người ở chức vụ cao hơn như trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính,... thì kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu trong các giao dịch ký kết hợp đồng. Việc kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của công ty sẽ có nhiều sự khởi khắc khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác được thỏa thuận. Vì có kỹ năng đàm phán tốt, nên nguồn lợi ích từ việc làm ăn, buôn bán với đối tác tiềm năng mà công ty mang về cũng đáng kể.

V. Sách kỹ năng thuyết trình hay nhất bạn nên đọc 

Ngoài việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn có thể tham khảo một vài cuốn sách kỹ năng sống hay về kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh như

Sách kỹ năng thuyết trình

Sách kỹ năng sống bạn nên đọc

  • Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả:  Đây sẽ là một hành trình đầy thú vị và thư giãn, đồng thời cũng là một hành trình thiết yếu để bạn có thể vươn đến thành công trong sự nghiệp của mình. Thông qua Kỹ năng thuyết trình hiệu quả, tác giả Alison Lester sẽ hướng dẫn cho bạn xuyên suốt con đường thuyết trình và học hỏi để cải thiện kỹ năng làm việc nhóm. Có thể nói hành trình đến với kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ thành công nếu bạn lựa chọn cuốn sách này là bạn đồng hành trong cả quá trình.
  • Nâng Cao Kỹ Năng Thuyết Trình: Cuốn sách kỹ năng sống này cung cấp cho bạn những lời khuyên thiết thực với sự hướng dẫn từng bước cụ thể, giúp bạn cải thiện sự tự tin, chuẩn bị tốt hơn và làm chủ được nghệ thuật thuyết trình. Ngoài việc giúp bạn vượt qua nỗi lo âu khi thuyết trình với PowerPoint, sách còn đưa ra những bộ công cụ thực tế cần thiết cho sự phát triển kỹ năng thuyết trình, để bạn tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh. Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ tìm thấy tài liệu mình cần bấy lâu nay đã xuất hiện, một tài liệu về  phương tiện truyền thông xã hội, trò chơi và văn hóa nhạc pop cũng những thông tin cần thiết về phương tốt nhất để bạn hòa hợp với khán giả của mình.
  • Kỹ Năng Thuyết Trình Trước Công Chúng: Cuốn sách kỹ năng sống này được đánh giá là tài nguyên hoàn hảo cho cấp đại học và trên đại học, Kỹ Năng Thuyết Trình Trước Công Chúng hàm chứa các thủ thuận, chiến lược và hoạt động hữu ích mà bạn có thể áp dụng trong hành trình trở thành một diễn giả đầy tự tin và hiệu quả trước công chúng. Với định dạng hình xoắn ốc gọn và rõ, cùng cấu trúc chương độc lập và linh hoạt cho phép bạn truy cập các chủ đề cần thiết để tạo ra những bài diễn văn tuyệt vời một cách dễ dàng, bên cạnh nhiều bài thuyết trình mẫu.
  • Nói Ra Đừng Sợ – Kỹ Năng Thuyết Trình Cho Người Mới Bắt Đầu: Đây là cuốn sách kỹ năng sống dành cho những người đang loay hoay trong việc tìm kiếm giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình. Nõ cung cấp cho bạn biết rằng bạn không thể nào xin việc thành công nếu bạn không biết cách thuyết phục người ta tin tưởng bạn hay  không thể nào kêu gọi mọi người ủng hộ, hỗ trợ bạn trong công việc nếu bạn không cho họ biết những gì mà họ nhận được ngay sau đó...
  • Bí Quyết Thuyết Trình Của Steve Jobs: Bằng cách học những kỹ xảo đặc biệt đã làm cho Jobs trở thành người truyền đạt quyến rũ nhất trên sân khấu thế giới. Sử dụng các thuyết trình huyền thoại của Jobs trong một sơ đồ thiết kế, huấn luyện viên chuyên về các kỹ năng truyền đạt Carmine Gallo đã vẽ ra một khuôn khổ dễ sử dụng về các bí quyết thuyết trình giúp bạn lên kế hoạch, báo cáo và tinh chỉnh để có được những bài thuyết trình hay nhất của đời mình. Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ học được một số kỹ năng khiến bài thuyết trình của mình trở nên thu hút hơn như làm cho những con số trở nên có ý nghĩa, tạo những hình chiếu hấp dẫn và đẹp mắt, những khoảnh khắc khó quên, làm chủ trên sân khấu, tạo ra một câu chuyện thương hiệu gây cảm hứng...
  • Nghệ Thuật Thuyết Trình:  Tác giả cuốn sách sẽ giúp bạn đọc nắm bắt những nguyên tắc căn bản như là bí quyết của nghệ thuật thuyết trình: từ cách viết một bài diễn văn đến cách trình bày trước đám đông. Với dẫn chứng minh họa đầy sinh động về bài nói chuyện của Barack Obama rõ ràng, đầy thú vị vẫn còn khả năng làm lay chuyển lòng người cả về mặt tình cảm lẫn hành động. đạt những lập luận đầy tính thuyết phục. Không chỉ vậy cuốn sách còn đem đến cho bạn một sự thật hiển nhiên rằng nói chuyện với đám đông là một phương tiện truyền đạt vẫn không thay đổi về cơ bản qua các thời đại.
  • Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng: Trong cuốn sách này tác giả sẽ chỉ cho bạn các bước chi tiết để có thể tạo ra một bài thuyết trình ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội cho bạn. Giúp bạn quy phục lòng người, chinh phục thành công. Theo một số nghiên cứu, so với sợ chết, người ta còn sợ việc thuyết trình trước đám đông hơn. Một lý do đơn giản là con người sợ bị dò xét, bị người khác đánh giá về điểm yếu của mình thay vì nhớ rằng bạn tốt chỗ khác. Vậy nên hãy nhớ rằng mọi thứ đều có chiến lược, kế hoạch để thực hiện nó. 

VI. Kết luận

Bạn nên bỏ túi cho mình một vài cuốn sách giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả trong số những cuốn sách mà bài viết đã gợi ý ở trên. Bên cạnh việc luyện tập những mẹo giúp bạn thuyết trình thành công,, bạn cũng nên rèn cho mình một vài kỹ năng mềm giúp ích cho công việc cũng như cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng xử lý tình huống… Cuối cùng cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại ở bài viết tới!