Fresher là gì? Fresher khác Internship và Junior như thế nào? Cách để trở thành một Fresher hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trong giới việc làm, những thuật ngữ như chief accountant, internship,... đã quá quen thuộc thì Fresher lại vô cùng xa lạ đối với nhiều người. Vậy Fresher là gì? Những yêu cầu để trở thành một Fresher là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về Fresher.
I. FRESHER LÀ NHỮNG AI?
Fresher có thể hiểu đơn giản là tên gọi chung cho những đối tượng sinh viên mới ra trường và hiện tại đang làm việc ở vị trí đúng chuyên môn. Nhưng có một hạn chế là các Fresher chưa áp dụng được những kiến thức đã học được trên giảng đường vào trong công việc thực tế nên Fresher vẫn chỉ được coi là một nhân viên thử việc với đầy đủ kiến thức lý thuyết.
Fresher là gì?
Fresher có thể ra trường với tấm bằng giỏi, xuất sắc nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ làm tốt các công việc thực tế được giao. Khi đó các nhà tuyển dụng sẽ chỉ cho các Fresher làm các công việc đơn giản sau đó sẽ cho họ làm những bài test hoặc có khóa học training. Nói cách khác, Fresher là những sinh viên năng động, nhiệt huyết đang tìm kiếm một cơ hội việc làm cho riêng mình để trở nên chuyên nghiệp hơn.
II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA FRESHER VÀ INTERNSHIP
1. Internship là gì?
Internship là gì?
Bởi vì Fresher chưa được định nghĩa rõ ràng là gì nên nhiều người vẫn nhầm lẫn Fresher và Internship. Vậy Internship là gì? Internship là thuật ngữ dùng để chỉ những đối tượng đang là sinh viên năm cuối chưa ra trường đảm nhận vị trí thực tập sinh tại các công ty, doanh nghiệp để học hỏi, tìm hiểu thêm về những kiến thức chuyên môn, những trải nghiệm thực tế.
2. Trình độ chuyên môn
Vì Fresher là những sinh viên đã ra trường, còn Internship là những sinh viên vẫn còn đang đi thực tập nên nếu xét về trình độ chuyên môn thì Fresher cao hơn Internship. Fresher là những sinh viên đã được trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn, những kỹ năng cần thiết và đang chỉ chờ cơ hội để áp dụng vào công việc thực tế. Ngược lại, Internship mới chỉ là những sinh viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn nên vẫn còn cần người hướng dẫn, chỉ bảo.
3. Trách nhiệm công việc
Fresher được coi là một nhân viên chính thức nên họ có trách nhiệm hoàn thành công việc theo yêu cầu và phải giao đúng thời hạn vì những công việc mà Fresher làm có ảnh hưởng một phần tới hoạt động của doanh nghiệp. Còn Internship là những sinh viên theo chân các nhân viên chính thức để làm các công việc vặt và họ làm việc không có deadline. Internship chỉ cần quan sát công việc xung quanh để phục vụ việc làm báo cáo thực tập và trải nghiệm những công việc khác nhau trong doanh nghiệp, công ty.
4. Chế độ lương thưởng
Như đã nói, Fresher là nhân viên chính thức của công ty nên họ được hưởng lương theo chính sách của công ty. Ngoài ra, họ còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác như BHXH, BHYT, trợ cấp hàng tháng,... Còn Internship mới chỉ là thực tập sinh, vẫn còn là sinh viên nên có thể sẽ được hưởng một khoản trợ cấp tùy thuộc vào từng công ty.
III. PHÂN BIỆT JUNIOR VÀ FRESHER LÀ GÌ?
1. Junior là gì?
Junior là gì?
Không chỉ nhầm lẫn với Internship mà nhiều người còn nhầm lẫn Fresher và Junior. Vậy Junior là gì? Junior là từ để chỉ chung những người có ít thâm niên trong công việc, họ có thể tự giải quyết các dự án nhỏ lẻ nhưng đối với những dự án lớn và phức tạp thì họ vẫn cần sự giúp đỡ của Senior.
2. Kỹ năng cần có của một Junior là gì?
Những kỹ năng quan trọng mà một Junior cần có là: kỹ năng ham học hỏi, tiếp thu; kỹ năng làm việc cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm. Junior cần học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước để có thể trực tiếp tham gia vào dự án, đóng góp các ý kiến.
3. Điểm khác nhau giữa Junior và Fresher là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Fresher và Junior chính là trình độ chuyên môn kinh nghiệm làm việc. Junior là những người đã có kinh nghiệm thực tiếp, đã trực tiếp làm nhiều dự án nhỏ nên trình độ chuyên môn của họ cũng cao hơn. Còn Fresher là những sinh viên mới ra trường, là người có kỹ năng, kiến thức làm việc nhưng chưa có được có được cơ hội để làm việc với các dự án. Chính vì vậy, Fresher vẫn còn là những người chưa có kinh nghiệm, khác biệt so với Junior.
IV. FRESHER TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÓ VỊ TRÍ NÀO?
1. Fresher developer là gì?
Thuật ngữ Fresher developer để chỉ những nhân viên lập trình web mới bước vào nghề và vẫn còn khá ít kinh nghiệm. Họ thường là những người vừa mới tốt nghiệp ra trường nhưng họ lại có vốn kiến thức khá rộng lớn được trang bị trên ghế giảng đường. Fresher developer thường đảm nhận các công việc liên quan đến lập trình trong một dự án. Nhưng nếu có những dự án lớn và phức tạp thì Fresher developer vẫn còn sự giúp đỡ của những người đã có kinh nghiệm.
2. Fresher php là gì?
Những vị trí công việc chuyên sử dụng ngôn ngữ trình kịch bản để phát triển các ứng dụng của máy chủ thì được gọi chung là Fresher php. Các Fresher php sẽ thường xuyên phải tiếp cận và thiết kế các mã code nhất định góp phần tạo ra những sản phẩm website tự động với sự tương tác cao. Các nhà tuyển dụng sẽ không có yêu cầu quá cao đối với các Fresher php và bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều tùy vào tính chất công việc được giao.
3. Fresher java là gì?
Fresher java sẽ tham gia vào các dự án phát triển phần mềm như: thiết kế ứng dụng, làm GUI, thiết kế code, kiểm tra chất lượng sản phẩm,... Các Fresher java thường sẽ chưa có kinh nghiệm nhiều nên sẽ có người hướng dẫn, đào tạo trước khi được bắt tay vào làm các dự án.
4. Fresher tester là gì?
Fresher tester có thể được hiểu là những người đang làm nhân viên kiểm tra phần mềm của công ty, doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có những tiêu chí tuyển chọn Fresher tester khác nhau tùy vào công việc của công ty.
V. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ TRỞ THÀNH FRESHER HOÀN HẢO
1. Luôn luôn học hỏi
Fresher - sinh viên mới ra trường cần không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi từ những người xung quanh. Khi bắt đầu với một dự án có thể còn khá bỡ ngỡ nhưng Fresher có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người đi trước để lấy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Những lời hướng dẫn những lời khuyên của trưởng nhóm hay đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn.
2. Giữ vững tinh thần hợp tác khi làm
Fresher sẽ không thể một mình hoàn thành một dự án mà họ luôn cần phải có người đi cùng. Bạn có kỹ năng làm việc nhóm thì chắc chắn công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nên cách tốt nhất là hãy hòa nhập với mọi người trong công ty.
3. Biết quan tâm và lắng nghe đồng nghiệp
Chăm chú làm việc không phải là cách tốt nhất mà Fresher còn phải biết gắn kết, hòa nhập với những đồng nghiệp xung quanh. Do đó, bạn hãy thể hiện sự vui vẻ, quan tâm đến mọi người xung quanh và đó là cách tốt nhất để xóa đi khoảng cách giữa nhân viên mới và nhân viên cũ.
4. Năng động và chịu chơi
Sự năng động được thể hiện khi các Fresher - sinh viên mới ra trường hăng hái, sôi nổi tham gia vào các hoạt động của công ty như liên hoan, đi chơi vào các ngày lễ Tết,... Các chuyến đi chính là cơ hội để bạn thể hiện mình và có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong công ty.
5. Chăm chỉ và sáng tạo
Mới đầu, phần lớn các Fresher - sinh viên mới ra trường sẽ bị áp lực công việc khi chưa quen với môi trường là việc nhưng hãy thể hiện sự chăm chỉ, sáng tạo của bản thân đối với quản lý và mọi người. Bạn càng chăm chỉ, sáng tạo bao nhiêu càng để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người bấy nhiêu. Một người quản lý hay một người đồng nghiệp thường sẽ thích những người chăm chỉ, sáng tạo. Vì vậy, đừng ngại ngần à hãy thể hiện bản thân.
VI. CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Cách viết CV dành cho sinh viên mới ra trường
1. Thông tin cá nhân
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường là bạn không nên trình bày quá dài các thông tin cá nhân. Bạn chỉ nên trình bày những thông tin cần thiết như: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, email để công ty có thể liên hệ khi cần thiết.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường nên trong CV dành cho sinh viên mới ra trường thì bạn nên trình bày rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì, nêu lên định hướng tương lai của bản thân. Bạn hãy trình bày ngắn gọn, rõ ràng những vị trí công việc mà bạn mong muốn được làm.
3. Trình độ học vấn
Các bạn sinh viên mới ra trường nên trình bày đầy đủ về bằng cấp, trình độ, năng lực học tập của bản thân. Hãy chỉ nêu lên những thành tích nổi bật hay những chứng chỉ có giá trị. Như vậy, các bạn sinh viên sẽ tạo được ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng.
4. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa rất quan trọng đối với những sinh viên mới ra trường bởi thông qua hoạt động ngoại khóa các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực, tài năng, tinh thần làm việc của bạn. Vì vậy, trong CV cho sinh viên mới ra trường hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa mà bạn đã từng tham gia.
5. Phẩm chất
Liệt kê trong CV cho sinh viên mới ra trường những phẩm chất tốt của bản thân, những phẩm chất mà bạn cho là phù hợp với công việc như: chăm chỉ, ham học hỏi, sáng tạo,... Điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng
6. Kinh nghiệm làm việc
Vì bạn là sinh viên mới ra trường nên chắc chắn bạn sẽ chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhưng hãy liệt kê các công việc partime mà bạn đã từng làm. Biết đâu chính những kinh nghiệm làm thêm ấy sẽ giúp ích cho bạn khi phỏng vấn.
7. Sở thích
Một tuổi trẻ năng động, vui tươi thì luôn có những sở thích, đam mê cá nhân. Bạn hãy liệt kê những sở thích, đam mê ấy vào CV cho snh viên mới ra trường và đó sẽ là một điểm ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng
8. Kỹ năng
Ngoài kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng mềm cũng là một phần khá quan trọng trong CV. Những kỹ năng mềm ấy có thể là: Kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính, kỹ năng đàm phán,... Có kỹ năng mềm thì đó sẽ là điểm cộng đối với bạn.
VII. KẾT LUẬN
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về Fresher, phân biệt Fresher với Junior và Internship, cách viết CV cho sinh viên mới ra trường. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích đối với những bạn đang muốn tìm hiểu và Fresher.