Sinh viên ra trường đối diện với vô vàn khó khăn trong đó cách viết CV ấn tượng là chủ đề được quan tâm nhất hiện nay. Vậy làm thế nào để nhà tuyển dụng dừng lại đọc kỹ CV của bạn và mời đến phỏng vấn? Tìm hiểu ngay nhé!

Trong xã hội phát triển ngày nay, thị trường việc làm ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt hơn, nhiều cơ hội việc làm nhưng cũng ngày càng nhiều hơn số lượng người lao động tìm việc. Trong đó, lực lượng lao động là sinh viên mới ra trường chiếm số lượng không nhỏ. Vì vậy, khi nộp hồ sơ ứng tuyển đối với bất kỳ vị trí tuyển dụng nào, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một bản CV thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu chinh phục nhà tuyển dụng, nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

I. Chiến lược viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên thế hệ mới chắc hẳn sẽ tìm hiểu công việc từ những năm cuối cấp. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn có những bỡ ngỡ riêng khi tạo nên cho mình một cv riêng biệt thể hiện được khả năng của bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng. Sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng phải dè chừng 2 đối thủ nặng ký.

1. Đối thủ 1

Bạn cần nắm rõ chính là những người đã ra trường nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn chọn. Vấn đề nằm ở đây là tạo ra một cv ấn tượng để hạ gục nhà tuyển dụng khi đã làm việc với những người có kinh nghiệm lâu năm trước đấy.

2. Đối thủ 2

Chính là sinh viên mới ra trường giống bạn. Có người giỏi hơn bạn, người giống bạn thậm chí kém hơn. Nhưng họ cũng chính là đối thủ mà bạn nên dè chừng

Do đó cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường là điều cần thiết ngay lúc này. Hãy tạo nên chiến lược khoa học để cv của bạn nổi bật nhất trong hàng nghìn cv xin việc khác.

II. Cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường

Một bản cv cần mạch lạc, rõ ràng là điều bạn nên nhớ để không bị loại ngay từ vòng “gửi xe”. Đưa quá nhiều thông tin không cần thiết gây sự nhàm chán đối với nhà tuyển dụng. Do đó trước khi bắt tay vào việc tạo nên bản cv chuẩn bạn cần nắm rõ cách tạo cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường mà chúng tôi nhắc đến sau đây:

cách viết cv ấn tượng hạ gục nhà tuyển dụng

Cách viết cv ấn tượng hạ gục nhà tuyển dụng

1. Một mở đầu ấn tượng ngắn gọn và riêng biệt

Thông thường phần mở đầu bạn thường viết theo một motif chung như giới thiệu thông tin, nơi đào tạo và trình độ chuyên môn theo những dấu gạch dòng dễ gây sự nhàm chán. Do đấy phần mở đầu nên tạo ra những điểm riêng khác biệt để gây sự tò mò cũng như hứng thú cho nhà tuyển dụng.

Vậy tại sao bạn không tự tạo cho mình một phần giới thiệu riêng biệt không trộn lẫn bất kỳ nơi đâu. Đấy chính là điểm cộng trong bản cv xin việc cho sinh viên mới ra trường như bạn đấy !

2. Không có kinh nghiệm thì nên viết gì?

Trong cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường mẹo hay để hạ gục nhà tuyển dụng là mình nên liệt kê các điểm mạnh của bản thân mình trong cuộc sống cũng như khi ngồi trên ghế nhà trường. Bởi sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm mà đâu đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm thì biết phải làm sao?

Không phải không có kinh nghiệm là không biết làm gì? Không làm được việc. Quan trọng là kỹ năng mềm. Các hoạt động bạn thường xuyên tham gia (tình nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh…), các hoạt động ngoại khóa và nêu lên phẩm chất kỹ năng là điểm mạnh của bạn (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian, làm việc nhóm…). Bạn hãy là một ứng cử viên thông minh và sáng tạo đúng lúc nhé!

3. Một số chia sẻ giúp bạn có được một CV nổi bật và ấn tượng hơn các ứng viên khác

Về mẫu CV xin việc: Bạn cần lựa chọn những mẫu CV xin việc có bố cục thể hiện sự chuyên nghiệp và phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Không nên lựa chọn những mẫu CV thiết kế rườm rà hay màu sắc quá loè loẹt, thiếu hài hoà, chuyên nghiệp cũng sẽ khó gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Các thông tin nên đưa vào CV: Thật sự có nhiều bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy rất lúng túng vì mình chưa có kinh nghiệm làm việc nên không biết đưa những thông tin gì vào CV để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần thể hiện thật tốt trên CV những kiến thức chuyên môn của bạn, bằng cấp, những kỹ năng phù hợp với công việc. Để làm được việc này, bạn có thể làm theo cách sau:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin của nhà tuyển dụng, yêu cầu trong bản mô tả công việc đối với vị trí bạn ứng tuyển.
  • So sánh các yêu cầu công việc với những kiến thức chuyên môn bạn đã học trong trường lớp, những khoá học nghiệp vụ của bạn, các kỹ năng mà bạn có để lựa chọn được những thông tin phù hợp nhất đưa vào CV.
  • Cân nhắc về những kinh nghiệm làm việc trong các công việc làm thêm trước đây, kinh nghiệm trong quá trình thực tập phù hợp.
  • Chú ý về nhóm kỹ năng mềm của bạn phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty của nhà tuyển dụng cũng có thể giúp CV của bạn phát huy được hiệu quả.

III. Điểm chết trong cách viết CV cho người mới ra trường

Nếu bạn muốn hạ gục nhà tuyển dụng hãy lưu ý những điểm “chết” sau đây tránh trường hợp bị loại ngay từ vòng đầu nhé!

1. Thông tin đưa ra phải chính xác.

Không phải muốn nổi bật mà bạn đưa ra những thông tin không đúng theo kinh nghiệm và khả năng của mình. Bởi nếu được nhận việc bạn sẽ bị phát hiện ra ngay và tất nhiên công ty sẽ không muốn trọng dụng một người giả dối. Nhà tuyển dụng cũng không dễ qua mặt đâu chính vì thế hãy nêu thông tin thật chính xác nhé.

2. Lỗi chính tả

Trong cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường điểm bạn cần lưu ý là lỗi chính tả. Bởi đây là lỗi nhà tuyển dụng ghét nhất. Cho nên tiếc gì thời gian rà soát lại những lỗi cơ bản ấy để cv của bạn hoàn hảo nhất đúng không nào.

Tránh lỗi chính tả khi viết cv xin việc

Tránh lỗi chính tả khi viết cv xin việc

Bên cạnh đấy bạn không nên nêu chung chung kinh nghiệm của mình gây sự nhàm chán cho nhà tuyển dụng. Hãy chứng tỏ mình thật sự có năng lực qua cách viết cv ấn tượng cho sinh viên mới ra trường này nhé!

IV. Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

Để viết được một CV hoàn chỉnh và thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng không phải là quá khó đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Sau đây là một số thông tin tư vấn giúp các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể tạo được cho mình một bản CV phù hợp nhất.

1. Bố cục của một CV hoàn chỉnh

Khi xem một CV xin việc, điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy chính là bố cục của CV. Vì vậy, bạn nên chú ý trong việc sắp xếp các phần trong CV sao cho hợp lý nhất tạo được hình thức đẹp và chuyên nghiệp cho CV của mình. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể sắp xếp bố cục của CV theo thứ tự như sau:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng cần thiết
  • Những thông tin khác (Thói quen, sở thích)

2. Cách viết thông tin các phần trong CV của sinh viên mới ra trường

Khi đã xác định được bố cục phù hợp để trình bày trong CV, bạn cũng cần lưu ý đến cách viết nội dung của từng phần trong CV nhé. Nội dung CV không cần viết quá dài dòng, lan man dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy ngán ngẫm khi đọc. Bạn chỉ cần viết ngắn gọn, súc tích với những nội dung chính nêu bật được bản thân và phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.

2.1. Thông tin cá nhân

Trong phần này, bạn cần ghi rõ các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chỗ ở, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email, thông tin mạng xã hội... của bạn. Việc liệt kê chi tiết và đầy đủ các thông tin này nhằm giúp nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bạn và tăng độ tin cậy với hồ sơ ứng tuyển của bạn. Thêm vào đó, thông tin liên hệ rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được sự liên hệ của nhà tuyển dụng nếu bạn được lựa chọn và mời tham gia phỏng vấn.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này rất hữu ích để tăng hiệu quả cho CV của các bạn. Vì chưa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn nên bạn hãy tận dụng phần này để làm đầy đặn thêm cho CV của mình. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng nên đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp quá cao xa, bay bổng nhé.

Nên dựa vào năng lực thực tế và yêu cầu công việc để đưa ra mục tiêu đúng hướng cho nghề nghiệp của mình. Trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có khát vọng và ý chí phấn đấu trong công việc như thế nào qua việc đề ra mục tiêu đạt được những vị trí mà bạn hướng đến trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.

2.3. Trình độ học vấn

Do chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nên đây chính là phần bạn cần lưu ý khi viết thông tin quá trình học vấn vì nó chính là sự thể hiện về kiến thức chuyên môn của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển ra sao.

Bạn cần nêu thật chi tiết thông tin về quá trình học tập của bạn từ thời gian gần nhất đến xa hiện tại nhất, bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ có liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển.

Những thành tích, giải thưởng bạn đạt được trong quá trình học tập cũng là những thông tin hữu ích mà bạn có thể sử dụng nhằm nêu bật lên được năng lực của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Có thể bạn chưa có kinh nghiệm làm những công việc ở vị trí tương đương với vị trí bạn ứng tuyển nhưng không có nghĩa là bạn không có kinh nghiệm làm việc gì cả. Vì vậy, kinh nghiệm trong quá trình thực tập hay kinh nghiệm trong những công việc làm thêm mà bạn đã từng làm cũng có thể lựa chọn để ghi vào phần kinh nghiệm làm việc bản thân.

Có thể có những kinh nghiệm của bạn không liên quan trực tiếp đến công việc nhưng với cách diễn đạt phù hợp thì bạn cũng sẽ biến thành kinh nghiệm liên quan được và để nhà tuyển dụng thấy kinh nghiệm của bạn là cần thiết.

Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá hay các hoạt động xã hội bạn đã từng tham gia cũng là những yếu tố có thể nêu trong phần kinh nghiệm làm việc bản thân để thể hiện được sự trải nghiệm của bạn. Đây cũng là những điểm tạo ra được sự khác biệt cho CV của bạn so với các ứng viên khác.

2.5. Kỹ năng

Bạn nên trình bày thành 02 mục riêng biệt bao gồm mục kỹ năng cứng và mục kỹ năng mềm. Bạn hãy đọc kỹ yêu cầu công việc cũng như dành thời gian tìm hiểu thông tin về môi trường làm việc và văn hoá công ty của nhà tuyển dụng. Qua đó, bạn sẽ lựa chọn được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với vị trí ứng tuyển để đưa vào CV.

Bạn cũng không cần nêu ra quá nhiều kỹ năng vì sẽ dễ bị rối và trùng lặp. Chỉ cần lựa chọn khoảng từ 3-5 kỹ năng tiêu biểu nhất cho mỗi mục kỹ năng để thể hiện được sự phù hợp của bạn trong công việc.

2.6. Những thông tin khác (Thói quen, sở thích)

Mục này không bắt buộc CV nào cũng phải có. Tuy nhiên nếu bạn có những sở thích hay thói quen về các môn thể thao, nghệ thuật, hoạt động nhóm... thể hiện được cá tính bản thân phù hợp với yêu cầu công việc thì bạn cũng có thể liệt kê vào CV.

Qua những thông tin này, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá được sự phù hợp của bạn với môi trường làm việc và văn hoá công ty. Vì thế, đây cũng là yếu tố có thể giúp cho CV của bạn tạo được dấu ấn riêng khác với các ứng viên khác.

V. Kết luận

Các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng không nên chuẩn bị sơ sài hồ sơ xin việc. Việc bạn chuẩn chỉnh từ những cái nhỏ nhất trong CV cũng sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy hãy tham khảo các thông tin trên để có cho mình 1 mẫu CV ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng nhé!