Tìm kiếm được ứng viên phù hợp với văn hóa công ty có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển lâu dài. Vậy làm thế nào để đánh giá đúng ứng viên tiềm năng cho công ty? Tìm hiểu ngay trong bài viết này của 123job.vn nhé!

Có hai tiêu chí mà hầu hết các nhà tuyển dụng nhân sự đều muốn tìm kiếm ở ứng viên của mình đó là tốt và phù hợp. Tốt ở đây là tốt về các kỹ năng làm việc, khả năng hoàn thành công việc còn phù hợp là phù hợp với doanh nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Văn hóa công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển công ty đó. Bởi vậy việc tìm kiếm được những nhân viên phù hợp với môi trường làm việc là rất quan trọng. Bài viết hôm nay 123job sẽ mách cho bạn một số bí kíp để kiểm tra xem ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty của mình hay không.

Xây dựng văn hóa công ty lành mạnh và tích cực thì tự nhiên đội ngũ nhân viên ở đó cũng sẽ hết sức giữ gìn, bảo vệ và phát triển văn hóa đó. Văn hóa công ty sẽ vận động theo cách riêng của mình, đem lại một môi trường làm việc đặc trưng, tạo dựng thương hiệu cho công ty và loại bỏ được những nhân viên không phù hợp.

I. Những lý do cần tìm ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Khi tham gia tuyển nhân sự, cả ứng viên và người tuyển dụng đều chú trọng nhiều trong việc kiểm tra kỹ năng làm việc, tìm kiếm được ứng viên đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc đang cần tuyển dụng. Mặc dù khả năng làm việc cũng là điều cần thiết để lưu ý trong khi phỏng vấn xin việc nhưng điều quan trọng cũng không kém nữa đó là cần kiểm tra xem ứng viên có thật sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.  

Văn hóa công ty là gì?

Văn hóa công ty là gì? 

Văn hóa công ty được hình thành từ niềm tin, kỳ vọng, thái độ làm việc, hành vi của sếp cùng nhân viên và các giá trị khác được tạo ra, đóng góp, chia sẻ và gìn giữ bởi chính những nhân viên đã và đang làm việc. Sự phù hợp về văn hóa công ty sẽ khiến mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau trong công việc cũng như cách đối xử. Khi ở trong một môi trường làm việc tuyệt vời cùng những người sếp và đồng nghiệp hòa hợp, ứng viên mới được tuyển dụng vào có thể nhanh chóng làm quen và phát huy được hết mọi khả năng về kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống,... của bản thân với công việc. Bởi nếu không may khi tuyển nhân sự tuyển vào một nhân viên vào làm việc trong công ty mà người đó lại cảm thấy bản thân không hợp với môi trường làm việc, với văn hóa công ty, họ có thể sẽ không làm theo những ứng xử văn hóa như mọi người đã xây dựng và mong đợi, dẫn đến những ảnh hưởng không tốt tới đồng nghiệp xung quanh. Nghiêm trọng hơn, hành động của một cá nhân không phù hợp đó có thể gây nên những xích mích giữa các đồng nghiệp với nhau hoặc sẽ phá hoại văn hóa công ty mà mọi người đang hết lòng xây dựng. Và chắc chắn, nhân viên đó sẽ nhanh chóng tìm công việc mới và chuyển đi, công ty sẽ lại phải mất thời gian và công sức tuyển dụng nhân sự để thay thế vị trí bị bỏ trống.

II. Giới thiệu văn hóa công ty

Để ứng viên có một cái nhìn đầy đủ về công ty, trong quá trình tuyển nhân sự các nhà tuyển dụng có thể giới thiệu tới ứng viên những văn hóa công ty mình. Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như thông qua những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn xin việc. Có một kỹ năng phỏng vấn tốt sẽ giúp các nhà tuyển dụng vừa có thể giới thiệu tới ứng viên văn hóa công ty mình lại vừa đánh giá được thêm các kỹ năng, phẩm chất khác và sự phù hợp của họ đối với công ty.

III. Tuyệt chiêu đánh giá ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty qua bộ câu hỏi 

1. Bạn nghĩ người sếp cũ sẽ nhận xét gì về điểm yếu của bạn?

Lẽ thường tình trong hồ sơ xin việc của ứng viên sẽ ít thấy hoặc gần như không có sự xuất hiện của những nhận xét về yếu điểm của bản thân. Ngay cả khi trong hồ sơ để phỏng vấn xin việc của ứng viên có thư giới thiệu của bộ phận quản trị nhân sự ở công ty cũ thì những gì được ghi chép hẳn cũng là các lời khen ngợi về khả năng làm việc, phẩm chất cá nhân, thành tích công việc,... trong quá trình ứng viên còn ở vị trí cũ. Tuy nhiên nắm bắt được những điểm yếu của ứng viên cũng là một điều các nhà tuyển dụng quan tâm để có thể suy xét về sự phù hợp với công việc của ứng viên và cả sự phù hợp đối với văn hóa công ty của những người có thể sắp tới sẽ là nhân viên của công ty mình.. Và với vai trò của một người làm quản trị nhân sự thì họ muốn nghe cả một cách khách quan với sự nhận xét của người sếp cũ và cả bản thân ứng viên tự mình nhìn nhận.

Câu hỏi nhận xét về điểm yếu là một câu hỏi hay, đòi hỏi tính trung thực cao. Khi nhận được câu hỏi này, có thể ứng viên sẽ khá bất ngờ và hơi hoảng loạn. Tuy nhiên, thông qua cách trả lời của ứng viên nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nhiều khía cạnh về ứng viên đó: sự trung thực, cách đón nhận một câu hỏi khó, điểm yếu của ứng viên, thái độ khi người khác có nhận xét không hay về mình,... Từ những khía cạnh ấy người làm quản trị nhân sự có thể suy xét xem ứng viên đó có phù hợp với văn hóa công ty mình hay không.

2. Nếu có thể xuất bản một cuốn sách tự truyện về chính bản thân bạn sẽ đặt tự đề là gì?

“Một tựa đề cho cuốn sách tựa truyện của bản thân” sẽ nói với nhà tuyển dụng về bản thân ứng viên nhiều hơn bất cứ câu hỏi trực tiếp nào. Hơn nữa, cách thức ứng viên trả lời câu hỏi này trong khi phỏng vấn xin việc cũng sẽ giúp kiểm tra được khả năng sáng tạo của ứng viên đó, đặc biệt là khi nhà tuyển dụng đang muốn bổ sung thêm những mảnh ghép vào bộ phận Marketing của công ty. 

Trả lời câu hỏi này, ứng viên sẽ nói ra được những điều mang tính chất cá nhân của bản thân: tính cách, quan niệm sống,...Từ đó nhà tuyển dụng sẽ có thêm cơ sở để đánh giá và nhìn nhận ứng viên. Câu hỏi này cũng đòi hỏi ứng viên cần có các kỹ năng Brainstorming và Copywriting. Nghe thì đó là một câu hỏi đơn giản nhưng nếu áp dụng đúng cách và mục đích trong cuộc phỏng vấn xin việc và nhà tuyển dụng lại có kỹ năng phỏng vấn tốt, biết chắt lọc và nhìn nhận vấn đề thì người quản trị nhân sự có thể thu được nhiều thông tin hơn là một tựa sách có thể sẽ xuất bản trong tương lai.

3. Những lý do nào khiến bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc nhóm

Hoạt động nhóm là kỹ năng cần thiết trong hầu hết các công việc hiện nay. Cho dù công việc của bạn có mang tính chất hoạt động cá nhân nhiều, không cần sự giúp đỡ của ai và độc lập giải quyết vấn đề thì đây vẫn là kỹ năng nên có và không bao giờ thừa. Xích mích là điều khó tránh khỏi khi hoạt động Teamwork bởi mỗi người đều có một cái tôi riêng, một cá tính và ý tưởng riêng. Sẽ khó để yêu cầu mọi người ngay lập tức hòa đồng, chịu nhường nhịn hay thay đổi phong cách làm việc để công việc được giải quyết một cách suôn sẻ. Để có thể làm việc nhóm một cách hiệu quả và hài hòa trong suốt quá trình cùng nhau cộng tác thì bản thân người tham gia phải có rất nhiều kỹ năng.

Tinh thần làm việc nhóm vô cùng quan trọng trong mỗi công ty

Tinh thần làm việc nhóm vô cùng quan trọng trong văn hóa công ty

Hỏi về những điều khó chịu khi làm việc nhóm sẽ đánh đúng trọng tâm vấn đề của một người khi tham gia vào môi trường hoạt động teamwork, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức nhận được các câu trả lời chứa thông tin mình cần biết khi tuyển nhân sự. Câu hỏi này không chỉ kiểm tra khả năng làm việc nhóm, về cách xử lý khi gặp vấn đề mà còn thể hiện những đức tính nên có của một người cộng sự: nhẫn nại, bao dung, biết lắng nghe, trách nhiệm với công việc... Đặc biệt trong quá trình làm việc nhóm, deadline công việc được giao là chuyện thường tình và trường hợp trễ deadline lại luôn tồn tại. Trong khi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng nhân sự có thể khéo léo vận dụng kỹ năng phỏng vấn “gài” thêm câu hỏi về vấn đề này để xem xét ứng viên về thái độ làm việc. Deadline là một phần quan trọng của quá trình làm việc, mỗi deadline đó như một mảnh ghép và mỗi người nhân viên phải tự hoàn thành mảnh ghép đó để tạo nên được bức tranh lớn. Nếu như một người chậm deadline sẽ dẫn đến sự chậm trễ cho cả tiến trình công việc, tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng hoặc nếu vẫn muốn hoàn thành công việc đúng hạn thì sẽ có người khác trong nhóm phải đứng ra làm thêm phần việc của nhân viên làm trễ nải đó nữa.

Khả năng làm việc và giải quyết vấn đề khi hoạt động nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được liệu ứng viên này có phù hợp với văn hóa công ty hay không, và liệu họ có thể thích nghi tốt và hòa hợp với các nhân viên khác nếu môi trường có sự thay đổi. Câu hỏi này sẽ tạo thêm cơ sở để nhà tuyển dụng nhân sự đánh giá đúng được các ứng viên của mình và quá trình tuyển nhân sự sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.

4. Bạn thích một môi trường văn hóa công ty như thế nào?

Đây là một câu hỏi phù hợp có thể dùng để kết thúc quá trình phỏng vấn xin việc. Giữa ứng viên và người phỏng vấn thì chỉ có người phỏng vấn mới hiểu rõ về văn hóa công ty của mình. Cho dù bạn đã từng giới thiệu một cách trực tiếp hay bóng gió và ứng viên có tìm hiểu trước thì chỉ có nhân viên đang làm việc trong môi trường ấy mới thật sự biết, hiểu rõ và cảm nhận chính xác được văn hóa công ty. Bởi vậy đây không phải là một câu hỏi thừa khi cho rằng ứng viên có thể nói sai để thể hiện bản thân phù hợp với văn hóa công ty trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Với tư cách là một người quản trị nhân sự, nhà tuyển dụng nhất định muốn lắng nghe điều mà những ứng viên mong muốn về môi trường làm việc của mình. Câu trả lời của họ chính là điều mà họ ước mong, khát khao về một nơi làm việc lý tưởng với những người sếp, đồng nghiệp ra sao. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng vừa có thể kiểm tra sự phù hợp của ứng viên đối với công ty mình nhưng cũng có thể nhìn nhận lại văn hóa công ty mình và mọi người đang tạo ra còn gì thiếu sót hay chưa phù hợp không.

Về cơ bản, lồng những câu hỏi về văn hóa công ty để tìm ứng viên phù hợp trong quá trình phỏng vấn xin việc là một cách làm thông minh. Tùy vào văn hóa chủ yếu của từng công ty và kỹ năng phỏng vấn của người làm công tác phỏng vấn xin việc mà những quản trị nhân sự sẽ có các cách khai thác, đặt câu hỏi khác nhau.

IV. Tuyệt chiêu đánh giá sự phù hợp với văn hóa công ty của ứng viên 

1. Không vội vàng đánh giá ứng viên qua cái nhìn đầu tiên 

Ấn tượng đầu tiên về một người lúc nào cũng rất quan trọng, nhiều khi ấn tượng đầu tiên đó là xuất phát điểm cho một mối quan hệ và cũng chính ấn tượng ấy lại giết chết một mối quan hệ chưa kịp nhú mầm. Tuy nhiên, không phải ấn tượng đầu tiên với người khác lúc nào cũng đúng và có thể từ đó đánh giá cả con người họ. Đã có không ít trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc chỉ vì những cảm giác đầu tiên với nhau không tốt.

Thực tế cho thấy có rất nhiều người khá rành những việc “đối nhân xử thế” và rất biết cách khiến người khác yêu quý mình dù họ không thực tâm muốn xử sự như vậy. Thế nên nếu nhà tuyển dụng nhân sự gặp phải một ứng viên “ranh mãnh”, cho dù nhà tuyển dụng ấy cũng là một người quản trị nhân sự “lõi đời” thì cũng không nên đánh giá người khác ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Hãy thật tỉnh táo và sáng suốt quan sát các ứng viên suốt thời gian tuyển nhân sự diễn ra, nhỡ đâu chỉ vì một chút nhầm lẫn bạn đã bỏ lỡ một người nhân viên xuất sắc.

Tích hợp nhiều kỹ năng mềm để công việc trở nên dễ dàng hơn

Tích hợp nhiều kỹ năng mềm để công việc đạt hiệu quả cao

2. Kiểm tra ngẫu nhiên 

Những tình huống bất ngờ không lường trước bao giờ cũng là một bài kiểm tra hoàn hảo. Cho dù ứng viên đó có “ranh mãnh” cỡ nào thì cũng khó để xử lý tốt một tình huống không nằm trong lịch trình hay dự đoán. Bạn có thể để phần đó vào cuối buổi phỏng vấn xin việc, ngỏ một lời mời dễ thương để ứng viên làm điều gì đó, chẳng hạn như để ứng viên đi tham quan công ty và tiếp xúc với các nhân viên khác.

3. Những điều bạn cần quan sát  

Để tìm kiếm được một ứng viên vừa có tài năng lại vừa phù hợp với văn hóa công ty làm điều không hề dễ dàng. Người quản trị nhân sự phải theo sát từng bước của đợt tuyển nhân sự và tham gia vào cuộc phỏng vấn xin việc. Đợt tuyển dụng nhân sự có thể sẽ có nhiều vòng và có quá nhiều thứ để quan sát khiến bạn trở nên khó khăn trong việc đánh giá ứng viên cho dù bạn có đã có một nền tảng kinh nghiệm tuyển dụng và kỹ năng phỏng vấn tốt. Để có được một mùa tuyển dụng thành công bạn chỉ nên tập trung đánh giá một số quan trọng, tùy vào tiêu chí tuyển nhân sự của công ty mình. Chẳng hạn như một số điều sau: 

  • Ứng viên có phản ứng như thế nào đối với các tình huống đặt ra?

  • Ứng viên có thật sự thích thú và đặt câu hỏi tìm hiểu về văn hóa công ty và công việc?

  • Ứng viên có thoải mái khi xây dựng mối quan hệ với mọi người và các ứng viên khác?

  • Ứng viên có đáp ứng được tính chất công việc yêu cầu?

Tùy thuộc vào văn hóa công ty bạn tìm kiếm điều gì ở ứng viên mà có sự thay đổi trong tiêu chí đánh giá nhưng nhìn chung hãy xác định trước những điều quan trọng và chỉ tập trung quan sát, đánh giá những điều đó thôi.

V. Kết luận 

Có được một nhân viên tốt thì công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Tuyển dụng được một nhân viên vừa tốt vừa phù hợp với văn hóa công ty sẽ đảm bảo được công ty bạn có một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và vui vẻ. Ngoài ra các nhà tuyển dụng cũng nên xác định rõ văn hóa công ty mình theo đuổi là gì và tìm các biện pháp giúp xây dựng, lan truyền và giữ gìn nền tảng văn hóa đó.