Nếu bạn đang tìm kiếm một bài hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên bán hàng chuẩn, ấn tượng thì bài viết dưới đây thực sự dành cho bạn. Thông qua bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm được những bí quyết cũng những mẹo nhỏ khi viết mẫu CV nhân viên bán hàng!

Công việc bán hàng đang được tăng thêm một cách nhanh chóng mỗi ngày. Ở hầu hết mọi lĩnh vực đều cần tới nhân viên bán hàng. Bạn có thể làm việc ở các vị trí như: Nhân viên bán bánh, nhân viên bán Cà Phê, nhân viên bán hàng mỹ phẩm, nhân viên bán hàng ô tô, nhân viên bán hàng Shop… Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì bạn cũng ngày càng có nhiều cạnh tranh hơn. Vậy làm cách nào để vượt qua được hàng trăm ứng viên khác và có cơ hội được trở thành ứng cử viên sáng giá. Một mẫu CV nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, độc đáo, ấn tượng sẽ mang lại cho bạn một lợi thế rất lớn. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí cách viết mẫu CV nhân viên bán hàng chuẩn nhé!

I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV nhân viên bán hàng

1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân

a. Phần thông tin cá nhân

Tại phần này, bạn cần liệt kê một cách chính xác các thông tin cá nhân cơ bản như: Họ và tên, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, có thể thêm ảnh chân dung rõ mặt… Tuy đây là phần đơn giản nhất nhưng cũng rất quan trọng vì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ tới bạn thông qua những thông tin này. Vì vậy hãy đảm bảo những thông tin đưa ra phải chính xác, đừng để những sai sót nhỏ đánh mất cơ hội của bạn.

Cách viết CV nhân viên bán hàng chuẩn, chuyên nghiệpCách viết mẫu CV nhân viên bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp

b. Giới thiệu bản thân

Mục giới thiệu bản thân là một đoạn văn ngắn xuất hiện ở phần đầu CV xin việc. Theo đó để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì ở mục này bạn cần nêu bật được những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của bạn từ các công việc bán hàng trong quá khứ. Bên cạnh đó cần cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ ham học hỏi, không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn. Phần giới thiệu bản thân chỉ nên nêu một cách ngắn gọn, súc tích trong khoảng 2-3 câu.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, thay vì phô bày những quá khứ lẫy lừng thì nên cho nhà tuyển dụng thấy được những mục tiêu tương lai cùng với tham vọng của mình. Hãy giải thích mục tiêu nghề nghiệp của bạn và cách bạn dự định gắn bó với vai trò nhân viên bán hàng như thế nào.. Dưới đây là gợi ý về phần mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể nêu trong mẫu CV nhân viên bán hàng mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động để trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu và đóng góp công sức vào sự phát triển các dự án của công ty.
  • Mục tiêu dài hạn: Trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, hoàn thành tốt những công việc được giao. Trong vòng 2-5 năm tới có cơ hội thăng tiến để trở thành một trưởng nhóm bán hàng xuất sắc. 

3. Quá trình học vấn

Tùy thuộc vào vị trí nhân viên bán hàng cụ thể hoặc công ty bạn đang ứng tuyển mà họ có thể yêu cầu bằng cử nhân, bằng tốt nghiệp trung học hoặc không có gì cả. Ví dụ đối với những vị trí nhân viên bán hàng như: Nhân viên bán vé xem phim, nhân viên bán xe máy, nhân viên bán Cà phê, nhân viên bán sách… thì thông thường sẽ không yêu cầu bằng Đại học.

Tuy nhiên bất kể bạn tìm kiếm một công việc nhân viên bán hàng ở trình độ học vấn nào thì phần định dạng mục học vấn cũng nên được thực hiện một cách chuyên nghiệp, ngắn gọn, xúc tích và tránh cẩu thả. Theo đó ở mục học vấn bạn cần nêu được một số thông tin như:

  • Tên trường và địa điểm, ngày bắt đầu - kết thúc;
  • Tên bằng cấp hoặc chứng chỉ
  • Có thể thêm những thành tích học tập, giải thưởng ấn tượng mà bạn đã đạt được….
  • Và hãy để lại bằng tốt nghiệp trung học của bạn khỏi CV xin việc nếu bạn đã hoàn thành bằng Đại học hoặc Cao đẳng.

4. Kinh nghiệm làm việc

Điều quan trọng trong mục kinh nghiệm làm việc tại CV xin việc mà nhà tuyển dụng quan tâm là những gì bạn đã làm, những con số cụ thể để minh chứng cho những công việc ấy là gì và quan trọng kinh nghiệm làm việc đó phải có liên quan tới vị trí ứng tuyển. Không một nhà tuyển dụng nào muốn đọc một bản CV xin việc buồn tẻ gồm các gạch đầu dòng mô tả các nhiệm vụ trong quá khứ. Mà thay vào đó bạn nên đưa ra những thành tích đạt được thông qua các con số cụ thể.

Đối với vị trí nhân viên bán hàng nói chung thì những kinh nghiệm như: Đã từng đảm nhận vị trí nhân viên bán Tour du lịch, nhân viên bán Tour dịch vụ, nhân viên bán hàng Shop, nhân viên bán bánh… đều là một điểm cộng. Vì vậy nếu bạn từng có kinh nghiệm bán hàng dù ở vị trí nào thì cũng nên ghi vào nhé! Bên cạnh đó đối với thành tích đạt được thì bạn có thể nêu ra KPI của mình cùng với đó là số lượng khách hàng đã tiếp cận được trong 1 tháng hay kết quả doanh số đạt được…

5. Kỹ năng trong mẫu CV nhân viên bán hàng

Để có được trong tay vị trí nhân viên bán hàng mơ ước thì trong mục kỹ năng bạn cần phải cho người quản lý bán hàng hay nhà tuyển dụng biết được bạn là người nộp đơn tốt nhất để thay mặt họ thực hiện các giao dịch. Vậy nên đưa những kỹ năng nào vào trong mẫu CV nhân viên bán hàng? Bằng cách xác định các kỹ năng mà người tuyển dụng yêu cầu trong bản mô tả công việc, bạn có thể lựa chọn được những kỹ năng mà họ thực sự cần và ấn tượng. Một số kỹ năng quan trọng của nhân viên bán hàng nói chung và các vị trí nhân viên bán hàng khác như: Nhân viên bán thuốc tây, nhân viên bán hàng ô tô, nhân viên bán hàng mỹ phẩm… nói riêng bạn có thể tham khảo để nêu ra trong CV xin việc như:

II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên bán hàng

Một số lưu ý khi viết và trình bày CV nhân viên bán hàngMột số lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên bán hàng

Mặc dù một số vị trí công việc bán hàng không đòi hỏi trình độ học vấn cao nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cẩu thả với CV xin việc của mình. Để thành công và có được công việc mà mình mong muốn thì dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng cần có một mẫu CV xin việc thật ấn tượng, chuyên nghiệp. Và dưới đây là một số lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV nhân viên bán hàng mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Xem lại trước khi bạn gửi đi: Những sai lầm về chính tả, lỗi ngữ pháp, bố cục, phông chữ, màu sắc.... sẽ khiến CV của bạn tệ hơn và làm nhà tuyển dụng không còn ấn tượng nữa. Chính vì vậy trước khi gửi CV xin việc, hãy kiểm tra CV lại nhiều lần hoặc có thể nhờ một vài người tin cậy kiểm tra cùng để chắc chắn hơn.
  • Ngắn gọn, súc tích: Độ dài cho một mẫu CV chỉ nên nằm trong khoảng từ 1-2 trang giấy A4. Trừ khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm thì CV xin việc mới nên dài khoảng 2 trang giấy A4. Vì vậy điều quan trọng bạn cần làm là những thông tin nêu trong CV cần được trình bày ngắn gọn, súc tích, có liên quan tới công việc ứng tuyển và tránh lan man.
  • Không áp dụng một mẫu CV cho tất cả các vị trí nhân viên bán hàng: Nếu bạn đang ứng tuyển vào các công việc bán hàng khác nhau thì lời khuyên là đừng gửi cùng một mẫu CV xin việc. Bởi ở từng vị trí nhân viên bán hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau. Như yêu cầu công việc nhân viên bán bánh, bán Cà phê… sẽ không giống với nhân viên bán Tour du lịch, nhân viên bán thuốc tây. Chính vì vậy hãy tùy chỉnh CV xin việc dựa trên yêu cầu công việc.

III. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về cách viết mẫu CV nhân viên bán hàng chuẩn mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Chắc hẳn bạn đã có được cho mình những ý tưởng để viết một mẫu CV nhân viên bán hàng rồi đúng không? Nếu bạn đang cảm thấy một chút khó khăn thì cũng đừng quá lo lắng, công cụ tạo CV Online của 123job sẽ giúp bạn chinh phục được ước mơ của mình. Hãy thử công cụ này ngay nhé!