CBM là gì? Bạn đã từng nghe về CBM nhưng chưa hiểu về nó? Vai trò quan trọng của CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về CBM.
Những ai đã từng làm hoặc đang làm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hay xuất nhập khẩu thì đã quá quen với CBM. Nhưng gặp nhiều, nghe nhiều chưa chắc ai cũng hiểu rõ. Vậy CBM là gì và có vai trò như thế nào? Cách tính CBM như thế nào trong quy trình nhập khẩu hàng hóa? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích ấy.
I. CBM LÀ GÌ?
1. CBM là gì?
CBM là từ đã quá quen thuộc với những người làm trong ngành xuất nhập khẩu và nếu như bạn đang có ý định tìm kiếm công việc nhân viên xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu này thì đây chính là thuật ngữ bạn phải hiểu rõ và không thể bỏ qua nó. CBM chính là một đại lượng để các đơn vị vận chuyển có thể tính được mức giá thành cần phải thu khi khi vận chuyển cho khách hàng.
CBM hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Cubic Meter, trong tiếng việt có nghĩa là mét khối. Đơn vị này sẽ được dùng để đo kích thước, khối lượng của gói hàng để từ đó các nhà vận chuyển có thể sắp xếp phương tiện vận chuyển với từng gói hàng như: tàu biển, container, hàng không,... và sẽ được dùng để tính chi phí vận chuyển. Nhờ có nó mà nhà vận chuyển có thể quay đổi từ kg sang cách tính CBM (m3) để dễ dàng tính đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng khi xuất nhập khẩu.
Đơn vị quy đổi hàng hóa là gì?
2. Vai trò của CBM
CBM được dùng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hay xuất nhập khẩu hàng hóa và phổ biến ở các đường vận chuyển như đường bộ, đường hàng không và đường thủy. Những công ty vận tải hàng hóa thường sử dụng đơn vị này để tính khối lượng các mặt hàng để lấy thông số chính xác và căn cứ vào đó để tính giá cước vận chuyển.
CBM cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không. Công ty vận chuyển sẽ áp dụng đơn vị này để ứng tính khối lượng hàng hóa cần vận chuyển trong một chuyến là bao nhiêu. Không chỉ vậy, nó còn giúp người vận chuyển có thể đo lường và sắp xếp vị trí tùy thuộc vào từng loại hàng hóa.
3. Chú ý và quy đổi cách tính CBM - kg
Một chú ý quan trọng là mỗi đơn vị vận chuyển, mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Vì vậy, khi quyết định chọn một một đơn vị vận chuyển nào bạn cần hỏi rõ về cách quy đổi của họ để xem hàng hóa của mình sẽ được tính phí như thế nào. Khi đó bạn sẽ quyết định chọn công ty vận chuyển đó hay là chuyển sang đơn vị vận chuyển khác.
II. CÁCH TÍNH CBM NHƯ THẾ NÀO?
Cách tính CBM
1. Cách tính CBM quy đổi sang Kg theo tỷ lệ nào?
Cách tính CBM quy đổi sang KG được tính như sau:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng
Vì hàng hóa được vận chuyển theo nhiều con đường khác nhau như đường bộ, đường biển và đường hàng không nên tỷ lệ quy đổi cũng có sự khác nhau.
- Đường bộ: 1 CBM = 333 Kg
- Đường biển: 1 CBM = 1000 Kg
- Đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
2. Cách tính CBM hàng road
Những lô hàng vận chuyển theo đường bộ, chúng ta sẽ có cách tính CBM theo tỷ lệ 1 CBM = 333 Kg. Ví dụ với lô hàng có thông số như sau:
- Kích thước: 130cm x 100cm x 120cm
- Trọng lượng mỗi kiện: 800kg
- Tổng trọng lượng: 8,000kg
- Thể tích một kiện: 1,56 CBM
- Tổng thể tích lô hàng: 1,56 x 10 = 15,6 CBM
- Trọng lượng thể tích: 15,6 x 333 = 5,194 kg
Như vậy trọng lượng thể tích của lô hàng nhỏ hơn tổng trọng lượng của lô hàng nên sẽ lấy tổng trọng lượng (8000kg) để tính cước vận chuyển.
3. Cách tính CBM hàng sea
Để tính thì chúng ta làm tương tự như cách tính CBM hàng road. Lấy ví dụ trên, sau khi có tổng thể tích hàng hóa thì ta tính trọng lượng thể tích: 15,6 x 1000 = 15600 kg. Vì trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng tổng nên sẽ lấy trọng lượng thể tích để tính cước vận chuyển.
4. Cách tính CBM hàng air
Với cách tính CBM hàng air cũng như cách tính CBM hàng road và cách tính CBM hàng sea, chúng ta sẽ tính theo tỷ lệ 1 cách tính CBM = 167kg. Trọng lượng thể tích lúc này là 15,6 x 167 = 251,5 kg
Trọng lượng thực tế cao hơn trọng lượng thể tích nên sẽ lấy trọng lượng thể tích để tính cước vận chuyển.
III. KHI ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER THÌ CÁCH TÍNH THỂ TÍCH CỦA SẢN PHẨM SẼ NHƯ NÀO?
Cách tính thể tích khi đóng hàng vào container
Riêng đối với việc đóng gói hàng hóa vào container thì thể tích hàng khi đóng vào container sẽ được tính theo đúng như kế hoạch sản xuất và số lượng sản phẩm giao cho khách hàng. Nhưng cũng sẽ có một số sơ sót nên khi đóng hàng hóa không đóng hết hoặc bị thiếu chỗ khiến container bị trống nhiều. Điều này sẽ gây khó khăn trong kế hoạch giao hàng.
IV. THẾ NÀO LÀ HÀNG LCL? CÁCH TÍNH CBM VỚI HÀNG LCL
1. Thế nào là LCL
Trong việc làm xuất nhập khẩu logistic và giao nhận vận chuyển hàng hóa thì đã quá quá quen thuộc với LCL. Vậy LCL là gì? LCL có nghĩa là Less than Container Loading (hàng xếp không đủ một container). LCL dùng để miêu tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi mà chủ của lô hàng hoặc công ty xếp dỡ hàng hóa không đủ hàng để đóng đầy một container khiến cho container đó bị trống nên hàng hóa container có thể bị ghép chung với hàng hóa của container khác dễ gây nhầm lẫn.
2. LCL là hàng gì?
Hàng LCL là gì?
Sau khi tìm hiểu LCL là gì, chúng ta có thể hiểu đôi chút về hàng LCL rồi. Hàng LCL ở đây có nghĩa là các hàng lẻ hay còn có tên gọi khác là hàng consol. Riêng đối với hàng LCL thì sẽ được phân biệt với một loại hàng đó là hàng FCL ( Full Container Loading - hàng hóa xếp đầy một container). Thực tế thì những lô hàng lẻ LCL được xếp ghép cùng container nhưng không phải lô hàng lẻ nào cũng cùng đi đến một địa điểm. Các lô hàng sẽ có những đích đến khác nhau nên đây chính là điều gây khó khăn khi xếp các lô hàng lẻ LCL vào cùng một container.
Những lô hàng lẻ LCL chỉ vận chuyển chung trong một quãng đường nhất định và khi phải vận chuyển theo những đường khác nhau thì phải dừng lại và bốc hàng hóa chuyển sang một container khác. Khi ấy, bốc hàng hóa ra thì sẽ xếp các hàng hóa khác vào để lấp đầy container. Đây chính là giai đoạn mất nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Nhưng đây cũng có thể là lúc bạn giảm bớt được những chi phí vận chuyển và giảm bớt rủi ro về các chứng từ, chi phí từ các bên trung gian đặt hàng qua nhau.
Trong trường hợp bạn đang là bên công ty giao nhận hàng hóa và thu gom hàng hóa lẻ thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin về những bên cũng đang có dịch vụ thu gom hàng lẻ giống bạn. Biết được càng nhiều thông tin thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về các công ty đối thủ và khi đó bạn phải tìm xem mua dịch vụ ở đâu để có mức giá phải chăng nếu chẳng may có những tuyến vận chuyển mà công ty xuất nhập khẩu không có hoặc hết chỗ hay không đủ hàng.
3. Cách tính CBM với hàng LCL
Việc tính trọng lượng thể tích các lô hàng hóa khi đã xếp vào container sẽ khó hơn là tính trọng lượng thể tích khi chưa bốc xếp hàng hóa. Tính thể tích trong container cũng phải phụ thuộc vào cước tính.
Cách tính CBM với hàng hóa LCL thì ta làm theo công thức sau:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Sau khi tính theo công thức ấy thì dựa vào kết quả ta sẽ quy đổi như sau. Nếu 1 tấn >= 3 CBM thì là hàng nhẹ sẽ được áp dụng bảng giá theo cách tính CBM. Nếu 1 tấn
Từ đó ta sẽ quy đổi như sau: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 Kg.
V. KẾT LUẬN
Qua bài viết trên hẳn bạn đã hiểu CBM là gì và biết được những thông tin cơ bản về quy trình nhập khẩu hàng hóa. Không chỉ vậy, bài viết còn đưa ra những cách tính CBM để người đọc dễ dàng thực hiện được cách tính CBM, những cách quy đổi để người đọc có thể hiểu rõ hơn về đơn vị tính này. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với tất cả bạn đọc đang muốn tìm hiểu về CBM, những bạn đang muốn kiếm tìm một công việc trong lĩnh vực vận chuyển hay xuất nhập khẩu.