Xuất nhập khẩu là nghề còn mới ở Việt Nam nhưng không có nghĩa là nó không phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng quan trọng và thu hút nhiều nhân lực vì nền kinh tế đang mở cửa. Cùng tìm hiểu về công việc của nhân viên xuất nhập khẩu nhé!

Nhân viên xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nhân viên xuất nhập khẩu là gì, công việc của họ gồm những gì,... Nếu bạn đang quan tâm và muốn trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu trong tương lai thì bài viết sau của 123Job bạn sẽ không thể bỏ qua được. 

I. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

Nhân viên XNK

Nhân viên xuất nhập khẩu

1. Nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

Nhân viên xuất nhập khẩu tiếng anh là Import-Export staff, là những người trực tiếp tham gia hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá và xuất bán thành phẩm ra nước ngoài với số lượng và giá cả khác nhau. Nhân viên xuất nhập khẩu có trách nhiệm xử lý các nguồn lực vật lý của công ty. 
Hoạt động xuất nhập khẩu (Logistics) thường bao gồm thu mua nguyên vật liệu, lưu kho, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Đây là lĩnh vực tiết kiệm chi phí ẩn cho những công ty hiện không có bộ phận logistics. 

2. Ai có thể làm nhân viên xuất nhập khẩu

Cách để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Nếu các bạn còn đang thắc mắc muốn làm nhân viên xuất nhập khẩu thì phải học ngành gì, phải có kỹ năng gì thì dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên:

  • Nếu bạn theo học ngành Thương mại Quốc tế hoặc Ngoại thương thì bạn đã có đủ điều kiện để xin 1 việc làm trong ngành XNK. Điều bạn cần chỉ là học hỏi thêm kinh nghiệm và tiếp tục đam mê công việc mà thôi.
  • Nếu bạn theo học Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung… Bạn đã có 80% cơ hội để trở thành 1 Nhân viên XNK rồi. Bạn chỉ cần theo học thêm Khóa học Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu để bổ sung các kiến thức và kỹ năng cần thiết (khoảng 1,5 tháng). Và bạn đã có thể bắt đầu tìm kiếm các thông tin tuyển dụng Xuất nhập khẩu rồi đấy.
  • Nếu bạn chỉ theo học ngành Ngân hàng, Quan hệ quốc tế, Hải quan,… Bạn vẫn có 70% cơ hội tham gia vào ngành XNK. Điều bạn cần là có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt và trải qua 1 Khóa học Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu ngắn hạn. Với niềm yêu thích công việc và sự tìm tòi học hỏi của bạn để trở thành 1 Nhân viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ rất được lòng các nhà tuyển dụng đấy.
  • Những trường hợp khác: bao gồm tất cả các bạn tốt nghiệp các khối ngành Kinh tế (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketing, Đầu tư….) bạn đã đáp ứng được 60% yêu cầu rồi. Bạn chỉ cần nâng cao trình độ ngoại ngữ và đăng ký tham gia Khóa học Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu tổng hợp dành cho người mới bắt đầu.

Xem thêm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Học những gì? Tại sao nên chọn?

II. Muốn làm nhân viên xuất nhập khẩu cần những điều kiện gì? 

có nên học XNK

Kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

1. Kỹ năng xây dựng chiến lược tốt

Yếu tố hàng đầu của một nhân viên xuất nhập khẩu nằm ở khả năng xây dựng chiến lược, làm sao để có thể giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng hóa thấp nhất mà không ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng hàng hóa, và quan trọng hơn cả là giao hàng đúng hẹn.

Nhiệm vụ của nhân viên xuất nhập khẩu là quản lý tài liệu và ghi lại tất cả các chuỗi cung ứng và xem xét một cách cẩn thận khả năng thành công và thất bại của mỗi chiến lược là bao nhiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

2. Khả năng tổ chức sắp xếp công việc

Một nhân viên xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc để theo dõi thời gian, địa điểm, cách thức sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó người làm xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo chuỗi cung ứng, vì vậy đòi hỏi họ phải thành thạo các phần mềm máy tính và hệ thống kiểm kê để cập nhật hàng hóa vận chuyển hàng ngày và hàng tuần, số hàng trong kho, hàng tồn, hàng đã hết hạn sử dụng... 

Đây có thể được coi là một kỹ năng quan trọngđối với nhân viên xuất nhập khẩu, để hoàn thành tốt công việc của mình bắt buộc bạn phải có được khả năng tổ chức, lãnh đạo, thông qua quá trình này, quá trình thực hiện công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

3. Giỏi giao tiếp

Đặc thù của nghề xuất nhập khẩu là phải làm việc với nhiều bên như hải quan, kho hàng, khách hàng, vận chuyển… Chưa hết nhân viên xuất nhập khẩu còn là người chịu trách nhiệm liên lạc với các bên cung cấp, nhà vận chuyển trước khi vận chuyển các lô hàng, thương lượng hợp đồng với các nhà cung cấp và khách hàng, gọi điện, mở rộng quan hệ với các đối tác khác.... Vì vậy kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng với một nhân viên xuất nhập khẩu đặc biệt nếu bạn có khả năng ngoại ngữ lại càng là một điểm cộng lớn hơn.

4. Kỹ năng văn phòng tốt

Ngoài khả năng xây dựng chiến lược giỏi, giao tiếp giỏi và khả năng tổ chức, một nhân viên xuất nhập khẩu còn phải giỏi cả kỹ năng văn phòng như Word, Excel, PowerPoint... Bản thân người làm xuất nhập khẩu phải người chịu trách nhiệm báo cáo tài liệu cho cấp trên, tổng hợp hàng hóa vận chuyển, lên kế hoạch, tính toán chi phí vận chuyển, nhu cầu phát sinh và duy trì dịch vụ khách hàng....Vì thế kỹ năng văn phòng cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu với một nhân viên xuất nhập khẩu.

5. Kỹ năng tìm nguyên vật liệu

Điều bạn cần làm là tìm ra nguồn nguyên vật liệu, đàm phán giá với nhà cung cấp và tìm kiếm nguồn dự phòng nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Sau khi hợp đồng đầu tiên được ký kết, bạn cần theo sát nhà cung ứng để đảm bảo rằng họ đáp ứng đúng yêu cầu hiện tại. Ngoài ra, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để có chuỗi cung ứng hiệu quả. Theo dõi các lô hàng nhận từ nhà cung cấp. Nếu phát hiện chất lượng xuống cấp bất thường, bạn cần giữ lại khoản thanh toán cho hàng lỗi hoặc chấm dứt hợp đồng hoàn toàn với nhà cung cấp đó.

6. Kỹ năng vận chuyển và nghiệm thu

Bộ phận logistics chịu trách nhiệm dỡ hàng và mở lô hàng mới, đối chiếu hàng trên trong với đơn hàng áp dụng và cập nhật hệ thống hàng tồn kho của công ty. Khi lô hàng được nhập vào kho, bạn cần đánh giá các tùy chọn đóng gói có sẵn để đạt hiệu suất tối đa và nhận thức thương hiệu ở mức giá thấp nhất. Phát triển quy trình an toàn thích hợp cho kho hàng và đào tạo nhân viên khi sử dụng.

7. Kỹ năng quản lý hàng tồn kho

Nếu công ty bạn bán các sản phẩm vật lý, bộ phận logistics còn phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch lượng cầu để dự đoán nhu cầu hàng tồn kho trong tương lai. Điều này đảm bảo rằng bạn không lãng phí tiền bạc vào số sản phẩm thừa không bán được hoặc hết sản phẩm trong khi lượng cầu đang tăng. Khía cạnh này đòi hỏi kỹ năng toán và phân tích mạnh cùng với kỹ năng sử dụng SAP, Oracle hay chương trình quản lý nguồn lực doanh nghiệp khác.

8. Kỹ năng phân phối

Giai đoạn cuối cùng của logistics là nhận sản phẩm xuất kho và mang chúng đến với khách hàng. Hoạt động phân phối thông thường bao gồm quản lý nhân viên kho và liên lạc với các nhà bán lẻ để đánh giá cung cầu, từ đó sản phẩm của bạn luôn có mặt trên kệ hàng. Công ty cũng cần quyết định việc mua phương tiện giao hàng riêng hay thuê ngoài từ một công ty vận tải. Nếu công ty mua xe riêng, bạn sẽ lo cả việc bảo dưỡng, sửa chữa và xin giấy phép.

Cùng với những kỹ năng quan trọng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu, để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi chúng ta còn phải cố gắng học tập thêm nhiều phẩm chất của nhân viên xuất nhập khẩu, đó là những phẩm chất quan trọng như: Khả năng xây dựng chiến lược, khả năng tổ chức, giỏi giao tiếp... có được những phẩm chất này chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.

Xem thêm: PCS là gì? Phân biệt các khái niệm về PCS được sử dụng phổ biến hiện nay 

III. Tại sao nên làm nhân viên xuất nhập khẩu

Về thời gian: Bạn không phải tăng ca và không phải làm việc vào Thứ 7, Chủ Nhật. Do đặc thù công việc, bạn chỉ phải giao dịch với đối tác nước ngoài và cơ quan  Hải quan vào các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6 mà thôi. Trong khi làm Kế toán bạn có thể phải làm việc thâu đêm vào thời điểm công ty quyết toán thuế hoặc làm việc không biết đến giờ hành chính đối với nghề Marketing hoặc Kinh doanh.

Về thu nhập: Thật dễ hiểu khi nói thu nhập của ngành Xuất nhập khẩu nhìn chung là ở mức cao so với các công việc khác. Đơn giản vì Xuất nhập khẩu đòi hỏi bạn phải có đến 2 chuyên môn: thứ nhất là ngoại ngữ, thứ hai là nghiệp vụ Xuất nhập khẩu. Hiện tại mức lương cho 1 nhân viên mới trong ngành khoảng 4 triệu/ tháng, 5-7 triệu đối với nhân viên 2 năm kinh nghiệm, và khoảng 10 triệu đối với những người đã có 5 năm kinh nghiệm.

Về cơ hội thăng tiến: Để được nâng lương và thăng cấp trong ngành Xuất nhập khẩu không khó khăn như nhiều ngành khác bởi vì phạm vi phòng XNK bao giờ cũng ít nhân sự hơn các phòng ban khác. Trung bình phòng XNK chỉ cần 1/3 đến ¼ nhân sự so với Kế toán hoặc Kinh doanh; và bạn chỉ phải chiến đấu với ít đối thủ hơn để thăng tiến.

Về cơ hội việc làm: Xuất nhập khẩu là 1 ngành còn mới mẻ, chưa bão hòa như Kế toán hoặc Công nghệ thông tin và rất thiếu nhân sự nên khi tham gia vào ngành này bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm.

Về cơ hội phát triển bản thân: Làm XNK nghĩa là bạn thường xuyên sử dụng ngoại ngữ, tiếp xúc với các đối tác nước ngoài và làm việc dựa trên các thông lệ Quốc tế… nhìn chung môi trường làm việc ở 1 công ty có hoạt động XNK tốt hơn đối với những công ty chỉ hoạt động trong nội địa; bạn có nhiều cơ hội công tác nước ngoài và tham dự các hội chợ quốc tế…

Xem thêm: Tìm hiểu giá fob là gì, giá cif là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

IV. Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

cv xnkCông việc của 1 nhân viên XNK

Nói một cách khái quát nhất, công việc của Nhân viên Xuất nhập khẩu là xử lý toàn bộ quy trình để xuất khẩu hoặc nhập khẩu 1 lô hàng cho công ty; bao gồm các công việc cụ thể như sau:

  • Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
  • Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
  • Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra.
  • Thường xuyên liên lạc, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp, thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.
  • Tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời lập báo cáo nội bộ và báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan.

Xem thêm: Tìm hiểu giá fob là gì, giá cif là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

V. Những việc làm trong ngành xuất nhập khẩu 

học xnk

Những vị trí làm việc của Nhân viên xuất nhập khẩu

1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics

Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có ngoại ngữ và hướng ngoại. Vị trí nhân viên kinh doanh (sale) sẽ giúp bạn phát triển khá tốt trên con đường sự nghiệp. Nghề sale phải đánh đổi công sức, áp lực rất nhiều để có được thành công. Khi bạn quyết định làm nhân viên kinh doanh trong mảng xuất nhập khẩu, bạn có thể chọn 3 vị trí sau.

  • Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading: Còn được gọi là oversea sale. Vị trí này mình thấy thường tuyển trong các công ty làm về trading như bán gạo, cafe, cao su… cho các đối tác nước ngoài. Với vị trí này yêu cầu bạn phải giỏi ngoại ngữ, thường xuyên lên mạng tìm kiếm khách hàng nước ngoài và sale hàng, lên trang Alibaba các bạn Việt Nam rao bán hàng nông sản khá nhiều. Có một số công ty rất ưu tiên nhân viên sale vì sale là nơi đem lợi nhuận về cho công ty, do đó những vấn đề liên quan mua bán như book cước tàu… được giao cho nhân viên kinh doanh làm luôn. Vị trí này phải chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Thu nhập ngoài lương thì bạn còn nhận được hoa hồng khi bán được hàng.
  • Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Hiện nay, hầu hết các hãng tàu cũng không tuyển nhiều sale như công ty forwarder. Vị trí sale hãng tàu bạn chỉ cần bán và hỗ trợ duy nhất là cước tàu. Một nhân viên kinh doanh hãng tàu có thể hỗ trợ đến 1000TEU hàng tháng. Nhiệm vụ của bạn là đi tìm các công ty forwarder hoặc khách hàng trực tiếp để chào giá cước tàu là chính. Thu nhập tốt và nhiều thăng tiến.
  • Nhân viên kinh doanh Logistics tại các công ty forwarder: So với nhân viên kinh doanh hãng tàu thì nhân viên kinh doanh tại forwarder vất vả hơn vì họ phải sale cả cước tàu, thủ tục hải quan, tracking. Họ là người đứng giữa giữa shipper và hãng tàu. Thu nhập tương đối khá nếu có nhiều khách hàng.

2. Nhân viên chứng từ

Đây là vị trí được tuyển dụng khá nhiều, công việc của bạn là nhập chứng từ hàng xuất và hàng nhập như làm Bill tàu, làm giấy thông báo hàng đến, invoice, packing list… Thường vị trí này thích hợp cho những bạn ngồi văn phòng, công việc không quá áp lực. Tuy nhiên việc này lặp đi lặp lại 1 công đoạn và số liệu nhập vào máy tính cũng khá nhiều do đó vị trí này mình thấy các bạn nữ thường chiếm đa số vì đòi hỏi tính cẩn thận.

Đây là vị trí mà nếu bạn mới ra trường có thể nên làm, giúp bạn sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Bạn dành thời gian 1 đến 2 năm làm chứng từ, sau đó chuyển qua mảng sale thì có thể nói bạn đi sale rất tự tin đấy.

a. Ở công ty xuất khẩu, nhập khẩu

Bạn chịu trách nhiệm làm các chứng từ để hàng hóa được xuất nhập một cách suôn sẻ, những công ty nhỏ bạn phải làm tổng hợp từ khâu hợp đồng, đóng hàng, booking, vận chuyển, khai hải quan và thanh toán. Đây có thể nói là một vị trí tổng hợp, công việc cũng khá nhiều. Nếu là một công ty vừa và nhỏ thì hầu như nhân viên chứng từ có thể hiểu chung là Docs và CS. Những công việc bạn sẽ làm như sau:

  • Liên lạc, đàm phán và thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, ký kết với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
  • Hoàn thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận hàng hoặc các thủ tục thanh toán.
  • Quản lý và theo dõi các hợp đồng, các đơn hàng khi nào xuất hàng, khi nào nhập hàng.
  • Ngoài ra còn phải liên lạc với ngân hàng để mở L/C….
  • Lên kế hoạch vận chuyển hàng
  • Liên hệ với các hãng tàu hoặc Forwarder để lấy booking hoặc làm các dịch vụ logistic,
  • Liên lạc nhà xe để lên kế hoạch trucking cho lô hàng

Tuy nhiên với công ty nhỏ thì những việc ở cảng thường có dịch vụ bên ngoài làm như khai hải quan hoặc thậm chí giao cho 1 công ty forwarder tin tưởng để làm. Mức lương trung bình trên $250/tháng.

b. Ở công ty forwarder

Công ty forwarder là công ty dịch vụ, trung gian do đó bạn phải làm cho nhiều đối tác. Những công việc giống như 1 nhân viên chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu. Khối lượng công việc nhiều, cũng áp lực từ khách hàng đẩy. Công việc đòi hỏi bạn phải chạy liên tục, thường xuyên xuống cảng làm việc với hải quan. Ngoài kinh nghiệm thì đòi hỏi bạn phải có một mối quan hệ tốt vì công việc này bạn thường xuyên gặp vấn đề những lô hàng khó thông quan và làm việc với cơ quan nhà nước. Bạn cũng thường xuyên làm việc với khách hàng, tư vấn chăm sóc khách hàng về thủ tục hành chính nhất là liên quan đến vấn đề miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, hối chiếu… Ngoài ra bạn cần cẩn thận vì thủ tục, giấy tờ khá nhiều. Kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ trước khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ.

c. Ở hãng tàu

Thường vị trí chứng từ ở hãng tàu làm 2 việc chính là nhập bill, làm D/O, cấp container hay cược cont. Nói chung ở hãng tàu thì bạn làm chuyên 1 lĩnh vực hơn, chủ yếu nhập liệu vào hệ thống để làm bill.

3. Nhân viên thu mua

Đây là vị trí tuyển dụng thường ở những công ty xuất khẩu, cần nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của người thu mua (Purchaser) là tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt đơn hàng, ký hợp đồng với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Ngoài ra phải phối hợp bộ phận kho, bộ phận sale để làm việc sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho.

Đây là vị trí theo mình nếu các bạn nữ hoặc nam nhanh lẹ thì làm cũng rất tốt, công việc không quá cực nhọc, chủ yếu gặp gỡ đối tác ở những nơi lịch sự, trang trọng. Vì bạn làm với tư thế là người mua nên luôn luôn được nhà cung cấp ưu đãi, quan tâm. Bạn không bị áp lực bởi doanh số, mà chỉ áp lực thời gian do đó có sự sắp xếp tốt thì bạn sẽ có những thành công nhất định.

4. Nhân viên thanh toán quốc tế

Vị trí này thường được thấy ở những ngân hàng hoặc các công ty lớn có riêng 1 phòng thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ… Tất nhiên vị trí này bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn.Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.

5. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops

Đây là vị trí thường xuyên ra ngoài. Do đó thích hợp nam giới hơn là nữ. Công việc của bạn là phải đi giao nhận bộ chứng từ, đi nộp thuế, ra cảng, sân bay, các cửa khẩu hải quan, chuyển phát nhanh các hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thậm chí đi làm C/O, bảo hiểm, hun trùng….

6. Nhân viên điều vận đội xe/bãi

Vị trí việc làm này bạn phải điều động xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container. Vị trí này đa phần mình thấy nam giới làm vì phải hiểu biết về đường xá, xe cộ, xử lý trouble… Tính chất việc làm không cố định và cũng tương đối vất vả. 

7. Nhân viên hải quan

Đây là vị trí công chức nhà nước, các việc làm liên quan đến thuế, nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa. Các vị trí này thường tuyển dụng ở những trường như: Trường Hải Quan Việt Nam, Học viện Tài Chính, , Cao đẳng Tài Chính Hải quan

8. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia

Đây là những vị trí cấp cao thường tuyển dụng. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm thì bạn phải hội tụ nhiều kỹ năng về IQ, tố chất. Đây là vị trí rất nhiều người hướng tới sau nhiều năm đi làm. Chúc các bạn có ước mơ, có tham vọng sẽ đạt đến những vị trí này.

Xem thêm: E-commerce logistic là gì? Những tiện ích vượt trội của e-commerce logistic

VI. Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu 

xnk Kho hàng xuất nhập khẩu

1. Mức lương mới tốt nghiệp

Dễ dàng thấy được đối với những bạn mới tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm xuất nhập khẩu thì mức lương trung bình rơi vào khoảng 5 tới 9 triệu/ tháng. Khá cao phải không nào, nếu so với một lĩnh vực rất hay bị so sánh với xuất nhập khẩu là kế toán thì bạn sẽ thấy rõ ràng lương trung bình của nhân viên xuất nhập khẩu cao hơn hẳn mà cạnh tranh nghề nghiệp dễ thở hơn, nhiều công ty vẫn tuyển những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm. Tuy vậy, vẫn có những công ty nhỏ sẽ trả lương ở dưới mức trung bình, tất nhiên trách nhiệm của bạn trong công việc khi đó ít hơn

2. Mức lương đã có kinh nghiệm

Khi đã đi làm một thời gian và có kinh nghiệm thì mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên cao hơn, theo như thống kê, đối với một nhân viên có nghiệp vụ cứng, lên vị trí cao hơn thì lương của bạn sẽ tăng lên tầm 8,5 tới 13, 14 triệu.

3. Mức lương của cấp độ quản lý

Ở mức cao hơn nữa là quản lý, mức lương của bạn nhận được sẽ khác hẳn, gấp đôi, gấp 3 lần lương của một nhân viên bình thường. Tất nhiên mức lương sẽ có dao động khá lớn phụ thuộc vào từng công ty và từng lĩnh vực. Bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy cố gắng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, bất cứ công ty nào cũng sẵn sàng trả lương cao cho bạn nếu như bạn đáp ứng được yêu cầu về công việc

4. Yếu tố quyết định đến mức lương xuất nhập khẩu

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm của bạn, những “trang bị” khác như khả năng ngoại ngữ. Đơn giản đó là khi bạn có khả năng tiếng anh tốt, xin vào một công ty nước ngoài sẽ nhận được mức lương cao hơn với chế độ đãi ngộ tốt hơn là điều tất nhiên. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác quan khác quyết định lương của một nhân viên xuất nhập khẩu như

Những nguồn thu nhập, thưởng khác ngoài lương, ví dụ như làm sale sẽ có một mặt bằng lương khác, khi đó thu nhập chủ yếu sẽ tính bằng doanh số chứ lương không cao lắm. Chưa kể để là các mức phụ cấp ngoài lương như xăng xe, bảo hiểm, ăn uống...

Cũng là các công ty nước ngoài tuy nhiên vẫn có sự khác biệt khá rõ ràng, nếu như bạn làm cho một công ty có công ty mẹ ở Châu  u, Mỹ thì sẽ nhận được mức lương căn bản cao hơn so với các công ty của châu Á, tuy nhiên các công ty có công ty mẹ ở Châu Á lại có lợi thế riêng về trợ cấp và thưởng.

Xem thêm: Forwarder là gì? Công việc của forwarder trong ngành dịch vụ Logistic

VII. Cơ hội việc làm cho ngành xuất nhập khẩu​​​​​​​

1. Ngành xuất nhập khẩu  “khát” nguồn nhân lực đã qua đào tạo.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dẫn đến nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo thuộc các ngành Cơ khí – Điện tử, Xuất Nhập khẩu – Logistics, Kinh tế, Quản trị.
 
Tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Xuất- Nhập khẩu – Logistics sẽ vẫn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm. Chính vì vậy những năm tiếp đây ngành xuất nhập khẩu sẽ cần rất nhiều nguồn lực lao động.
 
Không chỉ vậy, ngành xuất nhập khẩu còn là ngành mang lại nhiều cơ hội làm việc trong hầu hết các ngành kinh tế hiện nay. Nhân viên xuất nhập khẩu hiện đại cần phải thông thạo không chỉ về nghiệp vụ mà còn phải có tư duy, tầm nhìn cho sự cải cách và xúc tiến thương mại, có khả năng đánh giá yếu tố rủi ro và pháp lý khi thực hiện giao dịch thương mại Quốc Tế cũng như cập nhật những thông tin đổi mới của quy trình Xuất Nhập Khẩu không chỉ Hải Quan trong nước mà còn trên thế giới.

2. Đa dạng lựa chọn nghề nghiệp

Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí làm việc trong ngành như những công việc nêu ở phần IV vừa rồi với những mức lương khá cao. Đây là một ngành có tiềm năng phát triển lớn, công việc đa dạng, linh hoạt.

Xem thêm: Xuất nhập khẩu - Ngành có nhiều tiềm năng nhưng thiếu nhân lực tại Việt Nam

VIII. Kết luận

Ngành Logistics đang là một ngành khá mới, có tiềm năng phát triển lâu dài và mạnh mẽ chính vì vậy mà việc tuyển dụng những nhân viên Xuất nhập khẩu vẫn là bài toán đau đầu của nhiều doanh nghiệp. Trên đây là những thông tin liên quan đến nhân viên xuất nhập khẩu, mô tả công việc, mức lương, quy trình làm việc của nhân viên Xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, hãy tiếp tục theo dõi bài viết của 123job nhé!