Một khi Công ty, doanh nghiệp đã phân khúc thị trường một cách cẩn thận, lựa chọn được nhóm khách hàng mục tiêu và xác định được cách định vị trên thị trường marketing thì nó sẵn sàng để phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm mới.
Trong đời sống của sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp thường hay thay đổi chiến lược Marketing của mình. Sở dĩ không chỉ vì tình hình kinh tế thay đổi, các đối thủ cạnh tranh tung ra những sản phẩm mới mẻ, độc đáo mà còn \ vì sản phẩm đó đã trải qua những giai đoạn mới của sự quan tâm của người mua. Do đó công ty bắt buộc phải đề ra những chiến lược kế tiếp nhau sao cho phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Ngay cả khi biết rằng sản phẩm không thể sống mãi, công ty vẫn hy vọng tăng tuổi thọ và tăng khả năng sinh lời của sản phẩm đó. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí chiến lược sản phẩm và dịch vụ trong marketing nhé!
I. Khái niệm về sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ với các thuộc tính nhất định, với những ích, chức năng sử dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu khó tính của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, đó có thể là hữu hình hoặc có thể là vô hình.
1. Phần cốt lõi của sản phẩm
Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: “ Khách hàng thực sự đang muốn gì?” Nhà quản trị marketing phải khám phá, tìm tòi ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗi sản phẩm và đem lại những lợi ích cho khách hàng chứ không phải chỉ những đặc điểm.
2. Phần cụ thể của sản phẩm
Người thiết kế sản phẩm phải biến điều cốt lõi của sản phẩm thành sản phẩm cụ thể. Sản phẩm đó có 5 đặc tính chính là:
- Bao bì;
- Những đặc điểm;
- Kiểu dáng;
- Chất lượng;
- Tên hiệu.
Cấu tạo của sản phẩm trong marketing
Hình trên đây minh hoạ tất cả những mà điều ta vừa trình bày về sản phẩm.
II. Tên hiệu sản phẩm
Người tiêu dùng cảm nhận về tên hiệu sản phẩm như một phần thực chất của hàng hóa. Việc đặt tên hiệu có thể làm tăng giá trị một cách đáng kể cho sản phẩm. Chính vì vậy, nhà quản trị phải đưa ra quyết định về tên hiệu và nhãn hiệu sao cho phù hợp. Công ty, doanh nghiệp phải quyết định có nên đặt tên hiệu không?
1. Tại sao phải đặt tên nhãn hiệu?
Nó có lợi cho ai? Phải chịu mất bao nhiêu chi phí? Chúng ta phải nhìn vấn đề đặt tên nhãn hiệu từ quan điểm của người mua, người bán và cả xã hội.
* Quan điểm người mua
Tên hiệu giúp người ta biết ít nhiều về chất lượng. Nếu hàng tiêu dùng không nhãn hiệu thì bắt buộc họ phải sờ, ngửi… khá mất thời gian. Nếu nhờ người khác mua hộ thì điều đó cũng sẽ rất khó khăn.
* Quan điểm người bán
- Tên hiệu sẽ giúp công ty dễ dàng thực hiện đơn đặt hàng.
- Tên hiệu giúp quảng cáo, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
- Tên hiệu tạo điều kiện chống cạnh tranh và được pháp luật bảo vệ.
- Tên hiệu làm tăng độ uy tín của công ty.
* Quan điểm xã hội
- Đặt tên hiệu dẫn tới chất lượng sản phẩm cao hơn.
- Có nhiều mặt hàng giúp dễ dàng lựa chọn.
2. Quyết định về chất lượng tên hiệu
Chất lượng tên hiệu là một trong những công cụ định vị chủ yếu và mang lại hiệu quả của nhà làm marketing, chất lượng được thể hiện qua: Tính bền, tính tin cậy, dễ sử dụng, tính an toàn và dễ sửa chữa. Có 4 mức chất lượng chính là: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Mức lời sẽ tăng theo mức chất lượng của sản phẩm. Công ty nên nhắm mục đích chính vào chất lượng cao. Chất lượng hảo hạng chỉ làm mức lời tăng nhẹ chút ít mà chi phí lại lớn.
Quyết định tên hiệu cho sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng
3. Quyết định tên hiệu riêng hay tên công ty
Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai hướng là tên hiệu riêng hoặc tên hiệu có kèm theo đó là tên công ty. Tên hiệu riêng không ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của công ty. Còn tên hiệu có kèm tên công ty: Có nhiều thuận lợi khi công ty nổi tiếng, đã có uy tín.
4. Quyết định mở rộng tên hiệu
Các công ty có thể sử dụng một tên hiệu đã thành công từ trước để tung ra những sản phẩm mới hay sản phẩm đã được cải tiến.
Ví dụ: Thương hiệu xe Honda dùng tên của mình để tung ra mặt hàng máy xén cỏ. Trong khi đó hãng Gillette lại sử dụng tên Gillette để tung ra những mặt hàng vệ sinh nam giới.
5. Quyết định đa hiệu
Đây là quyết định triển khai nhiều nhãn hiệu trong cùng một loại sản phẩm.
Ví dụ: Hãng P&G đã sản xuất được hơn 10 loại bột giặt với tên hiệu khác nhau. Do đó, công ty sẽ tăng nhanh được doanh số, lợi nhuận và chiếm được nhiều chỗ trên kệ bày hàng.
6. Quyết định, tái định vị tên hiệu
Dù một tên hiệu đã được định vị tốt thế nào trong thị trường thì sau đó qua một thời gian nhà sản xuất cũng phải tái định vị lại cho nó. Việc tái định vị có thể đòi hỏi thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của nó.
III. Những quyết định về bao bì sản phẩm
Bao bì có một vai trò vô cùng quan trọng. Một số nhà marketing đã coi bao bì là chữ P thứ năm cùng với 4P trong marketing mix. Tuy nhiên hầu hết trong ngành marketing đều cho rằng bao bì là một yếu tố ở trong chiến lược sản phẩm.
1. Bao bì là một công cụ marketing quan trọng
Bao bì là một công cụ marketing vô cùng quan trọng, giúp thu hút khách hàng, mô tả được được lợi ích của sản phẩm, tạo cho khách hàng niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm.
Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin cậy và uy tín của một bao bì tốt. Bao bì giúp cho khách hàng có thể nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó.
Bao bì là một công cụ marketing quan trọng
2. Triển khai bao bì cho sản phẩm mới
Việc triển khai bao bì cho một sản phẩm mới đòi hỏi có nhiều quyết định. Nhiệm vụ của bao bì là bảo vệ và giới thiệu sản phẩm.
Kích cỡ, chất liệu, hình dáng, màu sắc, phông chữ và dấu hiệu trên bao bì… Tất cả những yếu tố này phải được thực hiện một cách hài hoà để có thể làm nổi bật lên giá trị bổ sung của sản phẩm cho khách hàng thấy và hỗ trợ rất nhiều cho việc định vị sản phẩm, chiến lược marketing. Bao bì phải nhất quán đối với việc quảng cáo, phân phối, định giá và các chiến lược marketing khác.
3. Những quyết định về nhãn hiệu trên bao bì
Nhãn hiệu trên bao bì có thể mô tả một vài điều về sản phẩm. Ai sản xuất, sản xuất ở đâu, khi nào, thành phần bao gồm cái gì, sử dụng như thế nào, cách sử dụng sao cho an toàn. Nhãn hiệu có thể quảng cáo cho sản phẩm rất hiệu quả nhờ những hình vẽ hấp dẫn của nó. Nhãn hiệu trên bao bì có thể lỗi thời theo thời gian nên đòi hỏi công ty, doanh nghiệp cần làm mới.
Ví dụ: Nhãn hiệu xà bông Ivory đã được làm lại và chỉnh sửa lên đến 18 lần.
4. Những quyết định về dịch vụ khách hàng
Dịch vụ dành riêng cho khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm. Các dịch vụ khách hàng có thể bao gồm: Hướng dẫn sử dụng, trả góp, bảo trì, giao hàng theo ý khách... Công ty, doanh nghiệp phải làm phần dịch vụ khách hàng thật tốt và với chất lượng cao bởi chúng sẽ là những công cụ giúp cạnh tranh đạt hiệu quả trên thương trường.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về chiến lược sản phẩm và dịch vụ trong marketing mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu sâu hơn về chiến lược sản phẩm và dịch vụ trong marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi tiếp bài viết về Chiến lược sản phẩm và dịch vụ trong marketing phần 2 nhé!