Dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thời đại số, nghề Chuyên viên phần mềm lên ngôi và thay thế cho rất nhiều công việc khác. Vậy nghề nghiệp này có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Khi công nghệ dần thay thế bàn tay con người, máy móc trở nên đại trà và trở thành công cụ đắc lực khẳng định vị thế mạnh mẽ của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để điều khiển được máy móc tuân theo ý muốn con người, không thể không có sự sáng tạo và khối óc linh hoạt của những chuyên viên phần mềm. Điều đó càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của chuyên viên it là gì trong mỗi doanh nghiệp.
Chuyên viên phần mềm từ lâu đã được xếp vào hàng công việc cấp cao, thường được trả mức lương khá hậu hĩnh.Bản mô tả công việc của chuyên viên công nghệ thông tin đã chứng tỏ mức lương ấy là vô cùng hợp lý. Và cũng vì thế cho nên hàng năm rất nhiều nhân lực đổ xô vào ngành nghề này để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp cho bản thân.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ mô tả công việc chuyên viên IT phần mềm cũng như vạch ra cho bạn những phẩm chất cần có để trở thành chuyên viên IT là gì, từ đó cung cấp cái nhìn khái quát đến chi tiết về công việc IT của chuyên viên phần mềm trong mỗi doanh nghiệp...
I. Chuyên viên phần mềm là gì?
Chuyên viên phần mềm là gì?
Kỹ sư máy tính (phần mềm) hay chuyên viên phần mềm là người thực hiện công việc thiết kế và phát triển, chạy các ứng dụng phần mềm hay hệ thống máy tính. Họ là những người trực tiếp phát triển ứng dụng máy tính cho khách hàng cũng như những hệ thống lớn giúp máy tính và toàn bộ máy móc trong doanh nghiệp hoạt động.
Bản thân ngành Công nghệ thông tin hay công việc IT khá mới mẻ so với rất nhiều ngành khác, lại rất rộng, yêu cầu nhiều kiến thức nền tảng nhưng lại được trang bị và phát triển khá muộn trong các trường phổ thông. Với việc công nghệ và máy móc ngày nay phát triển chóng mặt, thay đổi liên tục, người làm Công nghệ thông tin nói chung và Chuyên viên phần mềm nói riêng nếu không liên tục nghiên cứu, học hỏi, thích ứng thay đổi thì tất yếu là sẽ trở nên lỗi thời trước công việc IT và sớm bị đào thải nhanh chóng.
Không những vậy, mức độ cạnh tranh đối với nghề Chuyên viên phần mềm là rất cao và không phân biệt tuổi tác. Do sự thay đổi hàng ngày của công nghệ, yếu tố kinh nghiệm trong Công nghệ thông tin thường mờ nhạt hơn rất nhiều so với các ngành khác. Một sinh viên giỏi mới ra trường nhưng từng tiếp xúc 1–2 năm với công nghệ hiện đại có thể có rất nhiều cơ hội nổi trội hơn cả về năng suất lẫn chất lượng công việc so với một người với hàng chục năm kinh nghiệm nếu không chịu cập nhật những thay đổi về công nghệ thường xuyên.
Phải nói thêm, việc “cập nhật công nghệ” cho Chuyên viên phần mềm ở đây là để làm việc, đòi hỏi tư duy và nhiều chất xám. Tức là học nghề và các kỹ năng chuyên môn để áp dụng vào công việc, chứ không phải đơn thuần là cập nhật tin tức về công nghệ qua báo chí, các công cụ trực tuyến, truyền hình một cách giải trí. Tất nhiên, sự cập nhật này phải bám sát theo mô tả công việc của Chuyên viên công nghệ thông tin (phần mềm). Điều này sẽ có trong phần nội dung ngay sau đây...
II. Mô tả công việc của Chuyên viên phần mềm
Mô tả công việc Chuyên viên phần mềm bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu điều chỉnh/phát triển phần mềm từ trưởng nhóm/trưởng phòng và từ đó phân tích yêu cầu, xây dựng kế hoạch triển khai
- Kỹ sư máy tính hay Chuyên viên phần mềm có nhiệm vụ lập trình phát triển các phần mềm, xây dựng và thiết kế các báo cáo đáp ứng đúng yêu cầu kinh doanh.
- Hỗ trợ bộ phận phân tích nghiệp vụ của doanh nghiệp trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật để tối ưu và phát triển phần mềm.
- Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp giải pháp.
- Tham gia nghiên cứu triển khai sản phẩm, tìm hiểu và cập nhật, đề xuất các vấn đề liên quan đến việc duy trì/xây dựng/phát triển phần mềm, triển khai các phần mềm, các hệ thống kết nối của công ty
Đối với các sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin, kết hợp với kỹ năng nghề nghiệp, sẽ có thể tìm thấy các cơ hội việc làm nhân viên IT trong các doanh nghiệp thông thường với mức lương trung bình trong khoảng từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Từ đó, khi đã có đủ kỹ năng và năng lực nhất định, bạn có thể phát triển thành những lập trình viên hay các chuyên viên phần mềm để sở hữu mức lương dao động trong khoảng từ 12 - 22 triệu đồng/tháng tuỳ theo năng lực.
Tiếp sau vị trí Chuyên viên phần mềm là vị trí IT phần mềm Manager có mức lương rơi vào khoảng 25 - 40 triệu đồng/tháng tuỳ theo trình độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Tất nhiên, để trở thành một Manager, ngoài kiến thức chuyên môn thì bạn phải trang bị khá nhiều kỹ năng khác sẽ được 123job giới thiệu ở những bài viết sau.
III. Các công việc chính của Chuyên viên phần mềm
Chuyên viên phần mềm làm gì?
- Chuyên viên phần mềm cần tham gia xây dựng, thiết kế, lập kế hoạch, triển khai phần mềm bảo hiểm, phần mềm hỗ trợ.
- Bảo trì, khắc phục sự cố, từ đó lên kế hoạch và triển khai chỉnh sửa phần mềm, hỗ trợ người dùng về phần mềm.
- Nghiên cứu, nắm vững cách thức phát triển và vận hành các sản phẩm, công nghệ, giải pháp phần mềm, đề xuất ứng dụng các công nghệ mới.
- Chuyên viên phần mềm cũng là những người tham gia triển khai các giải pháp CNTT phục vụ công tác quản lý và kinh doanh.
- Quản trị, vận hành hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trực tiếp phát triển các loại ứng dụng trên Mobile.
- Chuyên viên phần mềm cần biết cách tiến hành cài đặt, nâng cấp, bảo trì các hệ thống trong doanh nghiệp và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (cấu hình đồng bộ, sao lưu, phục hồi CSDL…)
- Bảo trì, chỉnh sửa, cải tiến, xây dựng, tạo thêm báo cáo trên hệ thống ứng dụng cho các phần mềm quản lý, website, nền tảng khác nhau trong doanh nghiệp.
- Tham gia đánh giá kỹ thuật và phát triển các giải pháp của các đối tác của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phần mềm ứng dụng.
- Nghiên cứu kiến trúc, công nghệ, khả năng ứng dụng phần mềm mới để từ đó, Chuyên viên phần mềm có thể phát triển các ứng dụng tự động cho công việc văn phòng và nghiệp vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tham gia vào hoạt động quản lý, hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống website công ty.
- Training cho người dùng đầu cuối trên toàn hệ thống về vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng sau khi Chuyên viên phát triển phần mềm đã tự phát triển hoặc tiếp nhận chuyển giao từ nhà cung cấp.
IV. KPI công việc với vị trí Chuyên viên phần mềm
Chuyên viên phần mềm là công việc đòi hỏi chuyên môn cao đi kèm những yêu cầu khá đặc biệt. Do đó, KPI cho chuyên viên IT là gì, đặc biệt là Chuyên viên phần mềm là câu hỏi không ít người quan tâm. Để đáp ứng tốt cho công việc này, bạn cần phải đảm bảo những chỉ số đánh giá sau:
- Thời gian bàn giao dự án (Project Delivery Time)
- Sự đảm bảo về mặt chất lượng (Quality Assurance)
- Sự thỏa thuận về các cấp độ dịch vụ (SLA: Service Level Agreements)
- Đo lường yếu tố nhanh nhẹn (Measuring Agility)
- Đo lường và hoạch định vấn đề ngân sách CNTT (Measuring IT Budgets)
- Khoản bồi hoàn cho dự án (Showback – Chargeback)
- Ứng dụng và dịch vụ trên cơ sở tổng chi phí (Application And Service Of Total Cost)
V. Yêu cầu công việc của vị trí Chuyên viên phần mềm
Yêu cầu công việc Chuyên viên phần mềm
- Kiến thức nâng cao về một trong những nền tảng phát triển phần mềm: Dotnet, Java. Hiểu được vai trò của Chuyên viên IT là gì và mô tả công việc chuyên viên IT.
- Chuyên viên phần mềm cần có hiểu biết sâu về một trong số các ngôn ngữ lập trình phổ biến: C/C++, C#/.Net, Java, Per… cùng với PHP/MySQL, Python…
- Mô tả công việc của chuyên viên công nghệ thông tin cũng yêu cầu kiến thức chuyên sâu và ứng dụng của một trong những hệ quản trị dữ liệu: MySQL, MS SQL, Oracle, DB2…
- Kiến thức cơ bản về hệ thống, mạng, yếu tố an toàn và cách thức để bảo mật thông tin kết hợp với khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, xử lý sự cố của các phần mềm/ xử lý các sự cố hệ thống là một phần không thể thiếu trong mô tả công việc chuyên viên IT.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm cao
- Có hiểu biết cơ bản, có thể làm việc với một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng như: Oracle, SQL Server
- Mô tả công việc chuyên viên IT đòi hỏi sự cẩn thận, tiếp thu nhanh các giải pháp công nghệ mới và vận dụng vào trong công việc
- Chuyên viên phần mềm phải chịu được áp lực công việc cao
VI. Những năng lực cần có để trở thành Chuyên viên phần mềm giỏi
- Năng lực đầu tiên mà một chuyên viên phần mềm hay một kỹ sư máy tính cần có là sự năng động, tác phong chuyên nghiệp, chịu được áp lực công việc cao
- Công việc IT đòi hỏi kiến thức/kinh nghiệm về quản lý dự án; Có kiến thức tốt về thiết kế hệ thống, về quy trình phát triển phần mềm, tiêu chuẩn CMMI
- Có kinh nghiệm triển khai tùy chỉnh các hệ thống open Source, PHP, MysQL
- Tất nhiên, một chuyên viên phần mềm không thể thiếu khả năng/ kinh nghiệm phát triển phần mềm trên mobile: iOS, Android
- Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong mảng lập trình đối với một trong các ngôn ngữ lập trình thông dụng và hiệu quả như Java, .NET, Android.
- Chuyên viên phần mềm không thể thiếu hiểu biết cơ bản về xây dựng, quản lý, thiết kế website.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm cao
- Có hiểu biết cơ bản, có thể làm việc với một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng như: Oracle, SQL Server
- Mô tả công việc chuyên viên IT đòi hỏi sự cẩn thận, tiếp thu nhanh các giải pháp công nghệ mới và vận dụng vào trong công việc
- Chuyên viên phần mềm phải chịu được áp lực công việc cao
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên phần mềm
- Tại sao bạn thích làm việc ở vị trí Chuyên viên phần mềm trong công ty chúng tôi?
- Nếu được tuyển thì mức lương bạn cho là phù hợp với mô tả công việc của chuyên viên công nghệ thông tin của chúng tôi là bao nhiêu?
- Bạn đã hiểu rõ về mô tả công việc chuyên viên IT của chúng tôi chưa? Bạn đã sẵn sàng cho công việc đòi hỏi khá nhiều chuyên môn này chưa?
- Những phẩm chất cần có của chuyên viên IT là gì? Để phù hợp với công việc này bạn cần có những tính cách ra sao?
- Bạn đã có bằng cấp chuyên môn nào hay chưa? Cho tới bây giờ, sự chuẩn bị của bạn dành cho vị trí Chuyên viên phần mềm thế nào?
- Bạn có định hướng trở thành một kỹ sư máy tính hay không? Theo bạn một kỹ sư máy tính cần có những tố chất gì?
- Công việc IT cũng như mô tả công việc của chuyên viên công nghệ thông tin cho thấy đây không phải là công việc dễ dàng. Bạn có sẵn sàng cho vị trí này chưa?
VIII. Download bản mô tả công việc Chuyên viên phần mềm
Bản mô tả công việc Chuyên viên phần mềm
IX. Kết luận
Hiện nay, công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều vào mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Từ lý do đó, lĩnh vực CNTT nói chung và việc làm Chuyên viên phần mềm nói riêng được đánh giá không ngừng tăng trưởng trong mặt bằng chung của thị trường lao động. Qua bài viết này, bạn hãy chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất trên con đường trở thành Chuyên viên phần mềm nhé!