Trong môi trường làm việc mà đạt được hiệu quả cao thì không thể thiếu các phong cách làm việc chuyên nghiệp trong đó có kỹ năng lãnh đạo theo tình huống. Vậy hãy cùng 123job tìm hiểu xem kỹ năng đào tạo là gì và vận dụng nó như nào nhé!
I. Khái quát về phong cách lãnh đạo
1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là người xác định chiến lược phát triển cho cả tập thể công ty hay doanh nghiệp mình quản lý, rồi phân chia những công việc đó giao cho nhân viên cấp dưới hay người ủy quyền. Họ còn là người truyền đạt những thông tin cho cấp dưới và huấn luyện nhân viên làm việc. Không những vậy, người lãnh đạo còn là người bạn đồng hành trên mọi công việc, luôn động viên để cấp dưới mình làm việc hiệu quả. Vì vậy mỗi nhà lãnh đạo cần có kỹ năng lãnh đạo theo tình huống để vận dụng trong nhiều trường hợp.
Lãnh đạo với kỹ năng lãnh đạo theo tình huống là người xác định chiến lược phát triển cho cả tập thể
2. Phong cách lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là cách họ thể hiện hành vi của mình tác động đến những hoạt động của người khác.
- Phong cách lãnh đạo còn là hệ thống những hoạt động quản lý công việc, xu hướng quản trị con người theo đặc điểm tính cách của nhà lãnh đạo đó.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ được biểu diễn qua công thức: Phong cách lãnh đạo = Môi trường x Cá tính.
II. Phân loại kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
2.1. Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách dân chủ.
Với kỹ năng lãnh đạo theo tình huống, những người quản lý mang phong cách dân chủ thường phân chia quyền lực quản lý của mình, biết lắng nghe ý kiến của mọi người và cấp dưới, hướng họ đưa ra những đóng góp về quyết định. Người quản lý có phong cách dân chủ sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết ý tưởng sáng tạo của bản thân, từ đó họ sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn và tạo ra được bầu không khí làm việc tích cực.
Hiệu quả của kỹ năng lãnh đạo theo tình huống này là:
- Lãnh đạo luôn được nhân viên quý trọng.
- Năng suất công việc luôn đạt hiệu quả cao ngay cả khi không có mặt lãnh đạo vì sếp đã tạo được ý thức trách nhiệm tốt cho nhân viên.
- Không khí làm việc thân thiện, cởi mở, mọi người luôn đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc.
Những người mang kỹ năng lãnh đạo theo tình huống dân chủ thường phân chia quyền lực quản lý của mình
2.2. Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách tự do.
Với kỹ năng lãnh đạo theo tình huống này các nhà lãnh đạo cho phép nhân viên đưa ra các quyết định và nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Với những nhân viên có khả năng xử lý tình huống tốt, xác định đúng hướng đi và mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được sếp trao quyền quyết định cho.
Bởi lẽ sếp không thể cùng lúc hoàn thiện mọi công việc một cách tốt nhất được, do đó hãy trao quyền xử lý cho những người có khả năng để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Hiệu quả khi nhà lãnh đạo có phong cách tự do là:
- Không khí là việc thân thiện, định hướng nhóm.
- Năng suất lao động không cao.
- Lãnh đạo thường xuyên không có mặt tại công ty.
- Nhân viên ít thích lãnh đạo.
2.3. Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách độc đoán.
Người có phong cách quản lý độc đoán trong kỹ năng lãnh đạo theo tình huống là người tập trung mọi điều hạn vào tay của mình, quyết định và thực thi công việc theo ý kiến cá nhân, đồng thời họ trấn áp các ý tưởng sáng tạo của những nhân viên cấp dưới. Một người mang kỹ năng lãnh đạo theo tình huống độc đoán là khi họ giao việc cho người khác và đề nghị thực hiện chính xác theo những gì họ yêu cầu mà không quan tâm đến ý kiến, hay lời khuyên, lời hướng dẫn của bất kỳ ai.
Hiệu quả của kỹ năng lãnh đạo theo tình huống độc đoán:
- Chỉ mang lại hiệu quả cao khi có mặt lãnh đạo ở đó.
- Không khí làm việc gây hấn, mỗi người làm việc theo ý kiến cá nhân không có sự tương tác với nhau.
- Mọi nhân viên thường không thích lãnh đạo khi có phong cách này.
Người có kỹ năng lãnh đạo theo tình huống kiểu độc đoán là người tập trung mọi điều hạn vào tay của mình
III. Lãnh đạo theo tình huống
1. Thế nào là lãnh đạo theo tình huống?
Thực tế không có phong cách lãnh đạo nào hoàn toàn tốt, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ như quy mô, ngành nghề hoạt động… Để một lãnh đạo có phong cách tốt phải đòi hỏi có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau tùy thuộc từng tình huống và vận dụng linh hoạt 4 phong cách sau đây.
Với kỹ năng lãnh đạo theo tình huống kiểu hướng dẫn nhân viên, giúp nhân viên hoàn thành công việc, cá nhà quản lý sẽ trao quyền quyết định cho nhân viên nhưng vẫn dưới sự quản lý, kiểm tra sát sao của lãnh đạo.
Với phong cách lãnh đạo này phù hợp cho những nhân viên mới vào nghề, hoặc dùng để lãnh đạo đối với những nhân viên lười làm việc và không hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên khi các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo này sẽ bị coi là độc đoán.
Các lãnh đạo với phong cách tư vấn này hay đưa ra các tình huống và yêu cầu nhân viên tham gia vào đóng góp ý kiến và đề nghị đưa ra quyết định. Phong cách lãnh đạo này phù hợp với những nhân viên đã không còn là nhân viên mới nhưng cũng chưa đủ kinh nghiệm và khả năng để tự hoàn thành tốt công việc của mình.
Mọi người có thể vận dụng nhiều kỹ năng lãnh đạo theo tình huống ở mọi hoàn cảnh
Nhà quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo này khi nhân viên của anh ta đã có khả năng tự thực hiện công việc nhưng chưa tự tin. Theo cách quản lý này các nhân viên có thể thoải mái nêu ra những khó khăn và nhờ sự giúp đỡ của các lãnh đạo để hoàn thiện công việc một cách tốt nhất
Phong cách này áp dụng được với những nhân viên có kỹ năng và tự tin xử lý các công việc một cách thành thạo rồi. Tuy nhiên khi các sếp dùng kỹ năng này khi nhân viên chưa sẵn sàng sẽ tạo cho họ cảm giác mình bị “bỏ rơi”.
2. Các yêu cầu đối với lãnh đạo tình huống
- Thường xuyên thay đổi phòng cách để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hết các kỹ năng cần có và cổ vũ sự tự tin trong họ.
- Với một nhân viên có thể áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo tùy thuộc vào hoàn cảnh, bởi với những nhân viên đã tự tin trong công việc này và bắt đầu được giao làm một công việc mới thì cần phong cách lãnh đạo khác.
- Sử dụng phong cách thích hợp với mục tiêu làm cho nhân viên phát triển đều các kỹ năng và có khả năng làm việc độc lập.
- Kỹ năng ãnh đạo theo tình huống đã trở thành một kỹ năng lãnh đạo phổ biến. Có được kỹ năng này bạn sẽ học được nhiều điều mới hơn từ những người quản lý của mình, từ đó cũng giúp công việc phát triển hơn.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
- Thời gian lãnh đạo.
- Các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng hay không tin tưởng của nhân viên.
- Trong công việc thì nhân viên hay các nhà lãnh đạo nắm giữ các thông tin hay cả hai.
- Các nhân viên được huấn luyện các kỹ năng ra sao, và hiệu quả như nào.
- Có xảy ra mâu thuẫn nội bộ không.
- Có mức ép, áp lực gì trong công việc không.
- Luật lệ, hay các thủ tục có ảnh hưởng đến công việc không.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
V. Các tình huống cụ thể
8.1. Tính theo thâm niên công tác
Với những lãnh đạo cũ thường có phong cách độc đoán với nhân viên mới. Những nhà lãnh đạo này sẽ là một lãnh đạo tốt và đủ năng lực hỗ trợ nhân viên vì họ đã có nhiều năm kinh nghiệm. Nhờ điều đó mà nhân viên có thể học hỏi được nhiều trong môi trường làm việc ấn tượng khi bước chân từ các trường học ra thực tế.
8.2. Lãnh đạo theo giai đoạn phát triển
- Khi công ty, doanh nghiệp mới được hình thành sẽ chưa đi vào ổn định, nên mọi nhân viên thường chỉ được giao nhiệm vụ và chấp hành theo.
- Khi bước vào giai đoạn ổn định dần nhưng nhân viên chưa có tính thống nhất trong công việc, cần có sự tích cực, tương tác nhau nhiều hơn thì nên dùng phong cách lãnh đạo linh hoạt.
- Khi tập thể đã ổn định hoàn toàn và phát triển cao, thường có bầu không khí làm việc tốt đẹp, có khả năng tự quản lý và làm việc độc lập nên dùng phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ.
8.3. Phong cách lãnh đạo theo tính cách của nhân viên
Với kiểu lãnh đạo này được chia thành 2 loại là phong cách lãnh đạo đối với những người sôi nổi hay nóng nảy và kỹ năng lãnh đạo tình theo tình huống đối với người trầm tư hay nhút nhát.
8.4. Theo giới tính
Thường thì phụ nữ sẽ làm việc tốt hơn khi các sếp sử dụng kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách thiên độc đoán.
8.5. Theo trình độ của nhân viên
Đối với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao thì các nhà lãnh đạo nên dùng kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách lãnh đạo thác ủy. Khi những nhân viên đó trực tiếp làm công việc thì họ là người hiểu nhất về công việc nên được trao quyền quản lý tự lãnh đạo sẽ giúp họ hoàn thành công việc tốt nhất.
Một nhà lãnh đạo không thể làm tốt tất cả mọi việc cùng một lúc. Vì vậy phải phân bố công việc cho những ai có điểm mạnh về lĩnh vực nào sẽ được làm chủ công việc đó. Như vậy tổng thể công việc sẽ được hoàn thành và sếp cũng có nhiều thời gian để trú trọng vào những công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn.
8.6. Lãnh đạo theo tuổi của nhân viên
Nên dùng kỹ năng lãnh đạo theo tình huống kiểu tự do đối với những người lớn tuổi và dùng phong cách lãnh đạo độc đoán với những nhân viên trẻ tuổi.
8.7. Cần sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán với những trường hợp sau
- Những người hay chống đối.
- Những người không có tính tự chủ, độc lập.
- Những người làm việc theo khuôn mẫu, không có tính sáng tạo.
- Những người lười biếng, ngại khó.
8.8. Cần sử dụng kỹ năng lãnh đạo theo tình huống với phong cách dân chủ trong các trường hợp sau
- Đối với những người có lối sống tập thể, giúp đỡ nhau trong công việc.
- Những người có tinh thần hợp tác, teamwork.
8.9. Nên sử dụng phong cách lãnh đạo tự do đối với
- Những người có xu hướng cá nhân.
- Những người không thích giao thiệp và có khả năng làm việc độc lập.
9.10. Với những tình huống bất đồng trong tập thể
Khi trong tập thể xảy ra tình trạng bất đồng, gây mất đoàn kết nội bộ… các nhà lãnh đạo phải sử dụng quyền lực của mình để can thiệp, nếu không sẽ gây hậu quả không mong muốn, Trường hợp này nên dùng phong cách lãnh đạo độc đoán.