Các nhà tiếp thị, doanh nhân gọi Growth hacking là cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp, thậm chí một số người còn gọi nó là “tương lai của tiếp thị”. Vậy thực chất Growth hacking là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!
Hiện nay các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu thường áp dụng chiến lược growth marketing với mục tiêu chính là thu hút càng nhiều người dùng càng tốt với một ngân sách hạn chế trong khoảng một thời gian ngắn. Vậy thực chất growth marketing là gì? Việc áp dụng chiến lược growth hacking có thực sự mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về growth hacking là gì nhé!
I. Growth hacking là gì?
Growth hacking hay còn được gọi là growth marketing là cách sử dụng chiến lược marketing một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả bán hàng, xây dựng thương hiệu.
Growth hacking là gì?
Thuật ngữ Growth hacking thường được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những startup đang trong quá trình phát triển, cần có sự đột phá để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên thì thuật ngữ growth hack cũng có thể mở rộng cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn mở rộng và phát triển quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng.
Hầu hết các chiến lược Growth Hacking đều rơi vào ba lĩnh vực chính bao gồm:
Xem thêm: Truyền thông chính thống và truyền thông xã hội - Startup nên chọn kênh nào
II. Nguồn gốc của Growth hacking
Nguồn gốc của Growth hacking xuất phát từ năm 2010 khi Sean Ellis đặt ra thuật ngữ này và hầu như đã phổ biến trong giới khởi nghiệp. Bởi vì khi ấy trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở Silicon Valley đòi hỏi các startup với nguồn ngân sách và tài nguyên hạn chế, phải tìm ra được cách thức, những chiến lược kinh doanh, ý tưởng mới mẻ để đối đầu được với những “ông lớn" trong ngành. Và lúc ấy họ tìm đến growth hacking như một giải pháp quan trọng để có thể tăng số lượng người dùng từ con số vài chục lên đến vài trăm, vài ngàn, thậm chí vài triệu trong một thời gian ngắn. Kể từ đó, nhiều người đã đứng lên và bắt đầu tự gọi mình là growth hacker, growth marketer, technical marketer, data driven marketer...
III. Đặc trưng của growth hacking
- Growth hacking chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Sử dụng và phát triển những đặc tính nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng.
- Các quyết định về một chiến lược marketing nào đó đều phải dựa trên số liệu và phân tích chính xác chứ không phụ thuộc giả định.
- Người thực hiện growth hacking hay còn được gọi là growth hacker bắt buộc phải có kiến thức nền tảng về kỹ thuật, phân tích dữ liệu và marketing để vận dụng vào chiến lược marketing, chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đặc trưng của growth hacking
IV. Tìm hiểu về Growth Hacker là gì?
Growth hacker thường bị đánh đồng với marketer và có nhiều quan điểm cho rằng 2 thuật ngữ này là giống nhau nhưng thực chất thì không hoàn toàn như vậy. Marketer là những người thường tập trung vào việc sử dụng những phương thức marketing truyền thống để thuyết phục người dùng mua hàng như bán hàng trực tiếp, đài phát thanh, thư, quảng cáo, in ấn… Mặc dù trong tương lai không xa có thể sẽ có rất nhiều marketer trở thành growth hacker nhưng hiện tại thì một marketer còn cần phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng được các yêu cầu của Growth Hacker.
Còn Growth Hacker lại là những người luôn liên tục tìm tòi, sáng tạo ra những phương thức mới để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng từ đó duy trì và mở rộng về số lượng khách hàng mục tiêu nhằm thu được lợi nhuận.
V. Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống & Growth Hacking
Rất nhiều người nghĩ rằng Growth Hacking và Marketing truyền thống là một nhưng thực chất đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Điểm giống nhau giữa Growth Marketing và Marketing truyền thống là ở mục đích cuối cùng của nó. Cả 2 hình thức này đều có mục đích là khuyến khích nhiều người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Marketing truyền thống và Growth Hacking mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Một Growth Hacking thường tập trung vào các cơ hội tăng trưởng tiếp theo, trong khi các nhà tiếp thị truyền thống thường đã quá bận rộn với việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu hàng ngày.
- Growth Hacker sẽ chạy các thí nghiệm nhỏ để từ đó kiểm tra ra hướng đi nào hoạt động tốt nhất nhưng một nhà tiếp thị thường làm việc với các dự án dài hạn và lớn hơn.
- Một Growth Hacker có nhiều kỹ năng kỹ thuật hơn, chẳng hạn như lập trình, công cụ và tự động hóa.
- Growth Hacking dựa chủ yếu vào các chiến thuật mà không cần đến chi tiêu ngân sách khổng lồ như các doanh nghiệp lớn.
VI. Cách hoạt động của Growth Hacking là gì?
Cách hoạt động của Growth Hacking
Nhiều công ty khởi nghiệp đã sử dụng phễu tăng trưởng AARRR của Dave McClure để làm công thức phát triển, gồm có các yếu tố như:
- Acquisition (Tiếp xúc lần đầu): Là những khách hàng tìm tới doanh nghiệp của bạn và tiếp xúc lần đầu.
- Activation (Tương tác): Là những khách hàng có hoạt động tương tác với sản phẩm.
- Retention (Duy trì): Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt thì khách hàng sẽ duy trì việc tương tác với doanh nghiệp.
- Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng sẽ bỏ ra một số tiền để mua những sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra doanh thu.
- Referral (Giới thiệu): Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì họ có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè.
VII. Làm thế nào để bắt đầu Growth Hacking
Trước khi bắt đầu một chiến lược growth marketing thì điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm là tạo ra sản phẩm và thử nghiệm xem mọi người có nhu cầu sử dụng sử dụng và sẵn sàng trả tiền cho nó hay không. Sau đó doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các sản phẩm/dịch vụ và tiếp tục nhận phản hồi từ khách hàng để từ đó có thể điều chỉnh được chiến lược marketing sao cho phù hợp. Đồng thời, Marketing sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng liên tục và theo dõi thành công của những chiến lược marketing đó. Bên cạnh đó việc kết hợp thử nghiệm A/B và các kỹ thuật tối ưu hóa chuyển đổi khác cũng rất quan trọng cho việc tăng tốc hiệu quả, tạo ra doanh thu.
VIII. Ví dụ về Growth Hacking
1. AirBnB
AirBnB đã sử dụng Craigslist trong những năm đầu mới thành lập. Craigslist lúc bấy giờ là diễn đàn lớn nhất nơi mọi người có thể thuê nhà. AirBnB đã bắt đầu đặt ưu đãi của riêng họ trên Craigslist với liên kết đến nền tảng của riêng họ cho những người thuê tiềm năng muốn tìm kiếm thêm thông tin. Bằng cách này, họ đã thu hút được những khách hàng mới sử dụng từ Craigslist và mọi người tiếp tục sử dụng AirBnB.
2. Dropbox
Dropbox là một trong những công ty đầu tiên sử dụng chương trình giới thiệu bạn bè. Họ đã cung cấp cho người dùng 250MB dung lượng lưu trữ bổ sung cho mỗi người bạn mà họ muốn giới thiệu với tư cách là người dùng mới. Bạn có thể dễ dàng mời bạn bè của mình qua Facebook hoặc Twitter hoặc nhập danh bạ email của bạn để gửi lời mời tự động cho họ.
Đó là một thành công lớn của Dropbox và kết quả là Dropbox đã tăng từ 100.000 người dùng vào cuối năm 2008 lên 4 triệu người dùng vào đầu năm 2010. Theo thống kê thì lúc cao điểm còn lên tới 2,8 triệu lời mời được gửi đi mỗi tháng. Với con số này thì hầu hết các kênh khác không thể cạnh tranh được với Dropbox tại thời điểm đó.
3. Hotmail
Hotmail là nhà cung cấp email miễn phí đầu tiên trên thế giới. Ở cuối tất cả các email từ người dùng của họ, họ đặt cụm từ “Ps I love you” cùng với một liên kết đến trang web của riêng họ. Ngay sau khi người nhận truy cập trang web và thấy rằng Hotmail là miễn phí, họ đã chuyển sang Hotmail. Và kết quả là chỉ trong một thời gian rất ngắn, 18 tháng, Hotmail đã lan truyền đến 12 triệu người dùng (tương đương với khoảng 20% thị trường email tại thời điểm đó).
Nhờ áp dụng Growth Hacking thành công mà Hotmail đã nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng
4. Hubspot
Hubspot được nhiều người biết đến rộng rãi với việc cung cấp thông tin miễn phí cho người dùng, ví dụ như công cụ xếp hạng trang web (Website Grader). Công cụ này giúp cho mọi người đánh giá trang web của họ về SEO, độ thân thiện với thiết bị di động và tốc độ trang, từ đó giúp người dùng có thể tối ưu hóa các trang web một cách tốt hơn. Bên cạnh đó với việc người dùng phải đăng ký (sign-up) để nhận báo cáo về trang web của mình nên cũng giúp cho Hubspot xây dựng được một danh sách email chất lượng.
5. Shazam
Đôi khi để giúp một cho chiến lược marketing thành công thì doanh nghiệp của bạn phải thu hút sự chú ý của mọi người. Và đó cũng là những gì mà Shazam đã làm. Bởi vì xuất phát từ việc ứng dụng giúp mọi người xác định được các bài hát từ nhạc và lời bài hát nên Shazam đã khuyến khích mọi người giơ cao điện thoại của họ lên loa để có thể thu được nhạc. Điều này cũng để làm cho những xung quanh có thể nhìn thấy được và thu hút sự quan tâm của họ. Việc truyền miệng đã có tác dụng trong trường hợp này và kết quả là hiện ứng dụng đã được tải xuống hơn một tỷ lần.
IX. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Growth Hacking là gì, sự khác biệt giữa marketing truyền thống và Growth Hacking, cách hoạt động của Growth Hacking mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Growth Hacking. 123job chúc doanh nghiệp của bạn áp dụng thành công chiến lược Growth Hacking!