Hiện nay các công ty khởi nghiệp kinh doanh ở giai đoạn đầu thường áp dụng chiến lược growth hacking với mục tiêu chính là thu hút càng nhiều người dùng càng tốt với một nguồn ngân sách hạn chế trong khoảng một thời gian ngắn.
Hiện nay phong trào khởi nghiệp startup phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để thành công với dự án của mình thì những startup gặp không ít những khó khăn trong những giai đoạn đầu. Những câu hỏi như cách khởi nghiệp hiệu quả từ 2 bàn tay trắng là gì? Cách khởi nghiệp như thế nào khi có một số vốn nhỏ? luôn được các nhà khởi nghiệp quan tâm. Bí quyết là hiện nay để giúp doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng đột phá thì các startup thường áp dụng chiến lược Growth Hacking. Vậy Growth Hacking là gì? Vì sao chiến lược Growth Hacking lại giúp doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tăng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Growth Hacking, Growth Hacker là gì nhé!
I. Growth Hacking là gì? Lịch sử của Growth Hacking
Growth hacking là cách sử dụng chiến lược marketing một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhưng mang lại hiệu quả bán hàng, xây dựng thương hiệu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu lớn nhất của các công ty khởi nghiệp startup khi áp dụng Growth Hacking là thu hút được nhiều người dùng hoặc khách hàng nhất có thể trong khi tốn rất ít chi phí.
Growth Hacking là gì? Lịch sử của Growth Hacking
Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Growth Hacking là gì? Vậy lịch sử của Growth Hacking là gì? Nguồn gốc của Growth hacking xuất phát từ năm 2010 sau khi Sean Ellis đặt ra thuật ngữ này và hầu như đã phổ biến trong giới khởi nghiệp startup lúc bấy giờ. Bởi vì khi đó trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở Silicon Valley đòi hỏi các khởi nghiệp startup với nguồn ngân sách và tài nguyên hạn chế, phải tìm ra được những cách thức, những chiến lược kinh doanh, ý tưởng mới mẻ để đối đầu được với những “ông lớn" cùng ngành. Và lúc ấy họ tìm đến growth hacking như một giải pháp quan trọng để tăng số lượng người dùng từ con số vài chục lên đến vài trăm, vài nghìn, thậm chí vài triệu chỉ trong một thời gian ngắn mà lại tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Cách khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng dành cho Startup
II. Chân dung một Growth Hacker
Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo với mức chi phí thấp để giúp các doanh nghiệp có được và giữ chân khách hàng. Dưới đây là 3 chân dung của một Growth Hacker phổ biến thường gặp:
1. Ingenious Hacker
Ingenious Hacker là cụm từ dùng để ám chỉ một người rất thông minh, có lập trường và rất sáng tạo trong công việc. Họ sẽ sử dụng tất cả những gì mình để giải quyết vấn đề một cách xuất sắc và nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Cụm từ “life hacker” là một ví dụ điển hình về cách sử dụng nghĩa này.
2. Software Hacker
Software Hacker đôi khi được sử dụng để nói tới những kỹ sư phần mềm. Họ sẽ sử dụng phần mềm, hệ cơ sở dữ liệu, các giao diện lập trình cũng như những công cụ có liên quan khác để phát triển một dự án khởi nghiệp Startup.
3. Illegal Hacker
Illegal Hacker dùng để nói đến những người cố gắng truy cập trái phép vào một hệ thống nào đó. Họ cố gắng đột nhập vào những nơi không được phép. Một growth hacker không thực hiện những hành vi trái phép như vậy mà họ luôn cố gắng tiến gần tới ranh giới của sự kỳ vọng nói chung.
Chân dung một Growth Hacker
III. Các chiến lược của Growth Hacking
Phần lớn các chiến lược Growth Hacking ở Việt Nam hiện nay đang tập trung ở 3 mảng sau:
- Content Marketing
- Product Marketing
- Marketing Advertising.
Dưới đây là chi tiết về các chiến lược của Growth Hacking mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
a. Content Marketing
Content marketing hiện nay đang được đánh giá là một phương tiện truyền thông vô cùng hiệu quả, tiết kiệm và có vai trò rất lớn với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nếu content marketing của bạn luôn có sự sáng tạo, những từ ngữ, chiến lược thông minh, hấp dẫn thì có thể khiến cho khách hàng quyết định mua hàng ngay lập tức. Một số vai trò mà chiến lược Content Marketing mang tới cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Tăng lượng truy cập “traffic” cho trang Web;
- Là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm;
- Giúp tăng doanh số, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển;
- Content marketing tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng;
- Content marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn marketing truyền thống.
b. Product Marketing
Product marketing là quá trình tìm hiểu về khách hàng của một sản phẩm/dịch vụ nhất định ở mức độ sâu, sau đó phát triển định vị và thông điệp của sản phẩm để thu hút khách hàng. Product marketing là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược marketing nào. Chính vì vậy cách khởi nghiệp mang lại nhiều hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì bạn không nên bỏ qua được chiến lược này. Thiếu đi quá trình này thì dù cho sản phẩm/dịch vụ của bạn có xuất sắc đến mấy cũng khó có thể mang thu hút được khách hàng. Vậy product marketing đem đến những gì cho doanh nghiệp? Dưới đây là một số vai trò của product marketing:
- Giúp doanh nghiệp thấu hiểu tâm lý khách hàng nhiều hơn;
- Tìm hiểu về sản phẩm và chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh;
- Đảm bảo các nhóm marketing, sản phẩm và bán hàng đều ở trên cùng một con thuyền và đang cùng hướng về một mục tiêu cụ thể;
- Định vị sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng;
- Tăng doanh thu và cải thiện doanh số, góp phần giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng.
c. Marketing Advertising
Các chiến lược của Growth Hacking
Mục tiêu của chiến lược Marketing Advertising là gửi đến khách hàng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến. Advertising có một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể là:
- Tạo nhận thức: Tăng nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hình ảnh thương hiệu: Hình thành hình ảnh và thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
- Khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ: Giúp doanh nghiệp phân biệt rõ sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó truyền đạt tính năng và lợi thế của mình tới khách hàng.
- Tăng thiện chí: Nhắc lại tầm nhìn của thương hiệu với khách hàng và tăng thiện chí với họ.
IV. Growth Marketing – Growth Hacking Marketing
1. Hiện trạng hiện nay
Hiện nay Growth marketing đang được các nhà tiếp thị đánh giá là chìa khóa vàng cho doanh nghiệp. Growth marketing là một mô hình hoàn toàn mới của tiếp thị truyền thống trong việc kết hợp chặt chẽ các chiến lược sáng tạo, các công nghệ mới, công cụ và dữ liệu. Nếu như trước đây, các nhà tiếp thị truyền thống chỉ thành thạo một vài việc như viết quảng cáo, thiết kế, tiếp thị video… Thì ngày nay các nhà tiếp thị tăng trưởng (Growth Marketer) có thế biết nhiều thứ hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật tấn công tăng trưởng để thường xuyên thử nghiệm trên các kênh và chiến lược khác nhau từ đó tối ưu hóa thử nghiệm.
2. Growth Marketing là gì?
Growth Marketing hay còn được gọi là tiếp thị tăng trưởng, là một cách tiếp cận để thu hút, tương tác và giữ chân khách hàng. Mục tiêu lớn nhất của Growth Marketing là mở rộng quy mô doanh nghiệp một nhanh chóng và tất nhiên là tốn ít chi phí nhất. Các nhà tiếp thị tăng trưởng sẽ sử dụng các kỹ thuật tấn công tăng trưởng để thử nghiệm với các kênh và chiến lược khác nhau một cách thường xuyên để tìm ra được một chiến lược phù hợp nhất, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.
3. Growth Marketing dựa trên những hoạt động cốt lõi nào?
Một chiến lược tiếp thị tăng trưởng có thể dựa trên các chỉ số bao gồm tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng và giá trị lâu dài của khách hàng. Dưới đây là một số chiến thuật hàng đầu mà các nhà tiếp thị tăng trưởng ngày nay sử dụng để thu hút, chuyển đổi, tạo và giữ chân khách hàng gắn bó:
- Thử nghiệm: Nếu Marketing truyền thống thường sẽ chạy 2-3 campaigns lớn một năm thì Growth Marketing team sẽ chạy hàng loạt các thử nghiệm nhỏ theo tuần hoặc theo tháng. Và nếu bất kỳ thử nghiệm nào thành công, thử nghiệm đó sẽ được mở rộng phạm vi tác động. Còn nếu thất bại thì thử nghiệm đó sẽ phải tìm ra được lý do và test lại lần nữa để tiếp tục phân tích…
- Tiếp thị đa kênh: Tiếp thị đa kênh tập trung vào việc xây dựng kế hoạch kênh chiến lược để tiếp cận khách hàng của bạn và có thể bao gồm tiếp thị qua email, nhắn tin SMS, thông báo đẩy, tin nhắn trong ứng dụng, thư trực tiếp và các kênh khác, dựa trên sở thích của khán giả. Khi kết hợp tiếp thị đa kênh vào chiến lược Growth Marketing thì bạn cần tập trung vào từng người dùng để hiểu sở thích của họ và sau đó xây dựng chiến dịch kinh doanh sao cho phù hợp.
- Dựa trên kết quả của phân tích dữ liệu: Những kết quả qua các cuộc phân tích sẽ là một vũ khí rất đắc lực giúp doanh nghiệp nắm được các chỉ số về sales, ads, lượng khách hàng tương tác và hài lòng với sản phẩm/dịch vụ...
Growth Marketing là gì?
V. 5 ví dụ về Growth Hacking
1. AirBnB
AirBnB đã sử dụng Craigslist trong những năm đầu tiên khi mới thành lập doanh nghiệp. Lúc bấy giờ AirBnB được đánh giá là diễn đàn lớn nhất nơi mọi người có thể thuê nhà. AirBnB đã bắt đầu đặt những ưu đãi trên Craigslist với liên kết đến nền tảng của họ cho những người thuê tiềm năng muốn tìm kiếm thêm thông tin. Bằng cách này, họ đã thu hút được rất nhiều những khách hàng mới sử dụng từ Craigslist và mọi người tiếp tục sử dụng AirBnB.
2. Dropbox
Dropbox là một trong những công ty đầu tiên ra mắt người dùng chương trình giới thiệu bạn bè. Họ đã cung cấp cho người dùng 250MB dung lượng lưu trữ để lưu trữ những người bạn mà họ muốn giới thiệu với tư cách là người dùng mới. Bạn có thể dễ dàng mời bạn bè của mình qua Facebook hoặc Twitter hoặc cũng có thể nhập danh bạ email của bạn để gửi lời mời tự động cho họ.
Đó là một thành công lớn của Dropbox và kết quả là Dropbox đã tăng từ 100.000 người dùng vào cuối năm 2008 lên 4 triệu người dùng vào đầu năm 2010. Theo thống kê thì lúc cao điểm còn lên tới 2,8 triệu lời mời được gửi đi mỗi tháng. Với con số này tại thời điểm đó, hầu hết các kênh khác không thể cạnh tranh được với Dropbox.
3. Hotmail
Hotmail là nhà cung cấp miễn phí email đầu tiên trên thế giới. Lúc bấy giờ, chiến lược của họ là ở cuối tất cả các email từ người dùng đều đặt cụm từ “Ps I love you” cùng với một liên kết đến website của riêng họ. Ngay sau khi người nhận truy cập trang web và thấy rằng Hotmail là miễn phí, họ đã chuyển sang Hotmail. Và kết quả là chỉ trong một thời gian rất ngắn, 18 tháng, Hotmail đã lan truyền đến 12 triệu người dùng (tương đương với khoảng 20% thị trường email tại thời điểm đó).
4. Hubspot
Hubspot được nhiều người biết đến rộng rãi với việc cung cấp những thông tin miễn phí cho người dùng như công cụ xếp hạng trang web (Website Grader). Công cụ này giúp cho mọi người đánh giá một cách tổng quan về trang web của họ về lượng traffic, SEO, độ thân thiện với thiết bị di động và tốc độ trang, từ đó giúp cho người dùng có thể tối ưu hóa website một cách tốt hơn. Bên cạnh đó với việc người dùng phải đăng ký để nhận báo cáo về trang web của mình nên cũng giúp cho thương hiệu Hubspot xây dựng được một danh sách email chất lượng.
5 ví dụ về Growth Hacking - Hubspot
5. Shazam
Đôi khi bằng việc thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng thì chiến lược marketing của doanh nghiệp sẽ rất thành công. Và đó là những gì mà Shazam đã làm, thậm chí là rất tốt. Được xuất phát từ việc ứng dụng giúp mọi người có thể xác định được từ nhạc và lời nên Shazam đã khuyến khích mọi người giơ cao điện thoại của họ lên loa để có thể thu được nhạc. Điều này cũng để làm cho những xung quanh có thể nhìn thấy được và thu hút sự chú ý của họ. Việc truyền miệng đã có tác dụng rất lớn trong trường hợp này và kết quả là hiệu ứng dụng đã được tải xuống hơn một tỷ lần.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Growth Hacking là gì, chân dung một Growth Hacker, các chiến lược của Growth Hacking mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Growth Hacking là gì. 123job chúc doanh nghiệp bạn áp dụng thành công chiến lược Growth Hacking!