Headhunter đang là một nghề mới và nhiều triển vọng, vậy thực sự thì headhunter là gì, yêu cầu dành cho một người làm công việc này là gì, bạn sẽ cảm thấy choáng vì mức lương khủng dành cho một headhunter đó. Cùng 123job.vn tìm hiểu nhé!

 

Có thể nói headhunter là một nghề vô cùng mới ở Việt Nam, do đó headhunter Việt Nam hiện nay chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên đây là một nghề vô cùng nhiều tiềm năng và hoàn toàn có thể khẳng định đây là một nghề của tương lai. Ở bài viết này tôi sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về headhunter là gì và chỉ rõ để các bạn thấy từ mô hình quản lý những chuyên viên tuyển dụng trong doanh nghiệp… đến cách phân biệt headhunter với một số thuật ngữ nghề nghiệp khác. Hãy cùng tôi đi sâu hơn để tìm hiểu về headhunter nhé. Các bạn chú ý rằng bài viết này sẽ có hai phần và đây là phần 1 nhé.

I. Một vài vấn đề liên quan đến Headhunter 

1. Headhunter là gì? 

Thực ra ngay từ cái tên tiếng Anh headhunter là sự ghép bởi hai chữ: Head (cái đầu) và hunter (thợ săn) bạn đã hình dung phần nào về ý nghĩa chứa đựng của headhunter là gì. Và đúng như vậy, hiểu nôm na thì headhunter chính là “săn đầu người” và trong công việc thì đây ám chỉ một công việc liên quan tới làm tuyển dụng. Nhưng chắc hẳn cụm từ này còn phải chứa đựng một điều gì đó chứ không đơn giản là làm tuyển dụng.

Headhunter sẽ được thay thế bởi các tên gọi khác thuần Việt và dễ hiểu hơn như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám và cả thợ săn đầu người. Đó là những người làm trong ngành tuyển dụng để nhằm mục đích cung cấp những nhân sự cấp caocho các công ty và cả theo đơn đặt hàng của những doanh nghiệp yêu cầu nhân sự có trình độ cao. Vì vậy, headhunter còn hay được mọi người gọi là headhunter tuyển dụng, họ là những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR - Human Resource), có nhiều tố chất và họ có thể là bất kỳ ai làm trong nhiều ngành khác nhau, tuy nhiên đó số thuộc về nhóm Kinh tế và Xã hội.

Có thể nói nghề headhunter xuất hiện do nhu cầu nhân sự cao cấp của các tập đoàn, doanh nghiệp thậm chí công ty ngày càng cao. Do đó cần một đội ngũ headhunter chuyên tìm kiếm và đáp ứng mong muốn này. Tôi tin rằng trong một vài năm nữa không xa, ở Việt Nam dịch vụ headhunter và cả các công ty headhunter sẽ ngày càng trở nên phổ biến và phát triển không ngừng. Đặc biệt khi mà nguồn nhân lực cấp cao thì khan hiếm trong khi bộ phận hoặc phòng ban tuyển dụng ở các công ty lại không đáp ứng được thì yêu cầu tất yếu phải cần đến đội ngũ headhunter. 

Head hunter là gì

Headhunter là gì?

2. Công việc của Headhunter là gì?

Bạn đã biết headhunter chính là các chuyên viên tuyển dụng nhân sự cấp cao. Vậy ngoài ra thì công việc thật sự của một headhunter là gì, mặc dù cách làm việc của mỗi headhunter là không giống nhau và vô cùng linh hoạt trong việc tuyển dụng ứng viên cao cấp, tuy nhiên họ cũng có những đặc điểm chung sau đây:

a. Headhunter hoặc các cộng tác viên headhunter nhận các dự án của các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân sự cấp cao, họ sẽ tìm kiếm thông tin để hiểu thật rõ cũng như có một cái nhìn thật toàn diện về vị trí đang tuyển.

b. Các thợ săn đầu người headhunter sẽ nghiên cứu để hiểu về các ứng viên cao cấp mình tiếp cận.

c. Thông qua mối quan hệ và tìm việc qua headhunter, các thợ săn headhunter sẽ liên hệ và có một buổi phỏng vấn với headhunter qua điện thoại. Một số vị trí còn yêu cầu các buổi gặp mặt trực tiếp 

d. Sau một vài quy trình tuyển dụng của headhunter, danh sách các ứng viên tiềm năng được gửi tới doanh nghiệp (danh sách đó sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về ứng viên và bản đánh giá chi tiết năng lực của từng người). Ứng viên đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của vị trí tuyển dụng sẽ được liên hệ để phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp.

e. Sau buổi phỏng vấn, khi ứng viên được chọn, họ sẽ có cơ hội trao đổi và thảo luận trực tiếp với doanh nghiệp về các điều liên quan tới công việc từ chế độ lương thưởng, các yêu cầu của ứng viên cao cấp muốn doanh nghiệp đáp ứng… Thư mời thử việc sẽ được gửi sau khi các thủ tục trên hoàn tất, cả ứng viên và headhunter sẽ đều nhận được.

Một quy trình tuyển dụng của headhunter thường diễn ra và kéo dài từ 5 tới 6 tuần, đôi khi lâu hơn một chút. Quy trình này sẽ kéo dài từ lúc headhunter tìm kiếm các thông tin ứng viên và các ứng viêngửi hồ sơcho headhunter đến những buổi phỏng vấn trực tiếp… Và không chỉ dừng lại ở đó, khi ứng viên trúng tuyển các headhunter tiếp tục theo dõi tiến trình làm việc của ứng viên và cung cấp nhiều thông tin hữu ích về công ty/doanh nghiệp để ứng viên hiểu và có thái độ nghề nghiệp phù hợp.

Một số trường hợp ứng viên không thể vượt qua giai đoạn thử việc ở công ty, headhunter có nhiệm vụ phải chỉ ra các điểm không phù hợp và nguyên nhân cũng như giải pháp cho ứng viên. Do vậy, quy trình của một headhunter kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các tiêu chí về vị trí ứng tuyển. Thông thường các vị trí càng yêu cầu cao thì các thợ săn đầu người lại càng phải bận rộn và tốn nhiều tâm huyết hơn. 

3. Yêu cầu công việc của Headhunter là gì 

Bạn đang hình dung trong đầu về chân dung của một headhunter, họ không chỉ là những thợ săn đầu người chuyên nghiệp mà còn là nhà tuyển dụng với những kỹ năng và cả kiến thức uyên thâm. 

Nhìn chung để trở thành một headhunter giỏi thì đều cần có sự hội tụ các kỹ năng cần thiết và quan trọng như kỹ năng bán hàng, kỹ năng nhân sự, tra cứu, sử dụng công nghệ, khéo giao tiếp, mối quan hệ rộng và đặc biệt giỏi trong việc xây dựng và phát triển hệ thống mối quan hệ của mình. Bên cạnh đó thợ săn đầu người headhunter cần có một thái độ khách quan, đôi khi không nên nhìn mọi thứ theo góc nhìn chủ quan, chẳng hạn như “Trông mặt mà bắt hình rong”... Tiếp theo, giai đoạn trong quy trình tuyển dụng của một headhunter cũng kéo dài hơn thông thường nên yêu cầu họ phải là những người kiên trì và có khả năng đánh giá, phân tích trong toàn quá trình. 

4. Mức lương khủng của Headhunter 

Có lẽ một trong các vấn đề mà các bạn quan tâm nhất đó là lương của headhunter thì như thế nào nhỉ? Với một công việc đòi hỏi nhiều mối quan hệ và nhiều tố chất thì chắc hẳn mức lương sẽ vô cùng đáng mơ ước. Và quả đúng như vậy, đây được coi là một nghề đầy thử thách với mức lương hấp dẫn. 

Nhìn chung các headhunter ở Việt Nam hiện nay sẽ có mức lương như sau: số tiền trên một tháng đối với thợ săn đầu người headhunter có kinh nghiệm dưới 1 năm là từ 8 triệu đến 10 triệu đồng. Con số này sẽ lên 10 tới 19 triệu đồng trên tháng với các headhunter có kinh nghiệm trên 1 năm và dưới 3 năm. Đặc biệt từ sau 3 năm trở đi thì lương cứng sẽ là 1000 đô la hàng tháng. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng hoa hồng từ mỗi ứng viên tuyển được. Đây có thể được coi là nghề có thu nhập cao và thu hút cũng như nhiều tiềm năng. 

II. Hai mô hình quản lý Headhunter phổ biến 

Thị trường headhunter tại Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu sôi động hơn và sẽ phát triển mạnh trong một vài năm tới. Các headhunter hiện nay được quản lý theo hai mô hình chính là Function và Team, việc phân chia như vậy sẽ giúp quá trình quản lý và vận hành trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. 

Tuyển dụng Headhunter

Headhunter tuyển dụng nhân viên

1. Theo Function

Có thể hiểu phân chia các thợ săn đầu người ở các công ty headhunter theo nhóm chức năng, nghĩa là phân chia thành các nhóm với các chức năng riêng biệt, điều này giúp các headhunter tập trung tốt hơn vào các điểm mạnh của mình cũng như tuyển dụng theo hướng tập trung hơn. Dưới đây là một cách chia phổ biến theo Function:

  • IT headhunter: chuyên tuyển dụng về mảng công nghệ thông tin, lập trình…
  • Sale and marketing headhunter: các headhunter chuyên tuyển dụng nhân sự cấp cao về mảng bán hàng và marketing.
  • Finance headhunter: Thợ săn đầu người về mảng tài chính
  • HR headhunter: thợ săn đầu người trong mảng nhân sự

Trong mỗi Function thường sẽ có 1 team leader (người quản lý) và theo sau chỉ đạo bởi các team manager (quản lý đội nhóm lớn). Tuy nhiên, tôi có lời khuyên dành cho các bạn, các bạn hãy thử nghĩ xem có nên làm headhunter trong chỉ một function không nhỉ. Điều đó có nghĩa là có nên làm nhà tuyển dụng cao cấp mãi trong một mảng như nhân sự hay tài chính. Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp headhunter của mình thì điều ép buộc là bạn cần phải trải qua nhiều Functions khác nhau và có thể đảm nhiệm được các functions đó, vì chỉ như vậy bạn mới tiến lên thành một team manager headhunter được thôi. Headhunter là gì? Không chỉ là trở thành chuyên gia trong một mảng tuyển dụng nhân sự cao cấp cố định đâu nhé! 

2. Theo Team

Ngoài cách chia theo chức năng thì các công ty headhunter ở Việt Nam hiện nay còn vận hành hệ thống của mình theo team (đội nhóm). Bạn có thể hình dung như này cho dễ hiểu, người quản lý sẽ chia các headhunter trong công ty của mình theo các đội, trong mỗi đội sẽ có những headhunter với chức năng riêng biệt như IT headhunter, Account headhunter… Và đứng đầu mỗi đội là người quản lý (hay còn gọi là leader). Mỗi thành viên trong đội nhóm sẽ hỗ trợ lẫn nhau và kết quả sẽ là kết quả của toàn đội. Với các quản lý hệ thống này việc thăng tiến có thể hơi gặp trở ngại vì yêu cầu đòi hỏi bạn phải hiểu quy trình của các vị trí bạn thực sự không giỏi. Tuy nhiên khi bạn có vươn lên trở thành leader thì cơ hội thăng tiến cực kỳ tốt vì bản thân bạn đã rèn luyện thuần thục các tố chất, kỹ năng của một headhunter chuyên nghiệp rồi. 

III. Phân biệt Headhunter/Recruiter  

1. Recruiter là gì? 

Khi bạn đọc đến đây, bạn đã hiểu về công việc của một headhunter và cũng hiểu headhunter là gì rồi phải không nhỉ. Tuy nhiên còn một thuật ngữ chỉ nghề nghiệp nữa mà gây ra nhiều nhầm lẫn đó là Recruiter. Vậy recruiter là gì?

Recruiter trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tuyển dụng, họ chính là những người làm trong phòng nhân sự hay phòng tuyển dụng của một công ty và tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí mà công ty đang thiếu nhân lực. Recruiter sẽ tuyển dụng nhân sự phù hợp với những yêu cầu mà công ty đưa ra. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật trong chân dung của một Recruiter: 

a. Nhà tuyển dụng nội bộ của công ty:

Các bạn có thể thấy thông thường ở mỗi công ty sẽ có một bộ phận hoặc một phòng ban là phòng tuyển dụng/phòng nhân sự. Và recruiter chính là người làm việc trong phòng ban đó. Do vậy, họ còn được gọi là các nhà tuyển dụng nội bộ của công ty. Công việc chính của họ là tìm kiếm, đăng bài tuyển dụng lên các thông tin đại chúng hiện nay và thực hiện các cuộc phỏng vấn để tuyển dụng nhân sự thích hợp cho công ty. Họ nhận lương hàng tháng cố định, một số có thêm thưởng khi đạt được KPI. Do đó nên năng suất làm việc chắc chắn không thể so bằng với một thợ săn đầu người headhunter.  

Cũng chính vì là nhà tuyển dụng nội bộ cho công ty nên họ có ưu thế là vô cùng hiểu và nắm rõ văn hóa cũng như các chính sách mà công ty đang thực hiện. 

b. Trực tiếp thỏa thuận lương với ứng viên

Thông thường các recruiter chính là người trực tiếp thỏa thuận lương và trao đổi các chế độ thưởng, phạt của công ty và vị trí tuyển dụng với ứng viên. Đôi khi bạn sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời về kết quả phỏng vấn vì phỏng vấn với recruiter không phải là người trung gian như headhunter.

c. Làm việc theo chuyên ngành. 

Đặc điểm này sẽ hơi khó để các bạn hiểu được vì có liên quan tới kiến thức chuyên ngành. Như các bạn đã biết, headhunter được chia theo chức năng và theo team thì các recruiter sẽ được phân bổ theo chuyên ngành. Thông thường sẽ phân thành các ngành chính như:

Bạn có thể hiểu đơn giản như này, bạn đã biết một thợ săn đầu người headhunter chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm hoàn toàn có thể tuyển dụng được nhân sự cao cấp của bất cứ ngành nghề nào. Vậy thì một Recruiter lâu năm hoàn toàn có thể tuyển dụng được tất cả các vị trí trong một ngành nghề.

2.  Phân biệt headhunter và recruiter

Thực ra khi tôi vẽ nên chân dung của một recruiter các bạn đã thấy được sự khác biệt giữa hai công việc này, tuy nhiên để tổng kết lại tôi sẽ gửi các bạn bảng phân biệt bên dưới:

Bảng phân biệt Headhunter và recruiter

Bảng phân biệt Headhunter và recruiter
HeadhunterRecruiter
Dịch vụ tuyển dụng thuê ngoài

Dịch vụ sử dụng nhân viên nội bộ của công ty

Đòi hỏi nhiều tố chất và nhiều kỹ năng khác nhauSo với headhunter thì recruiter sẽ ít mối quan hệ và có ít tố chất đặc biệt hơn
Mức lương làm việc theo năng lực và khả năng, kinh nghiệm của từng headhunter

Được nhận lương cứng, một số công ty có thêm KPI nhưng thông thường mức lương sẽ kém hấp dẫn hơn so với 1 headhunter

Phân chia theo chức năngPhân chia theo nhóm ngành
Được coi là trung gian trong quá trình tuyển dụng

Hoàn toàn có khả năng trực tiếp trao đổi tiền lương, chế độ thưởng phạt với công ty

Tuyển dụng nhân sự cấp cao, nhân sự cho  một số ngành nghề khó tuyển dụng

Thường tuyển nhân sự phổ thông cho công ty

 

IV. Vì sao doanh nghiệp lại cần tìm đến các dịch vụ săn đầu người Headhunter? 

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp cần đến dịch vụ headhunter. Đó có thể coi là một nhu cầu tất yếu trong sự phát triển của xã hội đặc biệt là trong giới kinh doanh, khi nhu cầu về các nhân sự cấp cao ngày càng trở nên cần thiết và sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp, công ty…

a. Bộ phận tuyển dụng, nhân sự của công ty/doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng các ứng viên cấp cao.

Bạn có thể hiểu đơn giản là có vô vàn ứng viên nhưng số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn để trở thành ứng viên cao cấp chỉ là hạt cát trong sa mạc. Đặc biệt có những vị trí lại vô cùng khó khăn trong việc tuyển người, ví dụ lập trình viên thông thạo tiếng Hàn, phiên dịch viên tiếng Nhật N1, lập trình viên có chứng chỉ IELTS trên 7.0… Chính vì tiêu chuẩn chọn lựa ứng viên rất cao nên yêu cầu nhà tuyển dụng cũng phải là người có trình độ.

Ví dụ: Khi công ty đăng tuyển vị trí lập trình viên thành thạo tiếng Hàn, ứng viên có thể vượt qua vòng đơn với một CV ấn tượng về các kinh nghiệm trong ngành lập trình viên của mình. Tuy nhiên để có thể chọn được ứng viên phù hợp và sáng giá thì vòng phỏng vấn vô cùng quan trọng. Công ty của bạn không thể để một người không có chút kinh nghiệm gì về lập trình phỏng vấn ứng viên được. Điều gì sẽ xảy ra nếu như điều đó diễn ra. Thậm chí có những công ty còn cần những người chuyên về tiếng Hàn để có thể làm bài test trực tiếp ứng viên sao cho quá trình chọn lọc nhân sự diễn ra tốt nhất. Vì vậy, đây chính là chỗ đứng cho nghề Headhunter.

b. Nhân sự cấp cao - những người có trình độ thể hiện sự đẳng cấp của bản thân bằng việc khá kín tiếng trong việc công khai thông tin trên các ứng dụng tìm việc.

Thông thường nhân sự cấp cao như: giám đốc, phó giám đốc, quản lý cao cấp… Họ là những người rất kín tiếng và không thích thể hiện bản thân ở các phương tiện tìm việc như hiện nay, họ cũng không thích việc phải rải lá đơn xin việc của mình đến nhiều nơi. Có vẻ đôi khi họ coi đó là việc giảm bớt giá trị của mình. Họ có xu hướng chỉ ứng tuyển khi đã có đầy đủ các thông tin về công ty mình sẽ làm và vị trí công việc là gì. Đặc biệt tiêu chí về chế độ lương thưởng, khả năng thăng tiến và môi trường làm việc gần như là những thứ vô cùng quan trọng với họ. Vì khác biệt, nên cách ứng tuyển như hiện nay đối với đối tượng này là không phù hợp. Và chúng ta cần một cách nào đó khác biệt cũng như một nguồn lực tuyển dụng đặc biệt nào đó, Headhunter tuyển dụng chính là điều cần thiết.

c. Các headhunter có cách tiếp cận nhân sự cấp cao thông qua mối quan hệ rộng lớn của họ.

Ở phần trước các bạn có thể thấy được nghề Headhunter không phải là một nghề dễ làm và nó đòi hỏi rất nhiều yêu cầu cũng như các tiêu chí để làm thế nào trở thành một headhunter cũng không phải là dễ đáp ứng. Do đó, các headhunter có những thứ quý giá, trong đó phải kể đến mối quan hệ và mạng lưới quan hệ rộng lớn của họ. Họ có cách tuyển dụng cũng rất riêng, thông thường có thể chỉ là qua các buổi nói chuyện bình thường hoặc cà phê nói chuyện vu vơ về một chủ đề là họ đã có những đánh giá ít nhiều về đối phương. Đó cũng chính là con mắt tinh tường của các headhunter chuyên nghiệp. 

Vai trò của head hunter

Headhunter là gì: Sự cần thiết của nghề headhunter

Trên đây là những điều cốt lõi nhất về Headhunter và vai trò của nghề này như một giải pháp vàng tất yếu cho sự phát triển của xã hội và đặc biệt trong vấn đề giải quyết nguồn nhân sự cao cấp ở bất kỳ công ty hay tập đoàn nào. Vậy thì chìa khóa vàng để trở thành một tay thợ săn lão luyện trong nghề này là gì. Các bạn hãy cùng đón đọc tiếp bài viết Headhunter là gì? Bật mí chìa khóa thành công dành cho dân headhunter (Phần 2) nhé!