Hợp đồng thử việc, là những giấy tờ rất quan trọng trong bước đường sự nghiệp của bạn. Nó có thể coi là viên gạch lát đầu tiên trên con đường tìm được công việc bạn mong muốn, là bằng chứng để đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Tìm được công việc như ý và có mức lương phù hợp là mong muốn của rất nhiều người. Nhưng trước khi chính thức được trở thành một nhân viên trong công ty bạn sẽ cần trải qua thời kỳ thử việc đầy khó khăn. Quá trình thử việc có cần hợp đồng thử việc không và có những lưu ý gì trong quá trình thử việc là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng 123job giải đáp cho các bạn qua bài viết này nhé.
I. Tổng quan về hợp đồng thử việc
1. Khái niệm hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc có nội dung về sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc bằng miệng. Hợp đồng thử việc cũng là một loại hợp đồng lao động, trong đó người sử dụng lao động và người lao động sẽ thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của từng bên, tiền lương, điều kiện lao động... Khái niệm này đã được quy định tại Điều 26 của Bộ luật lao động 2012.
Khái niệm hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc cần phù hợp với quy định của doanh nghiệp và pháp luật, dưới sự tự nguyện của các bên liên quan. Nội dung của hợp đồng thử việc có thể được điều chỉnh, thay đổi trong quá trình làm việc và cần sự thống nhất của cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu sự thay đổi có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động thì họ có quyền được ký kết hợp đồng mới.
2. Nội dung cần có trong hợp đồng thử việc
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật lao động 2012, một mẫu hợp đồng thử việc đạt chuẩn cần có đầy đủ các nội dung sau:
- Thông tin của người sử dụng lao động hoặc chủ doanh nghiệp hợp pháp: Họ và tên, địa chỉ.
- Thông tin cơ bản của người lao động: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, số CCCD, địa chỉ liên hệ và một số giấy tờ khác tùy theo tính chất công việc.
- Vị trí công việc địa điểm làm việc, thời gian làm việc.
- Mức thu nhập của người lao động trong thời gian thử việc: Mức lương, cách tính lương, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán...
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của hợp đồng.
Đối với một số công việc đặc thù, mẫu hợp đồng thử việc cần có thêm nội dung về trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
3. Tải mẫu hợp đồng thử việc mới nhất
Tải mẫu hợp đồng thử việc mới nhất: TẠI ĐÂY
II. Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?
Đối với mẫu hợp đồng thử việc, theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong khoảng thời gian thử việc, người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận trên hợp đồng mà không cần có sự báo trước. Bên chấm dứt hợp đồng thử việc cũng không cần phải bồi thường cho bên còn lại và ngược lại.
Thời gian hợp đồng thử việc chấm dứt được tính khi cả hai bên liên quan đều nhận được thông báo. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán số tiền lương cho thời gian đã thử việc.
Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?
III. Những yếu tố quyết định nên một hợp đồng thử việc chuẩn
1. Thời gian thử việc trong hợp đồng
Mỗi công việc có một tính chất khác nhau và từng doanh nghiệp lại có các yêu cầu riêng đối với nhân viên của mình nên không phải thời gian trong hợp đồng thử việc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên pháp luật vẫn có những quy định chung đối với hợp đồng thử việc và một hợp đồng thử việc hợp pháp cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Quá trình thử việc chỉ diễn ra một lần đối với một công việc.
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với những công việc về chuyên ngành, nghiệp vụ và không quá 60 ngày đối với những công việc yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao. Đối với một số công việc khác, thời gian thử việc có thể không quá 6 ngày.
2. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương thử việc là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người lao động khi tìm việc và đây cũng là nội dung bắt buộc phải có trên hợp đồng thử việc. Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động của Quốc hội thì người lao động trong quá trình thử việc vẫn được trả lương thử việc. Tiền lương thử việc sẽ được tính dựa trên thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên lương thử việc không được ít hơn 85% số tiền lương chính thức của công việc đó.
3. Quyền lợi trong thời gian thử việc
Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi dựa trên hợp đồng thử việc đã thống nhất cùng người sử dụng lao động bao gồm các quy định về: Vị trí làm việc, thời gian làm việc, tiền lương thử việc... Một số công việc có tính chất đặc thù còn cần được bảo đảm quyền lợi về an toàn lao động.
IV. Những điều cần chú ý khi chuẩn bị ký hợp đồng thử việc
1. Giá trị của bản hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc không chỉ có tác dụng làm rõ các yêu cầu về công việc bạn sẽ làm mà còn là bằng chứng trong trường hợp người lao động cần bảo vệ quyền lợi.
Những điều cần chú ý khi chuẩn bị ký hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc có 2 dạng: Truyền đạt bằng miệng hoặc thể hiện dưới dạng văn bản.
- Nếu là hợp đồng dưới dạng văn bản, người lao động có quyền được giữ một bản riêng. Bản hợp đồng người lao động giữ cần phải có nội dung như bản hợp đồng của người sử dụng lao động và có chữ ký của cả hai.
- Trong trường hợp hợp đồng thử việc được truyền đạt bằng miệng khi và chỉ khi người sử dụng lao động chỉ sử dụng nguồn lao động thời vụ, trong một thời gian ngắn. Cụ thể, pháp luật quy định nếu thời gian làm việc dưới 3 tháng thì có thể sử dụng hình thức nói để ký kết hợp đồng. Để bảo đảm quyền lợi, người lao động nên ghi âm hoặc có sự chứng kiến của bên thứ 3 khi ký kết hợp đồng thử việc qua hình thức lời nói với chủ doanh nghiệp.
Giá trị của bản hợp đồng là rất quan trọng nên người lao động trước khi ký kết cần đọc kỹ nội dung và đảm bảo không có gì bất lợi cho bản thân nếu trường hợp ngoài ý muốn xảy ra.
2. Chú ý về công việc được giao
Các vấn đề về công việc là điều cần quan tâm đầu tiên của người lao động khi bắt đầu đọc một bản hợp đồng thử việc. Các nội dung liên quan đến công việc sẽ cho bạn biết trong quá trình thử việc bạn cần làm những công việc gì, ở vị trí nào, thời gian làm việc ra sao... Các nội dung này càng rõ ràng, càng cụ thể thì bạn càng nắm rõ công việc mình làm hơn và có thể kiểm soát người sử dụng lao động có yêu cầu gì không đúng đối với vị trí mình sẽ đảm nhiệm không.
Đối với một số công việc có tính chất đặc biệt, hợp đồng thử việc cũng cần làm rõ nội dung yêu cầu ở các hạng mục đó như tính chất của công việc là gì, yêu cầu đối với nhân viên làm việc là như thế nào, khối lượng công việc ra sao...
3. Chú trọng đến nội dung
Nội dung về tính chất công việc là quan trọng nhưng thời gian thử việc cũng là vấn đề quan trọng không kém. Để đảm bảo bản thân không rơi vào trường hợp bị “bóc lột sức lao động”, cần đình công để đòi “tăng lương giảm giờ làm”... thì bạn cần chú ý vào thời gian làm việc ghi trên hợp đồng lao động. Thời gian làm việc bao gồm: Thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc; thời gian nghỉ giữa giờ; thời gian nghỉ phép và chế độ nghỉ lễ,... Trong trường hợp tính chất công việc cần tăng ca thì cần ghi rõ các chế độ trong thời gian tăng ca, thời gian tối đa yêu cầu tăng ca... Hợp đồng lao động càng chi tiết các vấn đề về công việc thì quyền lợi của người lao động càng được đảm bảo.
4. Chú về tiền lương trong điều khoản
Người lao động sẽ được trả lương thử việc ít nhất bằng 85% lương thực tế của công việc đảm nhận. Ngoại trừ tiền lương, người lao động cũng cần biết rõ các khoản thu nhập hay phụ thu khác trong quá trình thử việc và những điều này cũng cần ghi rõ trên hợp đồng.
Các khoản phụ thu (nếu có) trong quá trình thử việc cần được liệt kê rõ ràng. Nếu người lao động cảm thấy các khoản phụ thu là không phù hợp thì có quyền không chấp nhận. Ngoài ra các điều lệ về nộp phạt theo quy định của công ty trong trường hợp người lao động vi phạm cũng cần được ghi rõ.
Bên cạnh tiền lương chính thức, người lao động có quyền được biết thêm về các khoản phụ cấp mà bản thân được hưởng, chế độ lương thưởng, lương tăng ca... Tất cả các nội dung trên đều cần được thỏa thuận và đưa vào hợp đồng thử việc.
5. Chú ý về thời hạn của bản hợp đồng
Thời hạn tối đa của hợp đồng thử việc là 60 ngày. Tuy nhiên tùy vào tính chất từng công việc mà thời gian có thể khác nhau. Để nắm bắt chắc chắn đối với vị trí công việc bạn đảm nhận thì thời gian tối đa cho thử việc là bao lâu bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè đã từng làm công việc đó hoặc hỏi người có chuyên môn. Tính chất công việc, tiền lương, thời gian làm việc... là những điều quan trọng cần chú ý và không thể viết qua loa trên hợp đồng thử việc.
Nếu hết thời gian thử việc mà doanh nghiệp muốn tiếp tục làm việc với bạn thì sẽ cần ký hợp đồng mới.
Chú ý về thời hạn của bản hợp đồng thử việc
V. Cách viết báo cáo thử việc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
1. Mở đầu của bản báo cáo thử việc
Khi hợp đồng thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu người lao động viết báo cáo trình bày lại các công việc đã được giao và kết quả thực hiện của bản thân. Báo cáo thử việc được xem là khâu quan trọng và quyết định bạn có thể được giữ lại làm việc sau khi kết thúc quá trình thử việc không.
Doanh nghiệp có thể cung cấp một form báo cáo thử việc tiêu chuẩn để bạn viết hoặc họ sẽ để bạn tự sáng tạo. Dù hình thức như thế nào thì bạn cũng cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Thông tin cơ quan bạn thử việc (có thể là thông tin người sử dụng lao động, người trực tiếp hướng dẫn bạn hay một phòng ban cụ thể...).
- Các thông tin cá nhân (họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, vị trí thử việc, thời gian thử việc...).
- Các công việc đã làm trong quá trình thử việc, kết quả thực hiện công việc đó.
- Tự đánh giá của bản thân về quá trình thử việc.
- Ý kiến, nhận xét của người có thẩm quyền (người hướng dẫn, lãnh đạo, trưởng bộ phận quản lý).
- Văn bản cần đảm bảo đúng quy định của một văn bản hành chính.
2. Nội dung chính của báo cáo thử việc
Nội dung chính của báo cáo thử việc là những công việc bạn đã được giao và kết quả của công việc đó trong quá trình thử việc. Đây là phần quan trọng nhất của bản báo cáo thử việc để có thể đánh giá lại và ghi nhận năng lực của bạn. Bởi vậy khi viết phần này bạn cần chú ý một số điều sau:
- Viết một cách chân thực và đầy đủ các đầu mục công việc được giao: Những công việc này bao gồm cả những việc bạn đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Ghi một cách chi tiết kết quả của công việc đó và tự nhận xét: Công việc chưa hoàn thành thì nguyên do là từ đâu và giải pháp cho vấn đề đó...
- Cách báo cáo vừa đủ và phù hợp: Nếu bạn đã được giao nhiều việc trong quá trình thử việc thì hãy sử dụng bảng kê để liệt kê. Nếu số lượng công việc không nhiều thì bạn có thể viết theo cách trình bày thông thường. Việc liệt kê một cách khoa học, logic sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt doanh nghiệp. Đừng biến bản báo cáo của mình thành một bài văn dài lê thê.
- Nếu lựa chọn bảng báo cáo bạn hãy lưu ý các mục sau: Số thứ tự, người thực hiện, người hướng dẫn, thời gian làm việc, công việc cụ thể được giao, kết quả đạt được, ghi chú...
3. Phần tự đánh giá và góp ý trong quá trình thử việc
Đây là phần các nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận năng lực tư duy, cách đánh giá và giải quyết vấn đề của bạn. Vì vậy, bạn cần viết một cách chân thành quá trình đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình, đưa ra giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Bạn cũng nên đưa thêm những nhận định của bản thân về môi trường làm việc của doanh nghiệp… Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và mong muốn được cống hiến lâu dài của bạn.
Cách viết báo cáo thử việc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
VI. Bí kíp giúp bạn trải qua giai đoạn thử việc một cách tốt nhất
1. Làm việc hết sức mình như một nhân viên chính thức
Nhân viên thử việc chính là những bước đi đầu tiên cho con đường thăng tiến của bạn sau này, bởi vậy hãy đặt những bước chân thật cẩn thận. Cho dù bạn chỉ là một nhân viên đang trong quá trình thử việc nhưng hãy làm việc như một nhân viên chính thức. Quá trình thử việc chính là quá trình các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào và đánh giá xem bạn có xứng đáng với vị trí làm việc đó hay không. Bạn hãy tập cho mình thói quen làm việc và học hỏi một cách nghiêm chỉnh ngay từ khi thử việc. Chính khoảng thời gian đó là chìa khóa để bạn có thể có một công việc tốt với mức lương xứng đáng.
2. Biết sắp xếp công việc một cách hợp lý
Quá lười biếng và thụ động trong công việc thì bạn sẽ không thể hoàn thành tốt việc được giao nhưng nếu bạn cắm đầu vào làm việc quá chăm chỉ thì bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và công việc cũng chưa chắc hiệu quả. Biết quản lý thời gian là rất tốt, bạn vừa có thể làm việc hiệu quả lại vừa được nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy sẵn sàng học hỏi từ bất cứ ai và lắng nghe mọi góp ý sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
3. Tìm hiểu về công ty
Trước khi bắt đầu công việc với một môi trường nào hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ về nó. Tìm hiểu kỹ các thông tin về doanh nghiệp mình muốn làm việc sẽ giúp bạn đánh giá được doanh nghiệp ấy có phải là sự lựa chọn phù hợp với bản thân hay không. Những nhà tuyển dụng sẽ rất vui lòng nếu nhân viên của họ biết rõ về công ty của mình, hiểu về văn hóa công ty cùng những chính sách phát triển của họ.
Trong suốt quá trình thử việc bạn có thể tìm hiểu về các quy định lương thưởng hay chế độ đãi ngộ qua các đồng nghiệp trong công ty. Luôn quan sát và lắng nghe sẽ là đức tính tốt để bạn biết những điều nên và không nên làm ở công sở.
VII. Kết luận
Trong quá trình thử việc chắc chắn sẽ có rất nhiều người để ý đến bạn nhưng đừng quá lo lắng, cố gắng làm việc nghiêm túc sẽ giúp bạn được mọi người công nhận và mong muốn giữ bạn lại làm việc. Hy vọng những thông tin 123job vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có một quá trình thử việc suôn sẻ và tìm được công việc mình yêu thích.