CV xin việc - Tấm vé quyền lực mở ra cho bạn những cơ hội nghề nghiệp mới. Vậy bạn đã viết cách viết một mẫu CV System Analyst chuẩn, chuyên nghiệp, độc đáo để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên chưa?
Cũng tương tự như một CV xin việc thông thường, mẫu CV System Analyst cũng bao gồm những mục như: Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng… Tuy nhiên ở từng vị trí công việc mà cách viết CV xin việc sẽ có sự khác nhau. Và đối với vị trí System Analyst cũng như vậy. Để hiểu rõ hơn về cách viết mẫu CV System Analyst chuẩn cũng như một số lưu ý khi viết CV thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!
I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV System Analyst chuẩn
1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân
a. Phần thông tin cá nhân
Tại mục thông tin cá nhân, bạn cần nêu được một số thông tin như:
- Họ và tên
- Địa chỉ email
- Số điện thoại
- Hồ sơ LinkedIn, facebook hay hồ sơ các trang mạng xã hội khác mà bạn sử dụng;
- Địa chỉ nhà
Phần giới thiệu bản thân nhìn chung có vẻ khá đơn giản tuy nhiên bạn cần lưu ý:
- Nhà tuyển dụng có thể sẽ sử dụng những thông tin cá nhân mà bạn nêu trong CV để nghiên cứu thêm về bạn. Vì vậy nếu hồ sơ trên mạng xã hội của bạn không chuyên nghiệp hoặc nếu những thông tin đó không khớp với thông tin trên CV xin việc thì bạn có thể ngay lập tức sẽ bị loại khỏi cuộc đua.
- Các thông tin cá nhân trong CV cần nêu một cách chính xác, rõ ràng.
- Hãy đảm bảo địa chỉ Email của bạn phải chuyên nghiệp và tránh đặt những tên quá trẻ con.
Hướng dẫn cách viết mẫu CV System Analyst chuẩn
b. Điểm mạnh, điểm yếu
Mục điểm mạnh, điểm yếu sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, bạn đang “có” những gì và có thực sự phù hợp với công việc ứng tuyển hay không. Theo đó những điểm mạnh bạn đưa ra trong mẫu CV System Analyst phải phù hợp với công việc ứng tuyển và hoàn toàn trung thực 100%. Một số điểm mạnh bạn có thể tham khảo để nêu ra trong mẫu CV System Analyst bao gồm:
- Có kỹ năng Tiếng Anh thành thạo (nghe, nói, đọc, viết, dịch thuật…)
- Khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt, tư duy logic
- Có kỹ năng phân tích và hiểu biết về hệ thống tốt…
Còn đối với mục điểm yếu trong CV thì hãy đưa vào một cách thật tinh tế, khéo léo, đồng thời bên cạnh đó cho nhà tuyển dụng thấy được đối với những điểm yếu này bạn đã có cách nào để khắc phục chúng…Và một lưu ý nữa là bạn nên cân nhắc lựa chọn điểm yếu sao cho phù hợp, hãy đảm bảo chúng không hoặc ít ảnh hưởng đến kết quả của công việc ứng tuyển.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Dưới đây là một gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp dành cho vị trí System Analyst mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Mục tiêu ngắn hạn: Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động từ đó trau dồi thêm những kiến thức cũng như kỹ năng còn thiếu sót; được cống hiến một phần sức mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- Mục tiêu dài hạn: Trở thành một System Analyst xuất sắc, có trình độ chuyên môn cao. Trong vòng 2-4 năm tới phấn đấu để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành một Senior System Analyst xuất sắc.
3. Quá trình học vấn
Mục quá trình học vấn bạn nên nêu được một số thông tin như:
- Viết chuyên ngành hoặc bằng cấp của bạn, tên trường và địa điểm, ngày bắt đầu và kết thúc.
- Liệt kê những môn học có liên quan tới công việc ứng tuyển là System Analyst.
- Thêm bất kỳ những thông tin ấn tượng và nổi bật nào khác chẳng hạn như các giải thưởng, học bổng hay các khóa học ngành công nghệ thông tin mà bạn đã từng tham gia.
4. Kinh nghiệm làm việc
Trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu được những thông tin như:
- Tên vị trí công việc từng đảm nhận
- Tên công ty
- Ngày tháng bắt đầu và kết thúc
- Trách nhiệm & Thành tích
Một gợi ý nhỏ về kinh nghiệm làm việc nêu trong mẫu CV System Analyst bạn có thể tham khảo như:
- Đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí System Analyst
- Có kinh nghiệm với các kỹ năng HTML, CSS, Javascript
- Có kinh nghiệm làm việc với UI/UX…
Hãy nhớ rằng không chỉ một mình bạn ứng tuyển vào vị trí System Analyst này mà xung quanh còn hàng chục, hàng trăm ứng viên khác nhau. Vì vậy để nổi bật hơn so với những ứng viên khác thì kinh nghiệm làm việc là một vũ khí quan trọng mà bạn cần tập trung vào. Và điều quan trọng bạn cần làm lúc này là hãy chú trọng vào những thành tựu của mình thay vì chỉ nêu lên những trách nhiệm hay tên công việc từng làm vào trong CV xin việc. Thành tích có thể được mô tả một cách tự nhiên bằng cách sử dụng những con số, số liệu cụ thể.
Một ví dụ cụ thể về phần thành tích làm việc nêu trong mẫu CV System Analyst bạn có thể tham khảo như:
- Đã gỡ bỏ nút thắt trong quy trình hậu bán hàng, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng là 35%.
- Đã thiết kế và thực hiện các quy trình bảo trì cơ sở dữ liệu, giúp giảm 8% rủi ro vận hành…
5. Kỹ năng trong CV
Theo một bài khảo sát, có tới 75% những người ra quyết định tuyển dụng cho rằng các ứng viên không đủ kỹ năng và điều này làm cho ứng viên mất đi cơ hội việc làm mơ ước. Chính vì vậy bên cạnh mục kinh nghiệm làm việc, mục kỹ năng trong CV cũng đóng vai trò quan trọng và cần được tập trung. Vậy trong mẫu CV System Analyst nên đưa vào những kỹ năng nào? Một bật mí nhỏ là trước khi tạo CV, bạn nên xem trước những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để từ đó lựa chọn được những kỹ năng phù hợp. Và dưới đây là gợi ý mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Các kỹ năng cứng quan trọng đối với một System Analyst bao gồm:
- Có kiến thức nền tảng cơ bản về UI, UX, System Analyst
- Sử dụng thành thạo vi tính và các phần mềm ứng dụng như MS Word, Excel, Powerpoint, Mindmap…
Các kỹ năng mềm nổi bật của một System Analyst bạn có thể tham khảo để đưa vào trong CV xin việc bao gồm:
Tuy nhiên bạn cần lưu ý đừng liệt kê hết tất cả những kỹ năng và xếp chúng thành một danh sách dài. Theo đó thì CV của bạn nên trình bày tối đa các kỹ năng liên quan - những thứ mà người quản lý tuyển dụng yêu cầu.
II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV System Analyst
Mẫu CV System Analyst tiếng Anh
Mặc dù hầu hết chúng ta đều có một số ý tưởng về cách viết CV xin việc nói chung và mẫu CV System Analyst nói riêng. Tuy nhiên không phải ai trong quá trình viết CV đều không gặp các lỗi, dù lớn hay nhỏ. Và nếu không biết những lỗi này là gì, cách khắc phục như thế nào có thể dễ khiến bạn mất đi công việc mơ ước. Vậy hiện tại mẫu CV System Analyst của bạn có cần giúp đỡ một chút không? Sử dụng một số mẹo mà 123job chia sẻ dưới đây để khắc phục nhanh các sự cố thường gặp nhé!
- Tiêu đề CV nên bao gồm họ và tên của ứng viên cùng với đó là công việc ứng tuyển. Ví dụ: Ứng tuyển vị trí System Analyst - Nguyễn Văn A.
- Hãy đảm bảo trước khi gửi đi, CV xin việc của bạn đã được kiểm tra một cách kỹ càng về chính tả, ngữ pháp, căn lề, bố cục, phông chữ…
- Kinh nghiệm làm việc không phải là danh sách nêu về các trách nhiệm và vai trò mà bạn đã từng đảm nhận. Mà đó là một bản ghi chép về những thành tích và bằng cấp của bạn có liên quan đến công việc ứng tuyển.
- Liệt kê kinh nghiệm, chi tiết học vấn và kỹ năng có liên quan của bạn theo cách dễ dàng để xem xét nhất bằng việc thêm các gạch đầu dòng.
- Sắp xếp CV của bạn thành các phần rõ ràng, có trật tự hợp lý để dễ đọc.
- Chọn một kiểu chữ đơn giản và không sử dụng quá nhiều phông chữ trong CV xin việc
- Tuyệt đối không dùng chung một mẫu CV xin việc cho tất cả các công việc ứng tuyển. Mà thay vào đó mỗi công việc ứng tuyển cần có một mẫu CV riêng để phù hợp hơn với những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tạo mẫu CV online nhanh nhất tại đây
III. Kết luận
Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng chục nghìn ứng viên công nghệ thông tin cho vị trí công việc System Analyst này. Chính vì vậy điều quan trọng nhất để đi tới vòng phỏng vấn cũng như để lại một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là một mẫu CV System Analyst hoàn hảo. 123job hy vọng qua những chia sẻ về cách viết mẫu CV System Analyst chuẩn ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!