Thiết kế kế hoạch kinh doanh chi tiết cho một dự án không phải là điều dễ dàng cho người quản lý và cả team SEO. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trong cách định hướng đúng đắn và tiến hành quy trình công việc thông suốt cho kế hoạch kinh doanh.

Những doanh nghiệp Digital Marketing hiện nay khi họ không kiểm soát được quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng trong môi trường số ngày càng nhiều, họ sẽ kiếm tìm phương phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm dần chính tỏ được sức hút của mình đối với mỗi doanh nghiệp và trở thành một trong những điều quan trọng cần làm trong kế hoạch kinh doanh của team SEO.

Không giống với những hình thức quảng cáo ngắn hạn, thấy kết quả nhanh, team SEO cần phải lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể, phân bố nguồn lực chi tiết mới có được kết quả như mong đợi. Nhưng không phải team SEO nào cũng có thể lên quy trình kế hoạch kinh doanh tốt, vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh đầy đủ nhất hiện nay.

kế hoạch kinh doanh

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho team SEO đầy đủ nhất hiện nay

I. Tổng quan về SEO - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

1. SEO là gì?

SEO, tên tiếng anh đầy đủ là Search Engine Optimization, là tập hợp các thủ thuật, phương pháp để tối ưu website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm nhằm đẩy cao thứ hạng tìm kiếm cho trang web tại bảng xếp hạng kết quả của các công cụ phổ biến như Google, Bing, Cốc Cốc...

Trong quá trình khách hàng mua hàng (customer journey), SEO hỗ trợ khách hàng ở bước Search nhằm giúp những người có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm cụ thể đến gần hơn với những sản phẩm thực tế hay thương hiệu của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của họ.

2. Tìm hiểu chung về quy trình SEO

SEO khiến cho một số team Marketing gặp phải những khó khăn, lúng túng không biết nên bắt đầu làm từ những bước kế hoạch kinh doanh nào hoặc rơi vào tình trạng không biết điểm dừng kế hoạch kinh doanh ở đâu khi đã biết làm rồi. Quy trình SEO sẽ hỗ trợ bạn định hướng kế hoạch kinh doanh một cách tổng quan chuỗi các công việc cần làm nhằm tối ưu hóa một trang web.

Quy trình SEO là một vòng tròn khép kín gồm các bước:

  • Phân tích trang web.
  • Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và lựa chọn các bộ từ khóa.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Thiết kế nội dung và tối ưu hóa SEO on-page.
  • Thiết kế liên kết và tối ưu hóa SEO off-page.
  • Đo lường hiệu quả công việc.
  • Tiếp tục việc nghiên cứu, phân tích từ khóa.

Có 3 nguồn nhân sự chính thực hiện công việc kế hoạch kinh doanh trong một quy trình dự án SEO. Mỗi người có một vai trò tương trợ nhau trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh được thể hiện cụ thể:

  • SEO manager: đảm nhận công việc lên kế hoạch tạo SEO hoàn chỉnh, điều phối tiến hành đúng quy trình SEO và đảm bảo tiến độ thời gian, đạt đúng thời hạn khi dự án SEO hoàn thành.
  • Content Writer: đảm nhận công việc định hình sáng tạo nội dung đúng hướng, đảm bảo số lượng và chất lượng theo bản kế hoạch của SEO manager.
  • Coder: đảm nhận công việc hỗ trợ thiết kế, điều chỉnh trang web chuẩn SEO, quản trị trang web và đánh giá hiệu quả của trang web theo từng quy trình của dự án, báo cáo trực tiếp công việc cho SEO manager.

II. Các bước lập kế hoạch SEO

kế hoạch kinh doanh

Các bước lập kế hoạch SEO

1. Phân tích và đánh giá website hiện tại

Việc phân tích và đánh giá trang web hiện tại chính là bước bắt đầu một hành trình dự án SEO. Điểm xuất phát của kế hoạch kinh doanh này giúp bạn định hướng bạn thân mình đang ở vị trí của kế hoạch kinh doanh nào, muốn tới vạch đích còn khoảng cách bao xa, từ đó xác định khối lượng công việc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cần phải làm trong thời gian tới của mình.

Khi đánh giá website cần checklist các công việc:

  • Tuổi đời domain: Khi tuổi đời domain có thời gian càng lâu thì tối ưu hóa SEO càng đạt được hiệu quả ngay lập tức.
  • Cấu trúc trang web: Cấu trúc trang web hiện tại phải xem xét từng phần như: cách phân chia, sắp xếp trang chủ; danh mục; bài viết; cách điều phối;... đã tương thích và phù hợp để tối ưu hóa SEO hay chưa?
  • Nội dung của trang web: Số lượng bài viết đăng cần tải lên trang web bao nhiêu, mức độ tối ưu hóa bài viết dựa trên các phương diện: URL, tiêu đề (title), heading, link nội bộ, hình ảnh... đã đủ tốt chưa?
  • Hệ thống các site vệ tinh.
  • Số lượng backlink tại thời điểm hiện tại.
  • Thống kê thứ hạng trang web hiện tại và tổng kết toàn bộ dự án: đánh giá lợi thế và hạn chế.

2. Nghiên cứu từ khóa, viết content và xây dựng cấu trúc website

Khi nhắc tới nghiên cứu các từ khóa cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, một số bộ phận marketer nghĩ rằng đó là công việc đơn thuần với việc sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu các từ khóa có thứ hạng tìm kiếm. Kết quả là họ tìm kiếm được vô số từ khóa nhưng lại không có mục tiêu rõ ràng, không hướng tới kế hoạch kinh doanh

Thử hỏi với việc kết quả như vậy thì nhóm từ khóa ấy có trở nên hữu dụng trong mục đích tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng không. Điều quan trọng nhất trong SEO chính là đề cao việc tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng từ các từ khóa mới khiến cho bản kế hoạch thực sự có hiệu quả, đáng đầu tư và mới có thể nâng cao giá trị doanh thu cho doanh nghiệp.

Muốn tra cứu được bộ từ khóa đạt tỷ lệ chuyển đổi thì marketers phải biết thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bạn cần biết phân loại khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của mình hợp lý. Điều đó dựa vào khả năng phân tích hành vi, tâm lý khách hàng. Khách hàng sẽ cho bạn biết những yêu cầu, băn khoăn của họ khi kiếm tìm điều gì trước khi lựa chọn đặt hàng. Thấu hiểu rõ điều này, bạn sẽ biết cách phân loại các nhóm từ khóa: từ khóa chính quan trọng và từ khóa phụ. Không chỉ thế, bạn còn biết điều chỉnh, sắp xếp ưu tiên từ khóa nào trước và từ khóa nào sau trong bảng kế hoạch kinh doanh.

Danh sách các bước nghiên cứu, phân tích từ khóa và kiếm tìm ý tưởng cho từ khóa mỗi kế hoạch kinh doanh khác nhau:

  • Lựa chọn nghiên cứu một nhánh sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Xác định đối tượng khách hàng.
  • Tìm kiếm những nhóm từ khóa phù hợp với mong muốn, yêu cầu của khách hàng.
  • Thấu hiểu hành vi, tâm lý khách hàng khi họ lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp mình thông qua Google bằng những từ khóa nào.
  • Tìm kiếm và chú ý các từ khóa được Google gợi ý với 2 nhóm từ khóa trên, từ đó sẽ xác định thêm một nhóm từ khóa.
  • Nghiên cứu, phân tích trang web đối thủ đang có sử dụng những từ khóa nào thông qua công cụ tìm kiếm SEO như: Ahrefs, Alexa.com,…
  • Đánh giá các từ khóa theo từng mức độ khó.
  • Hình thành nội dung hỗ trợ cho các từ khóa đã được nghiên cứu trước.

Sau khi hoàn tất công việc kiếm tìm từ khóa cho kế hoạch kinh doanh thì bạn phải phân loại từ khóa chính quan trọng, từ khóa phụ và sắp xếp chúng vào các nhóm từ khóa và xác định thứ hạng tìm kiếm SEO cho mỗi từ khóa đó. Một website thường có 4 loại đường dẫn lên top tìm kiếm Google như: trang chủ tìm kiếm (homepage), chuyên mục (category), bài viết (post)  và thẻ tag.

Lưu ý: Nhóm từ khóa mà bạn phân loại nên sắp xếp theo từng đối tượng người dùng cụ thể đề nội dung các bài viết trở nên mạch lạc, rõ ràng, hơn nữa cũng làm cho việc chỉ dẫn Content Writer có lối viết nội dung đúng hướng theo kế hoạch kinh doanh.

Sau khi phân loại nhóm từ khóa, bạn nên lập bảng các từ khóa cần chuẩn SEO và xác định các đường dẫn SEO, từ đó, bạn sẽ xây dựng được hệ thống nội dung trang web đúng yêu cầu của kế hoạch kinh doanh. Khi đã lập xong bảng từ khóa, bạn hãy xác định các cấu trúc silo tương ứng với trang web của bạn.

Ví dụ: Đội Content sau khi được phổ biến về bản kế hoạch kinh doanh nhằm viết bài tìm hiểu về ngành tiếp viên hàng không thì có được các từ khóa chính như sau:

  • Tiếp viên hàng không - Search Volumn (SV): 2300
  • Nữ tiếp viên hàng không - Search Volumn (SV): 700
  • Nghề nghiệp tiếp viên hàng không - Search Volumn (SV): 350

Ngoài ra, người ta còn tiếp tìm các từ khóa liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện, tuổi nghề, tiền lương và các vấn đề tuyển dụng hay thông tin nghề nghiệp liên quan đến ngành tiếp viên hàng không.

Dựa vào bảng phân tích từ khóa, đội Content sẽ phân loại nhóm từ khóa chính bao gồm các từ khóa “tiếp viên hàng không, nữ tiếp viên hàng không, nghề nghiệp tiếp viên hàng không” được SEO trên vị ví danh mục. Các từ khóa phụ bao gồm “tiêu chuẩn, điều kiện, tuổi nghề, tiền lương và các vấn đề tuyển dụng hay thông tin nghề nghiệp liên quan đến ngành tiếp viên hàng không” được tiến hành SEO ngay chính trên bài viết. Từ đó, bạn dễ dàng hình thành được cấu trúc trang web đúng yêu cầu kế hoạch kinh doanh dựa trên bảng phân tích từ khóa trong SEO.

Để sang được bước làm tiếp theo, bạn hãy chắc chắn rằng không bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào trong quy trình thực hiện SEO. Muốn quản lý dễ dàng khối lượng công việc trên, bạn nên sử dụng tính năng checklist ở Wework - phần mềm quản lý công việc để quá trình làm việc của team SEO in-house trở nên thông suốt, theo dõi ai đảm nhận công việc gì và lúc tiến hành công việc có nhiệm vụ nào bị bỏ sót hay không.

3. Nghiên cứu đối thủ

Sau các bước xác định nhóm từ khóa muốn SEO theo kế hoạch kinh doanh thì phần tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đánh giá thực trạng của đối thủ hiện tại, từ đó xây dựng hướng đi đúng cho dự án SEO.

Các đối thủ cạnh tranh thường là những đối thủ mạnh trên thị trường cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của mình tại thời điểm hiện tại. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh dựa vào các tiêu chí:

* Nghiên cứu Onpage:

- Đánh giá trang web của đối thủ cạnh tranh:

  • Đánh giá chất lượng trang web với các phương diện như: tuổi đời domain, vị trí thứ hạng tại thời điểm hiện tại.
  • Cấu trúc trang web đối thủ cạnh tranh, xác định vị trí thứ hạng từ khóa đối thủ SEO ở đâu.
  • Mức độ tối ưu trên website dựa trên các tiêu chí onpage: tiêu đề, thẻ meta, heading đề mục, mật độ keyword,...

- Đánh giá nội dung các trang site của đối thủ cạnh tranh:

  • Số lượng bài viết đối thủ hiện thị trang các site: Xác định xem bài viết đối thủ bao nhiêu, có số lượng bao nhiêu bài viết liên quan tới các từ khóa SEO, có bao nhiêu bài viết đạt chất lượng.
  • Mức độ tối ưu nội dung bài viết đã đạt chuẩn on-page chưa.
  • Đánh giá link nội trên các site đối thủ cạnh tranh có lợi thế và hạn chế nào.

* Nghiên cứu off-page:

- Kiểm tra xem đối thủ có số lượng link bao nhiêu? Nguồn dẫn link đến từ các trang nào?

- Link đi mua hay link tự xây dựng? Chất lượng link ra sao?

- Hệ thống các site vệ tinh (nếu có)

- Cách thiết kế link tại thời điểm hiện tại của đối thủ.

Đối với dự án có số lượng đối thủ cạnh tranh mạnh cao, bạn có thể chia việc cho từng nhân sự trong đội phụ trách phân tích từng đối thủ dựa theo kế hoạch kinh doanh. Để quản lý quy trình thực hiện công việc, bạn có thể tạo ra các dự án riêng cho từng nhân sự trên Wework - phần mềm quản lý công việc và dự án nhằm theo dõi sát sao tiến trình phân tích của mỗi nhân sự.

4. Kế hoạch on-page

Theo sát các mục phân tích trên của kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ biết được đối thủ cạnh tranh mạnh tới đâu và thứ hạng trang web của bạn đang nằm ở vị trí nào. Tiếp đến bạn sẽ phải thực hiện vào việc tối ưu trang web dựa trên kỹ thuật tối ưu on-page. Các vấn đề sau từ kế hoạch kinh doanh bạn cần đưa ra xu hướng giải quyết:

  • Xác định từng chuyên mục, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể có số lượng bao nhiêu bài viết.
  • Số lượng hình ảnh cho một bài viết là bao nhiêu? Mật độ từ khóa đạt đến tỷ lệ nào?
  • Xây dựng sơ đồ cấu trúc của link nội bộ.

Để quản lý tốt link nội bộ, bạn cần thiết kế một kế hoạch liên kết các bài viết với nhau. Bạn có thể sử dụng giao diện Kanban trong Wework - phần mềm quản lý công việc và dự án để hiển thị tổng quan các bài viết đang có và phân loại các bài viết theo các cột topic, sau đó bạn sẽ dễ dàng đặt link nội bộ cho các bài viết trên trang web, tránh rơi vào tình trạng bỏ lỡ các bài viết và thiếu sót các link nội bộ.

kế hoạch kinh doanh

SEO gồm các bước nào?

5. Kế hoạch nội dung

Dựa vào số lượng bài hỗ trợ đã được xác định cho những đường dẫn link cần SEO, bạn cần bắt tay vào việc thiết kế nội dung bài viết cho kế hoạch kinh doanh. Điều này thực sự khó khăn, đòi hỏi người viết phải lên ý tưởng sáng tạo cho rất nhiều nội dung. Tại bước này, thấu hiểu khách hàng bao nhiêu càng dễ cho việc đi đúng hướng sáng tạo và đánh trúng đòn tâm lý khách hàng mong muốn. Trước tiên, bạn nên tiếp cận vấn đề của khách hàng ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, có cái nhìn tổng quan nhằm cung cấp cho khách hàng lượng thông tin nhiều hơn.

Dưới đây là một số cách tham khảo để bạn có cảm hứng sáng tạo ý tưởng và nội dung cho bài viết:

  • Nghiên cứu thật kỹ lưỡng về lĩnh vực, ngành hàng mà bạn đang làm theo các câu hỏi sau: Khách hàng có quy trình mua hàng như thế nào? Yếu tố quan trọng quyết định dẫn đến hành vi mua hàng xuất phát từ đâu? Yếu tố nào khiến khách hàng mua hàng nhiều hơn?,...Từ đó, bạn sẽ lên được lượng thông tin giải đáp những băn khoăn cho đối tượng khách hàng vẫn do dự mua hàng và tạo được nội dung có sức thuyết phục cao, lôi kéo khách hàng phải đặt hàng.
  • Công thức 5W + 1H thường được sử dụng trả lời cho các câu hỏi liên quan tới What, Who, When, Why, Where, How.
  • Tham khảo các nội dung bài viết của đối thủ cạnh tranh để biết cách họ thuyết phục và thu hút khách hàng ở đâu và tạo ra chiến lược nội dung kế hoạch kinh doanh mang tính vượt trội hơn.

Để nội dung bài viết luôn giữ được tính độc đáo, đa dạng và không rơi vào tình trạng sáo mòn thì bạn hãy brainstorm nhóm thường xuyên. Bạn có thể brainstorm nhóm bằng việc dùng mục thảo luận trong Wework - phần mềm quản lý công việc và dự án nhằm ghi chép những ý tưởng mỗi thành viên nêu ra tại các buổi meeting nhóm. Từ đó, cả team lên phương án phát triển nội dung trang web theo kế hoạch kinh doanh hiệu quả và tối ưu hơn.

6. Kế hoạch off-page

Từ việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về off-page và bảng từ khóa trong kế hoạch kinh doanh, bản cần đề ra phương hướng giải quyết các vấn đề:

  • Tính toán số lượng backlink dự kiến phải có cho từ khóa SEO.
  • Phân chia cụ thể cần bao nhiêu link cho từ khóa chính, từ khóa phụ.
  • Chọn lựa kỹ lưỡng diễn đàn và lập danh sách những diễn đàn cho việc tiến hành link và hoạt động tại đó.
  • Tỷ lệ đi link cho các từ khóa chính, từ khóa phụ như thế nào?
  • Các đường dẫn SEO có nguồn backlink từ đâu?
  • Xây dựng kế hoạch thu hút traffic trên các trang mạng xã hội.
  • Thiết kế vệ tinh trong kế hoạch kinh doanh trong trường hợp cần thiết và nếu có.

7. Kế hoạch traffic

Từ số traffic trên thực tế của trang web và số traffic sau khi phân tích đối thủ nhằm xác định:

  • Dự án cần có bao nhiêu traffic cho đủ
  • Phân chia số traffic đó ra để xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng traffic trang web thật tự nhiên.
  • Nguồn traffic đến từ social, diễn đàn, direct…
  • Bài viết mới và bài viết cũ có số lượng traffic là bao nhiêu?

Lưu ý: Đừng quá lạm dụng, tăng trưởng đột ngột traffic cho bài viết quá nhiều trong một kế hoạch kinh doanh.

8. Dự kiến chi phí và phân bổ nhân sự

Dựa vào deadline kế hoạch kinh doanh của dự án và chi phí tối đa bỏ ra để tối ưu hóa các vấn đề sau:

  • Cần điều phối bao nhiêu người cho một dự án, chi phí chi cho nguồn nhân lực là bao nhiêu?
  • Chi trả phí mua tool bao nhiêu (nếu cần)
  • Chi trả phí cho quảng cáo (nếu cần)
  • Chi trả phí mua link (nếu cần mua link)

Từ đó tiến hành xác định ngân sách cho dự án mà vẫn đảm bảo yêu cầu của bản kế hoạch kinh doanh.

9. Lên tiến trình thực hiện dự án

Tất cả những phần nghiên cứu ở trên là các bước chuẩn bị, định hướng cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của dự án. Muốn hoàn chỉnh một kế hoạch kinh doanh SEO cần có:

  • Bảng hoàn thiện các từ khóa.
  • Cấu trúc trang web và bài viết.
  • Dự án chia ra thành mấy giai đoạn thực hiện.
  • Từng giai đoạn có công việc cụ thể nào.
  • Từng bộ phận, nhân sự được phân chia đảm nhận từng công việc.
  • Vị trí thứ hạng từ khóa cần đạt được cho từng giai đoạn, thường là dự kiến lọt vào top tìm kiếm.

Khi bắt đầu công việc cần phân chia rõ ràng các bước thực hiện theo từng ngày, từng tuần, từng tháng và có thể dài hơn theo thời gian dự án diễn ra để có chỉ số đảm bảo tiến độ công việc theo kế hoạch kinh doanh:

* Tiến trình công việc theo ngày:

  • Số lượng bài viết một ngày.
  • Số lượng link một ngày.
  • Đạt lương traffic bao nhiêu một ngày.

* Tiến trình công việc theo tuần:

  • Kiểm tra từ khóa 2 lần/ tuần.
  • Kiểm tra webmaster tool và analytics nhằm biết tham số xem tình trạng tăng trưởng của trang web.
  • Kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của nhân sự trong một tuần.

* Tiến trình công việc theo tháng:

  • Trang web và kết quả kế hoạch kinh doanh đã được tác động như thế nào?
  • Đúc kết tháng trước rồi đề ra phương hướng điều chỉnh cho tháng sau.
  • Kiểm tra sức khỏe trang web.

Muốn theo dõi kế hoạch kinh doanh SEO chi tiết theo từng giai đoạn dự án, hãy xây dựng các nhiệm vụ cụ thể, phân chia công việc cho từng nhân sự và hoàn thành deadline trên Wework - phần mềm quản lý công việc và dự án. Sử dụng giao diện Gantt chart, phần mềm Wework không chỉ giúp người quản lý kế hoạch kinh doanh theo dõi sát sao tiến độ của dự án, mà còn động viên nhân sự trong dự án tiến hành công việc hiệu quả hơn khi phân nhỏ khối lượng công việc theo từng ngày và nhắc nhở nhân sự đúng hạn phải hoàn thành và báo cáo qua email.

III. Kết luận

Kế hoạch kinh doanh cho một dự án là một quá trình làm việc lâu dài với sự kết hợp của nhiều nhân sự trong team SEO. Muốn dự án thành công cần có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể, phân chia công việc hợp lý, quản lý chặt chẽ. Bài viết hướng dẫn cho bạn thiết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả với sự hỗ trợ của một số phần mềm hữu ích. Từ đó, bạn hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với dự án, doanh nghiệp hay team SEO của bạn mà vẫn đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.