Kế toán trưởng là vị trí mà bất kỳ kế toán nào hướng đến. Vậy những kỹ năng cơ bản nào một kế toán trưởng phải có, mức lương của họ ra sao, cơ hội thăng tiến của họ như thế nào? Còn rất nhiều những câu hỏi về vị trí này bài viết sẽ hé mở cho bạn.
I. Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng là người giữ vai trò quan trọng, đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp… Bên cạnh đó, họ còn là người chỉ đạo các công việc chung, phụ trách và tham mưu cho giám đốc tài chính, lãnh đạo về các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Các kế toán viên sẽ được kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc sao cho hợp lý nhất. Kế toán trưởng luôn đứng dưới, làm việc dưới quyền Giám đốc tài chính (CFO) trong các công ty, doanh nghiệp.
II. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng
Kế toán trưởng nắm rất nhiều chức năng quan trọng trong tổ chức, có thể điểm qua một vài chức năng như:
- Quản lý trực tiếp các kế toán cấp dưới (kế toán tổng hợp, kế toán quản trị...)
- Tổ chức các công việc kế toán của doanh nghiệp
- Điều tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài sản, tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp để tổng hợp và báo cáo trước ban lãnh đạo công ty
- Tổ chức và hoàn thành công việc được giao phù hợp với yêu cầu của luật pháp hiện hành
- Xây dựng việc giám sát, kiểm kê các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp để đưa ra những phân tích, tổng hợp về nguồn tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
- Phụ trách việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán
- Bảo đảm tiến độ cũng như hiệu quả làm việc của bộ phận kế toán bằng việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao, các kinh nghiệm tiên tiến
- Thực hiện tổ chức việc kiểm kê tài sản và các nguồn tài sản khác của doanh nghiệp
- Lập sổ sách tài liệu kế toán, tính toán giá thành sản phẩm, mức lương, các bút toán tính thuế, bảo hiểm, công nợ với chủ đầu tư, khách hàng… đảo bảo tính hợp pháp, kịp thời và chính xác
- Kiểm tra, giám sát quy trình lập tài liệu sổ sách, cân đối kế toán cũng như các tài liệu khác có liên quan đến doanh nghiệp
- Xác định nguồn tài chính nội bộ, giảm thiểu các chi phí thông qua việc phân tích hoạt động buôn bán nội bộ của doanh nghiệp bằng các số liệu nguồn tài chính kế toán
- Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định về tài chính giúp hạn chế rủi ro, những vi phạm không đáng có trong quá trình hoạt động
- Tham gia vào việc lập tài liệu giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mất mát, thất thoát tài sản của doanh nghiệp
- Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc nguồn tài chính kế toán, nguyên tắc quỹ
- Thực hiện vay tín dụng cho doanh nghiệp bằng các giao dịch với ngân hàng
- ...
Bên cạnh những chức năng trên, kế toán trưởng cũng có những nhiệm vụ nhất định trong tổ chức:
- Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên cơ sở không ngừng cải thiện bộ máy tổ chức và tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê
- Thiết lập các báo cáo quyết toán, kế toán thuế, đầy đủ và gửi đúng thời hạn
- Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành các thể lệ tài chính, chế độ ban hành
- Hoạch định, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị
- Quản lý các hoạt động liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp
- Hoạch định và đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn, dài hạn
- Triển khai các kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ kế toán bằng các khóa học hay công tác
- ...
Chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng
III. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong các doanh nghiệp
1. Trách nhiệm
Trong đơn vị kế toán, kế toán trưởng có trách nhiệm:
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính
- Lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Tổ chức thực hiện điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật
2. Quyền hạn
Kế toán trưởng cũng có những quyền hạn nhất định trong công ty và trong bộ phận quản lý như
- Truyền đạt, phổ biến các chủ trương, quyết định của lãnh đạo đề ra
- Chỉ đạo chuyên môn cho các kế toán trong bộ phận
- Kiểm tra và ký duyệt các tài liệu kế toán, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ, chuyên môn
- Yêu cầu sự phối hợp của các bộ phận trong công ty để thực hiện những công việc có liên quan
- Được tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, cũng như đề bạt vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp
- ...
IV. Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một kế toán trưởng
Trong nền kinh tế thị trường đang hộp nhập hiện nay, kế toán trưởng là người giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu ở các doanh nghiệp, tổ chức. Họ là người nắm rõ tình hình tài chính của tổ chức và đưa ra những định hướng phát triển đúng đắn và thích hợp với doanh nghiệp. vì vậy để trở thành kế toán trưởng bạn cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện nhất định như
- Bằng cấp, chứng chỉ kế toán trưởng và kinh nghiệm làm việc kế toán 2 năm trở lên với trình độ đại học và 3 năm trở lên với trình độ trung cấp
- Hiểu biết sâu rộng về ngành kế toán, trình độ chuyên môn cao
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Khả năng giao tiếp, ngoại giao tốt
- Có khả năng quản lý, có tinh thần cầu tiến, ý chí tiến thủ
- Ham học hỏi, biết lắng nghe
- Trung thực, luôn khách quan, tỉ mỉ trong công việc (đòi hỏi có độ chính xác cao)
- ...
Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một kế toán trưởng
V. 7 kỹ năng cần thiết để thành công trong kế toán trưởng
1. Năng lực chuyên môn cao
Để trở thành kế toán trưởng trong doanh nghiệp, ngân hàng hay bất cứ tổ chức nào thì trước hết bạn cần đáp ứng nhu cầu về chuyên môn cao của họ. Điều đó có được trong quá trình học tập và làm việc, bạn sẽ tích lũy thêm những kiến thức, kinh nghiệm không có ở trường lớp như nâng cao khả năng báo cáo, trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…
2. Am hiểu pháp luật
Yếu tố pháp luật là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ công việc nào. Bởi đảm bảo về pháp luật sẽ tránh được những rủi ro, những phát sinh tiêu cực trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán, bạn phải biết tra cứu, vận dụng tốt các bộ luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại; các luật về thuế, đất đai, hóa đơn, lao động, bảo hiểm, chứng khoán… Các bài viết chia sẻ kỹ năng về kế toán, tài chính, thuế cũng là những tài liệu bạn nên biết và đọc.
3. Thành thạo máy tính, soạn thảo văn bản và tiếng Anh
Không chỉ riêng kế toán mà mọi ngành nghề đều cần đến hai kỹ năng mềm tin học và ngoại ngữ. Để có cơ hội thăng tiến đến vị trí kế toán trưởng thì bạn nên xác định ngay từ khi học tập đại học nên trang bị hai kỹ năng này. Bạn nên giỏi các thao tác máy tính văn phòng, giỏi Excel dùng để tính toán phân tích số liệu, Word và kỹ năng soạn thảo văn bản cũng phải loại khá vì trong công việc thường xuyên phải soạn những văn bản để trình lãnh đạo hoặc gửi ra bên ngoài, sử dụng tốt các phần mềm chuyên về kế toán. Hơn thế nữa, ngoại ngữ được nói đến ở đây không chỉ là tiếng Anh mà còn là một số ngoại ngữ phổ biến khác như Nhật, Trung, Hàn… Bạn nên học cách giao tiếp những ngoại ngữ đó một cách thành thạo, trôi chảy giống người bản địa.
4. Khả năng tư duy tốt
Kế toán, nhất là kế toán trưởng, luôn phải ngắm những con số như cơm bữa thường ngày nên bạn nên rèn cho mình một tư duy logic để tránh được việc quên quên nhớ nhớ. Điều đó sẽ giúp tư duy của bạn rành mạch, rõ ràng hơn, tránh nhầm lẫn khi tiếp xúc với bảng biểu, những phép tính phức tạp.
5. Cẩn thận và trung thực
Là yếu tố “bẩm sinh” phải có của các kế toán. Đối mặt với các con số vô hồn, nếu bạn sai một ly sẽ đưa doanh nghiệp của bạn đi một dặm và đối mặt với những hậu quả khôn lường. Cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Tuy nhiên bạn cần xử lý khéo léo trong mọi tình huống nhỏ nhất để đảm bảo tính cẩn thận nhưng phải phát huy tính trung thực một cách tối đa.
6. Chịu được áp lực công việc cao, biết cách quản lý thời gian
Công việc của kế toán nhiều dần vào mỗi cuối tháng, cuối năm. vì thế áp lực công việc cũng tăng dần theo đó nếu bạn muốn hoàn thành kịp tiến độ được giao thì hãy vắt chân lên cổ mà chạy. Để có thể theo được công việc này chắc chắn bạn cần có sức khỏe và tinh thần dẻo dai để có thể chịu được những áp lực đó. Bên cạnh đó để tránh hao phí thời gian và sức lực một cách vô ích bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để hoành thành công việc.
7. Khả năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo
Khi giao tiếp và ứng xử của bạn đã đủ tốt để tạo ấn tượng với mọi người thì chắc chắn cơ hội thăng tiến của bạn là rất lớn. Ứng xử khéo léo sẽ tạo sự đồng cảm thân thiện với mọi người giúp bạn tạo thiện cảm và dễ dàng thuyết phục mọi người trong mọi trường hợp.
7 kỹ năng cần thiết để thành công trong kế toán trưởng
VI. Thang bảng lương của kế toán trưởng hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2014 - 2015, mức lương trung bình của kế toán trưởng dao động từ 400 - 600$. Nhưng sang đến năm 2016 - 2017 mức lương đã tăng lên đáng kể ở ngưỡng 800 - 1000$. Dựa trên những con số trên có thể nói kế toán trưởng có mức lương đáng mơ ước với mọi người lao động. Nhưng lương cao luôn đi kèm với khối lượng công việc lớn, cường độ làm việc dày đặc, áp lực cao. Với hoàn cảnh công việc như vậy đòi hỏi kế toán trưởng phải có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu đó, sở hữu những kỹ năng cần có.
Mức lương ở trên chỉ là một con số thống kê mang tính tương đối, không cố định và thay đổi theo những yếu tố khác nhau. Một vài yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến mức lương kế toán trưởng có thể kể đến như loại hình doanh nghiệp, quy mô công ty, trình độ năng lực chuyên môn của kế toán trưởng… Lương của kế toán trưởng ngân hàng thường được đánh giá là cao hơn so với lương của các công ty tư nhân không sử dụng vốn nhà nước. Theo ghi nhận tháng 12/2017, hệ số lương của kế toán trưởng là từ 4,33 - 4,66.
VII. Lộ trình thăng tiến của kế toán trưởng
Dựa trên thực tế, có 3 vị trí liền kề thường có nhiều cơ hội trở thành kế toán trưởng là kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kiểm toán viên cao cấp. Điểm chung nằm ở 3 vị trí này là sự hiểu biết rõ ràng, kỹ lưỡng và chi tiết về công việc kế toán nhưng họ chưa có cái nhìn tổng quát. Vì thế bạn cần lấp đầy vị trí trống bằng cách học thêm về một trong các vị trí sau:
- Kế toán phải trả
- Kế toán phải thu
- Kế toán giá thành
- Kế toán tài sản cố định
- Lập ngân sách
- Quản lý về mặt kế toán
- Kế toán thuế và thống kê theo quy định
- Các công việc khá
Các công việc kể trên đề rất quan trọng nhưng quan trọng nhất bạn phải nắm rõ hai phần kế toán giá thành và kế toán thuế thì mới làm được kế toán trưởng. Phần giá thành đảm bảo cho bạn có hiểu biết toàn diện về chi phí và lên báo cáo thu nhập đúng. Phần thuế đảm bảo cho công ty của bạn hoạt động đúng luật và tránh bị phạt thuế khi thanh tra.
Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối viết. Liệu những thông tin cung cấp trong bài viết về kế toán trưởng có giúp ích cho bạn không? Bạn đã hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cũng như trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng chưa? Những kỹ năng cần có của kế toán trưởng sẽ giúp bạn tìm ra những thiếu sót của bạn thân để cải thiện đúng không? Và mức lương sẽ là động lực cho bạn cố gắng lên vị trí này đúng ko? Hẹn gặp lại trong bài viết tới nha.