Trong quá trình xây dựng, khái niệm khoảng lùi xây dựng không còn xa lạ. Khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì? Hôm nay 123job sẽ chia sẻ những quy chuẩn và cách tính khoảng lùi xây dựng nhà ở và quy định về chỉ giới đường đỏ và chỉ giới trong xây dựng.

Những câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc về khoảng lùi xây dựng bao gồm quy định như thế nào mới đạt chuẩn? Tiêu chuẩn ra sao? Cách tính khoảng lùi xây dựng vừa nhanh chóng nhưng vẫn chính xác. Dưới đây là một số kiến thức của những chuyên gia, mời bạn tham khảo qua. Có nhiều người đã nghe qua về khoảng lùi xây dựng tuy nhiên đối với những người chưa có hiểu biết về các vấn đề và sắp có dự định xây nhà và dựng cửa; hay chỉ giới xây dựng sẽ dễ phạm luật. 

I. Tìm hiểu khái niệm khoảng lùi xây dựng là gì? 

Tên tiếng Anh của nó là “setback”; còn được định nghĩa là khoảng cách giữa chỉ giới xây dựng và chỉ giới xây dựng của đường đỏ. Trong đó, chỉ giới xây dựng chính là đường giới hạn mà người dân sẽ được phép xây dựng những công trình như là nhà ở, sân vườn… trên lô đất.

Khoảng lùi xây dựng là gì?

Khoảng lùi xây dựng là gì?

Còn chỉ giới xây dựng trong đường đỏ sẽ được hiểu là đường ranh giới để có thể phân định ra đâu là phần lô đất sử dụng cho công việc xây dựng lên những công trình; phần đất nào dành cho ngành xây dựng đường giao thông/ công trình kỹ thuật hạ tầng công cộng.

Xem thêm: Bật mí thông tin quan trọng về chứng chỉ hành nghề xây dựng? 

II. Một số quy định về khoảng lùi trong xây dựng hiện nay

Trong Đồ án quy hoạch về vấn đề thiết kế của đô thị sẽ thể hiện khoảng lùi xây dựng các công trình trên đó so với lộ giới xây dựng đang được thiết kế quy hoạch

1. Tiêu chuẩn về khoảng lùi xây dựng ở đô thị

Quy định về khoảng lùi xây dựng sẽ có sự khác nhau do còn phụ thuộc nhiều yếu tố như là: chiều cao của công trình, vấn đề về quy hoạch của từng địa phương về việc sử dụng đất, chiều rộng lộ giới… Nhưng theo quy định của Bộ Ngành Xây dựng thì khoảng lùi xây dựng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây: 

  • Khoảng lùi bằng 0 đối với các công trình có chiều cao 22m trở xuống; lộ giới rộng trong  khoảng 19 – dưới 22m.
  • Khoảng lùi là 3m sẽ được tính từ vỉa hè đối với các công trình có chiều cao tới 25m.
  • Khoảng lùi ít nhất là 6m đối với công trình có chiều cao từ khoảng 28m trở lên.
  • Khoảng lùi bằng 0 đối với các công trình có chiều cao tới 25m và lộ giới rộng từ 22m trở lên. Tuy nhiên khoảng lùi sẽ là 6m nếu công trình có chiều cao từ 28m trở lên.

2. Quy định về khoảng lùi xây dựng nhà ở nông thôn

Cụ thể, bạn căn cứ vào quy định số 29/2014/QĐ của UBND TP. Hồ Chí Minh, thì các công trình là nhà ở mới thuộc khu vực nông thôn cần thi công theo quy định về khoảng lùi xây dựng tối thiểu như sau:

  • Khoảng lùi xây dựng tối thiểu là 2m đối với các công trình nhà ở kết hợp với việc sản xuất nông nghiệp.
  • Khoảng lùi xây dựng tối thiểu là 1,5m đối với nhà ở thuộc trong khu vực trung tâm xã.
  • Khoảng lùi tối thiểu là 2m đối với nhà ở nằm trong khu vực các điểm dân cư.

Quy định đối với khoảng lùi xây dựng theo đó cũng phụ thuộc cả vào những vị trí từng ngôi nhà. Quy định này cũng có nhiều điểm khá tương đồng với quy định về khoảng lùi xây dựng được áp dụng trên địa bàn các thành phố lớn như là Hà Nội. 

3. Quy định về khoảng lùi xây dựng ở một số công trình khác

Những quy chuẩn trên phải đồng thời là thước đo về khoảng lùi xây dựng đối với nhà cao tầng; công trình nhà cấp bốn hoặc những công trình khác. Chính vì vậy, những ai đang có ý định về cấp phép xây dựng công trình cần phải xác định vị trí sao cho chính xác; xác định mục đích theo đúng những quy định mà pháp luật đã ban hành. Điều này sẽ giúp cho các bạn tránh bị xử phạt do xây dựng trái phép và vi phạm Luật Xây dựng.

Những quy định về khoảng lùi xây dựng có khả năng đảm bảo diện tích công cộng cho khu vực xung quanh và đảm bảo tính an toàn của ngôi nhà.

Những quy định về khoảng lùi xây dựng để đảm bảo diện tích công cộng cho khu vực xung quanh và tính an toàn 

Những quy định về khoảng lùi xây dựng được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo phần diện tích công cộng đối với khu vực sẽ nằm xung quanh liền kề; đồng thời đảm bảo cho độ an toàn của những công trình xây dựng. Vì vậy, mỗi công dân đều sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về khoảng lùi xây dựng. 

4. Những điều kiện cần thiết để cấp phép xây dựng 

Theo Điều 91 của Luật Xây dựng 2014 thì để được các cấp giấy phép trong xây dựng; bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: 

  • Những công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và phê duyệt; được công nhận phù hợp đối với quy hoạch chi tiết về xây dựng trong đô thị sẽ được cung cấp giấy phép xây dựng. 
  • Công trình nằm tại những tuyến phố mà bạn đã ổn định cần phải đáp ứng điều kiện đó là đảm bảo được sự phù hợp đối với những quy chế trong quản lý quy hoạch.
  • Công trình xây dựng cần phải phù hợp với nhiều mục đích của việc sử dụng đất đã được ban hành đúng theo quy hoạch về việc sử dụng và quản lý đất.
  • Công trình được xây dựng cần phải đảm bảo sự an toàn đối với môi trường quy hoạch, khu lân cận… 

Trước tiên để nhận biết được giấy phép trong xây dựng; bạn cần phải tuân thủ các quy định và điều kiện nhất định. Tiếp theo sẽ được xem xét về công trình xây dựng có mục đích chính là gì; đáp ứng theo yêu cầu nào ở trên để thực hiện theo địa chính của địa phương đã yêu cầu. 

Xem thêm: Xin giấy phép xây dựng cần những thủ tục, giấy tờ nào?

III. Cách tính khoảng lùi xây dựng

Cách tính khoảng lùi xây dựng của những công trình xây dựng tùy thuộc vào việc tổ chức quy hoạch và các không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng lộ giới tuy nhiên vẫn đảm bảo theo quy định như sau:

  • Đối với công trình cao trong khoảng 28m trở lên phải lùi vào 6m.
  • Đối với công trình cao 25m sẽ phải lùi vào 4m được tính từ vỉa hè đến công trình xây dựng.
  • Đối với công trình cao 22m phải lùi vào 3m, điểm này sẽ tính từ vỉa hè
  • Đối với công trình cao từ 19m đổ xuống hay 19m sẽ không cần lùi, trường hợp này được phép xây dựng để trồng lên lộ giới hay sát với vỉa hè.

IV. Cơ quan thẩm quyền được cấp phép xây dựng cho các công trình

Để có thể thi công những công trình xây dựng thì có giấy phép chính là một yếu tối chắc chắn không thể thiếu. Nhưng không phải ai cũng có quyền được quyết định về điều đó mà cần phải là các cơ quan có thẩm quyền để trực tiếp xem xét và phê duyệt thì giấy phép đó mới có hiệu lực thi hành. Còn đối với từng công trình thì sẽ được ngành xây dựng ở mỗi khu vực khác nhau sẽ do các cơ quan thẩm quyền khác nhau xem xét để phê duyệt, cụ thể như sau:

  • Đối với những công trình đang được thi công với quy mô lớn ở tại các tỉnh hay thành phố và có đặc thù riêng về kiến trúc, những công trình có liên quan đến: tôn giáo, lịch sử hay văn hóa… hay một vài công trình khác sẽ thuộc phạm vi quản lý và địa giới hành chính đúng theo ác nguyên tắc mà chính phủ đã đưa ra thì sẽ do Ủy ban nhân dân của tỉnh đó để cấp phép xây dựng
  • Đối với những công trình xây dựng mà thuộc phạm vi đô thị thì ở trong các trung tâm xã hoặc địa giới hành chính mà do huyện trực thuộc quản lý thì sẽ do Ủy ban nhân dân huyện đó cấp phép xây dựng thi công công trình xây dựng
  • Còn đối với những công trình nhà ở riêng của các khu dân cư riêng lẻ, các địa điểm nông thôn mà đã có quy hoạch xây dựng hoặc thuộc địa giới quản lý hành chính của những xã thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã ký phê duyệt thi công những công trình xây dựng đó. 

Xem thêm: Bật mí những điều cần phải biết về ngành xây dựng năm 2021

V. Kết luận

Có thể nói, để thi công và xây dựng một công trình nào đó bạn cần phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau. Trong đó, người tiến hành xây dựng cần phải đặc biệt quan tâm đến khoảng lùi xây dựng. Đây chính là điều kiện tiên quyết sẽ đảm bảo công trình được tiến hành suôn sẻ và hiệu quả nhất. Hy vọng qua các thông tin chia sẻ về khoảng lùi xây dựng ở trên đây, bạn sẽ nắm được phạm vi xây dựng được phép cho công trình của mình như thế nào. Từ đó, bạn sẽ tránh được vấn đề trong ngành xây dựng sai luật để không bị xử phạt đáng tiếc.