Khu vực tuyển sinh hay điểm cộng ưu tiên luôn là ấn đề gây tranh cãi nhiều năm mỗi đợt thi đại học đến. Vậy việc phân chia khu vực tuyển sinh có ảnh hưởng như thế nào đến điểm thi chung của các sĩ tử. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đối với mỗi học sinh, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc Gia mang một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Đây là bước chuyển mình của các bạn sau 12 năm đèn sách ở ghế nhà trường. Vì thế kỳ thi đại học này được học sinh và cả phụ huynh hết sức quan tâm. Một trong những vấn đề được quan tâm đến đó chính là điểm cộng ưu tiên. Có những thí sinh tham gia tuyển sinh đại học được cộng 0,75đ nhưng cũng có thí sinh không được cộng điểm nào. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Sự khác biệt này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà một trong số đó là khu vực tuyển sinh. Vậy khu vực tuyển sinh là gì? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
I. Khu vực tuyển sinh được hiểu là khu vực ưu tiên cho thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những mốc điểm ưu tiên khu vực cụ thể cho từng vùng để khuyến khích các thí sinh thuộc diện chính sách hoặc để tăng sự công bằng cho những bạn có hộ khẩu ở những vùng khó khăn, có điều kiện học tập thấp hơn. Từ đó,c sẽ giúp tăng tỉ lệ đỗ cho các bạn tham gia đăng ký tuyển sinh đại học.
Nhìn về kỳ thi THPTQG 2017, việc thí sinh thi đại học đạt 29,25đ vẫn trượt nguyện vọng vào y đa khoa đã gây ra làn sóng dư luận năm đó. Phổ điểm chung cao, nên điểm cộng ưu tiên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thí sinh thi đại học có đỗ hay không.
Có thể thấy điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh là đề tài chưa bao giờ hết “hot” qua các năm. Vậy điểm ưu tiên sẽ được tính ra sao ở mỗi khu vực tuyển sinh và với mức điểm như thế nào?
1. Khu vực tuyển sinh và điểm ưu tiên theo khu vực
Từ năm 2018, mức chênh lệch điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh giữa hai khu vực ưu tiên kế tiếp giảm xuống còn 0,25 điểm.Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục thì khu vực và điểm ưu tiên theo khu vực sẽ được quy định như sau
- Khu vực 1 (KV1): cộng 0.75 điểm
KV1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện được đầu tư của Chương trình 135.
- Khu vực 2 (KV2): cộng 0.25 điểm
KV2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc TW (trừ các xã thuộc KV1).
- Khu vực 2- nông thôn (KV2-NT): cộng 0.5 điểm
KV2-NT là các địa phương không thuộc KV1, 2 và 3.
- Khu vực 3 (KV3): không có điểm ưu tiên
KV3 là các quận trong nội thành của thành phố trực thuộc TW. Thí sinh thuộc KV3 không được hưởng điểm ưu tiên.
Khu vực tuyển sinh năm nay được tiến hành cẩn thận đảm bảo an toàn chống dịch
2. Những chú ý quan trọng về cộng điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh
Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp tại khu vực tuyển sinh nào sẽ được hưởng điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh đó. Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào nhiều hơn thì được hưởng ưu tiên tại khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường khác thì tốt nghiệp ở đâu được hưởng ưu tiên ở khu vực đó. Quy định được áp dụng với các thí sinh đã tốt nghiệp vào những năm trước năm tuyển sinh.
Đối với các trường THPT thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, trường sẽ được gán 1 mã trường khác nhau cùng với một mức điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh phù hợp.
Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại trường THPT chọn và điền đúng mã trường theo các giai đoạn để được hưởng đúng mức điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, xét tuyển học bạ mới nhất
3. Phân chia khu vực tuyển sinh trên cả nước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhóm đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh Đại học được phân chia như sau:
- Nhóm ưu tiên 1 (UT1): cộng 2 điểm
+ Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là dân tộc ít người có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực I quy định ở điểm c khoản 4 Điều 7 trong Quy chế.
+ Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục trên 5 năm, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia công nhận và cấp bằng khen.
+ Đối tượng 03:
Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”
Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;
Các đối tượng ưu tiên quy định tại điểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Đối tượng 04:
Con liệt sĩ
Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động;
Người bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến;
Con của người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm: Lịch thi và tổng hợp bộ đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
- Nhóm ưu tiên 2 (UT2): cộng 1 điểm
+ Đối tượng 05:
Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;
Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng không ở Khu vực 1;
Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;
+ Đối tượng 06:
Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực tuyển sinh đã quy định thuộc đối tượng 01;
Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Con của người có công giúp đỡ cách mạng;
+ Đối tượng 07:
Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ GDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm;
Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.
Khu vực tuyển sinh là điều kiện tiên quyết để cộng điểm ưu tiên
II. Khu vực tuyển sinh là giới hạn phạm vi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học.
Một số trường tuyển sinh đại học theo vùng, thường được gọi là đại học vùng. Ví dụ trong hệ thống các trường đào tạo công an, cảnh sát có trường dự bị ở Sầm Sơn, Thanh Hóa hệ dự bị đại học dành cho học sinh từ các tỉnh giới hạn quy định. Nếu không sinh sống ở các tỉnh này thì hồ sơ sẽ không nộp vào trường. Vì vậy, khu vực tuyển sinh mang tính giới hạn phạm vi tuyển sinh
Xem thêm: [Tuyển sinh 2021] Danh sách các khối thi đại học mới nhất
III. Có nên cộng điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh hay không?
Vấn đề điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh đang là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là đối với các trường TOP. Có ý kiến đồng tình nên cộng điểm ưu tiên, nhưng cũng ý kiến lại bác bỏ. Vậy nên hay không trong việc cộng điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh?
Nếu áp dụng nguyên tắc xét tuyển như nhau cho những thí sinh có điều kiện khác nhau thì đó không phải là biểu hiện của công bằng. Nếu áp dụng quy định giống nhau dẫn đến kết quả chênh lệch trong quá trình thực hiện cũng không phải là đạt được sự công bằng.
Khi có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là vùng cao vùng xa và giữa các đối tượng thì chính sách ưu tiên là cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, xét trên diện rộng. Chỉ khi bạn có trải nghiệm cuộc sống ở những vùng khó khăn thì bạn mới cảm nhận được tính thiết yếu của chính sách này.
IV. Kết luận
Việc xác định một số đối tượng ưu tiên và cộng điểm cho họ trong tuyển sinh đại học là một chính sách giáo dục với mục đích hướng tới sự “công bằng”. Công bằng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như điều kiện học tập, môi trường, cơ hội học tập ở mỗi vùng miền là khác nhau. Trong khi đó các thí sinh cùng thi chung một đề thi nên kết quả sẽ được phản ánh khác nhau giữa các vùng miền. Vì vậy, để bù đắp cho những thiệt thòi mang tính chất vùng miền, địa lý, xã hội trong việc tuyển sinh đại học đồng thời động viên tinh thần hiếu học của những nơi có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn thì Nhà nước có những quy định “nhặt ra những đối tượng ưu tiên” và đem cơ hội học đại học đến với họ thông qua khu vực tuyển sinh