Là một ứng viên nữ, để tránh rắc rối hay những vấn đề nhạy cảm về lương thưởng vì không có kinh nghiệm phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu và quan tâm một vài những thông tin về nhà tuyển dụng. Tự mình cứu mình vượt qua việc đề xuất lương với HR?

Nữ giới với những khuôn khổ đã được xác định sẵn khiến cho họ bị ràng buộc và áp lực về một số khía cạnh trong cuộc sống. Liệu rằng đánh giá mức lương họ nhận được dựa vào giới tính có công bằng với nữ giới không?

I. Vì sao ứng viên nữ thường ngại đàm phán lương?

Dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn, nữ giới thường cảm thấy kém thoải mái trong việc thương lượng về lương với nhà tuyển dụng vì một vài quan điểm chủ quan của ứng viên. 

1.1 Sự e ngại đến từ chế độ đãi ngộ và kỳ vọng khác nhau

Nữ giới thường sẽ vướng bận vấn đề con cái, gia đình nên họ có xu hướng nghỉ việc sau một vài năm làm việc tại doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp, họ luôn mong muốn đào tạo được nhân viên mà họ đảm bảo gắn bó lâu dài cùng công ty, vì vậy kinh nghiệm phỏng vấn nữ giới thường sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn về vấn đề tình trạng quan hệ của bản thân. Suy nghĩ này của nhiều nhà tuyển dụng khiến nhiều nữ giới không nhận được cơ hội làm việc. 

Kinh nghiệm phỏng vấn của nhà tuyển dụng cho biết mọi người thường có những định kiến như khả năng làm việc của nam giới thì hiệu quả và năng suất cao hơn nữ giới. Hay có nhiều đặc thù công việc chỉ phù hợp với nam giới mà không phù hợp với nữ giới. Từ một vài kinh nghiệm phỏng vấn, ta thấy được những định kiến trên gắn lên một người phụ nữ mà dù muốn hay không thì họ vẫn không thể thoát ra được. Vì những định kiến này mà chính người phụ nữ cũng cảm thấy quan ngại khi deal lương với nhà tuyển dụng, một phần vì họ sợ bị đánh giá là đòi hỏi và dễ mất đi cơ hội việc làm.

1

Kinh nghiệm phỏng vấn nữ giới

Khi sinh ra là phụ nữ, hình ảnh của họ sẽ gắn với một số định kiến lâu đời ảnh hưởng đến tính cách cũng như cách làm việc của họ. Vậy nếu như doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc tuyển dụng nam giới thì còn bao nhiêu cơ hội cho nữ giới trong thời đại hiện nay?

1.2 Ứng viên nữ thường có những hạn chế nhất định cùng áp lực xã hội riêng

Hình ảnh của người phụ nữ luôn được nhắc đến kèm theo hình ảnh của một gia đình đằng sau, vì vậy, theo kinh nghiệm phỏng vấncủa nhà tuyển dụng thì ứng viên nữ sẽ chịu nhiều áp lực từ con cái, gia đình và đặc thù công việc. 

Cùng một vị trí công việc, dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn một ứng viên nam sẽ kiên quyết trong việc thỏa thuận mức lương phù hợp với chức danh của họ, còn nữ giới lại dễ dàng đồng ý với mức lương khởi điểm. Thông thường, mức lương khởi điểm này sẽ được đính kèm thêm chế độ hỗ trợ giải quyết những vấn đề cá nhân của ứng viên, tức là ứng viên được ưu tiên hỗ trợ trong trường hợp có vấn đề gia đình. 

1.3 Ứng viên nữ thường bị đóng khung với hình ảnh mềm mỏng và kém quyết liệt

Theo kinh nghiệm phỏng vấn, nữ giới được đánh giá là kém quyết liệt hơn nam giới trong cuộc sống cũng như trong công việc, không những vậy, khuôn mẫu của một người phụ nữ là sức khỏe và mức độ chịu đựng kém. Những yếu tố trên ngăn cản bước đường phát triển nghề nghiệp của ứng viên nữ. Mặc dù, trên thực tế thì sức khỏe của nữ giới không thể so sánh với một người nam giới, tuy nhiên, theo kinh nghiệm phỏng vấn thì điều này không chứng tỏ được rằng khả năng làm việc và mức độ chịu đựng của nữ giới thua nam giới. 

Nếu là một nhà tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm phỏng vấn thì họ sẽ không bị những khuôn mẫu trên ngăn cản việc tuyển dụng nữ giới. Từ kinh nghiệm phỏng vấn, họ biết tận dụng những vấn đề quan tâm của nữ giới để cung cấp quy trình tuyển dụng riêng như dịch vụ spa riêng tại công ty, về sớm kèm theo thời gian làm việc linh hoạt để đưa đón con cái, quá tặng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp khá quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên nữ và những chế độ phúc lợi trên sẽ khiến ứng viên khó lòng từ chối được lời mời làm việc. 

2

Kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên nữ với áp lực gia đình

1.4 Làm sao để thu hẹp khoảng cách lương giữa nam và nữ

Sẽ không ai có thể gắn mác bất cứ định kiến nào lên một người phụ nữ nếu không được sự cho phép của họ. Mỗi người phụ nữ hiểu được những định kiến mà họ phải chịu, tuy nhiên nếu họ thật sự mong muốn theo đuổi sự nghiệp và định hướng của bản thân thì việc bảo vệ chính mình khá quan trọng. Chính người phụ nữ cần tự xóa bỏ định kiến trong chính bản thân mình, đưa mình vượt ra khỏi những khuôn mẫu có sẵn. 

Sinh ra là một người phụ nữ, đó là đặc ân và mọi người không thể biến nó thành một cơn ác mộng bằng những định kiến không tên. Từ kinh nghiệm phỏng vấn cho thấy mức lương của một cá nhân không phụ thuộc vào giới tính của họ mà phải đánh giá trên mức độ đóng góp của họ với doanh nghiệp. Vì vậy, người phụ nữ cũng có quyền dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn và thương lượng mức lương phù hợp với khả năng và sự đóng góp của bản thân.

Bên cạnh đó, trước khi tham gia bất cứ buổi phỏng vấn xin việc nào, ứng viên cần có sự chuẩn bị trước về mọi thông tin ngay cả mức lương cơ bản của vị trí ứng tuyển trên thị trường. Khi sử dụng các công cụ so sánh mức lương cơ bản trên thị trường nhằm mục đích tham khảo thì ứng viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi thảo luận cùng nhà tuyển dụng vì nắm chắc kinh nghiệm phỏng vấn. Nếu như ứng viên có đàn anh, đàn chị hay bậc tiền bối nào đã từng làm việc tại vị trí tương đương hoặc đảm nhận vị trí quản lý nhân sự thì cũng có thể khéo léo hỏi họ và tìm cách để hóa giải nút thắt này. 

II. 8 câu hỏi nên dùng trong một buổi phỏng vấn

Trước buổi phỏng vấn xin việc, chắc chắn rằng nhà tuyển dụng đã có sẵn một kịch bản hay bảng tiêu chí đánh giá năng lực nhằm “nắm thóp” ứng viên. Vì vậy để đánh bại mọi đối thủ cũng như chiến thắng nhà tuyển dụng thì việc chuẩn bị một vài tình huống với kinh nghiệm phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tự tin hơn rất nhiều.

2.1 Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng cử viên khác?

Các câu hỏi phỏng vấn với nội dung như trên thường được hỏi với mục đích để tìm hiểu về khả năng của ứng viên. Liệu ứng viên này có khả năng hay kỹ năng nào đặc biệt có thể giúp ích cho sự phát triển của công ty không?

Đối diện với những câu hỏi phỏng vấn này thì ứng viên cần nêu bật được sự khác biệt của bản thân với những ứng viên còn lại. Có thể ứng viên không nằm được thông tin của đối thủ, tuy nhiên theo kinh nghiệm phỏng vấn bất cứ khả năng, kỹ năng hay kiến thức chuyên môn mà ứng viên cho rằng đây là điểm mạnh của bạn, hãy mạnh dạn kể về nó. Những thông tin hay tính cách khác biệt thường được đánh giá cao khi biết cách trả lời một cách khôn khéo.

3

Kinh nghiệm phỏng vấn kèm sự quyết định

2.2 Nếu có thể bắt đầu lại sự nghiệp, bạn có làm một điều gì đó khác biệt không?

Nội dung các câu hỏi phỏng vấn này nhằm mục đích đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của ứng viên. Ứng viên sẽ làm gì khi đối diện với những lựa chọn khó khăn, những quyết định quan trọng. 

Câu trả lời của ứng viên phải liên quan trực tiếp tới ưu điểm hoặc khuyết điểm của bản thân chính cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm phỏng vấn, đừng quan trọng việc mình vừa làm lộ khuyết điểm của bản thân trước mặt nhà tuyển dụng. Không ai hoàn hảo cả và nhà tuyển dụng hay ứng viên cũng vậy, việc thừa nhận khuyết điểm chỉ là một sự nhìn nhận bản thân để biết mình nên cải thiện nhiều hơn.

2.3 Người quản lý cũ mong muốn bạn cải thiện kỹ năng nào?

Khi tham gia phỏng vấn xin việc, hãy chú ý từng câu hỏi phỏng vấn và cách hỏi của nhà tuyển dụng vì mỗi câu hỏi phỏng vấn đều chứa đầy ẩn ý của nhà tuyển dụng. Và các câu hỏi phỏng vấn như trên chính là “cái bẫy” mà người phỏng vấn đưa ra cho ứng viên để đánh giá mức độ chân thật của ứng viên. Ý nghĩa thực tế của câu hỏi phỏng vấn trên chính là “Điểm yếu của bạn là gì?”, kinh nghiệm phỏng vấn dày dặn khiến cách hỏi của nhà tuyển dụng không theo lối cũ.

Để trả lời một cách thông minh những câu hỏi phỏng vấn trên thì ứng viên có thể lựa chọn cách thẳng thắn chia sẻ những điểm còn thiếu sót từ công việc cũ. Việc nhận biết được thiếu sót giúp cho chính bản thân ứng viên biết mình cần hoàn thiện bản thân nhiều hơn để phát triển sự nghiệp cũng như kinh nghiệm phỏng vấn của bản thân.

2.4 Hãy mô tả người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc cùng

Những câu hỏi phỏng vấn mang tính mô tả như trên giúp nhà tuyển dụng quan sát và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với môi trường làm việc. Dựa vào câu trả lời của ứng viên và kinh nghiệm phỏng vấn, nhà tuyển dụng đánh giá được môi trường làm việc, cách quản lý như thể nào sẽ phù hợp với ứng viên. 

4

Mô tả người sếp lý tưởng

Ứng viên có thể chia sẻ về người sếp cũ của mình hay bất cứ một hình mẫu lý tưởng nào đó mà bạn cho rằng mình có thể cùng hợp tác. Mỗi người sếp có một phong cách lãnh đạo khác nhau và nó có thể phù hợp hoặc không với ứng viên. Vậy nên dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn, ứng viên có thể đưa ra một vài tố chất hoặc phong thái quản lý phù hợp để hợp tác và làm việc lâu dài.

2.5 Điều gì tạo động lực cho bạn?

Mỗi người có một cách để tạo được động lực cho bản thân, có người thì tìm đến mentor, có người sẽ tìm đến những influencer nhưng cũng có những người chỉ cần nghe nhạc hay xem phim. Mỗi người một cách, tuy nhiên cách mà ứng viên chọn để tự tạo động lực cho bản thân sẽ thể hiện được tính cách của ứng viên. Các câu hỏi phỏng vấn mang tính đánh giá giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận và quan sát về tính cách cá nhân ứng viên có thật sự phù hợp và giúp ích cho việc phát triển kết quả làm việc không. 

Ví dụ như một ứng viên đi làm vì tiền, vậy thì điều duy nhất mà họ quan tâm khi làm việc chính là lương thưởng và chế độ phúc lợi. Còn với một ứng viên quan tâm đến gia đình thì những chế độ liên quan đến phúc lợi gia đình lại chính là điểm mấu chốt. Dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn cho thấy chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng được mong muốn của ứng viên thì mức độ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp sẽ cao hơn.

2.6 Điều gì có thể khiến bạn suy sụp?

Câu hỏi phỏng vấn này tương tự với câu hỏi phỏng vấn về động lực, mục đích chủ yếu vẫn là đánh giá tính cách của ứng viên qua cách xử lý tình huống. Có nhiều lý do khiến cho một người suy sụp, họ có thể suy sụp về vấn đề tiền bạc, vấn đề gia đình hay về chính bản thân. Theo kinh nghiệm phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không quá quan tâm đến vấn đề khiến ứng viên suy sụp, họ quan tâm đặc biệt đến cách ứng viên chọn để vượt qua suy sụp đó. 

Mỗi cá nhân đều gặp phải những vấn đề riêng nhưng kỹ năng xử lý vấn đề và đối mặt với suy sụp đó mới là điểm mạnh của ứng viên. Giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân còn khó hơn gấp trăm lần việc giải quyết vấn đề với người khác. Tuy nhiên, vượt qua được thì ứng viên cũng đã bước một bậc xa hơn trên chặng đường trưởng thành của mình.

2.7 Hãy kể về một cuộc đàm phán căng thẳng nhất bạn từng tham gia

Các câu hỏi phỏng vấn tình huống luôn được sử dụng phổ biến trong các buổi phỏng vấn xin việc. Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng đàm phán và thuyết phục của ứng viên đang ở mức độ như thế nào. 

7

Kinh nghiệm phỏng vấn kỹ năng mềm

Cách ứng viên xử lý tình huống và đối mặt với cái khó như thế nào sẽ là một cách trả lời thông minh của ứng viên. Cá nhân ứng viên nên hiểu được khả năng của mình để dẫn dắt một buổi đàm phán và đạt được hiệu quả tốt. 

2.8 Bạn muốn mình như thế nào trong 5 năm nữa?

Những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến định hướng phát triển công việc là một phần quan trọng của mỗi buổi phỏng vấn xin việc. Một người vẽ được con đường phát triển của mình rõ ràng và cụ thể sẽ quyết liệt hơn với công việc cũng như trách nhiệm với công việc. 

Mục tiêu trong thời gian ngắn hạn và  dài hạn là mối quan tâm của người phỏng vấn. Theo kinh nghiệm phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết rằng liệu rằng ứng viên này có định hướng gắn kết lâu dài cùng doanh nghiệp hay không vì không ai muốn tốn thời gian đào tạo mà ứng viên lại dễ bỏ việc. 

III. Kỹ năng đặt câu hỏi đuổi trong phỏng vấn ứng viên

Kinh nghiệm phỏng vấn lâu năm hỗ trợ nhà tuyển dụng trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Quá trình này bao gồm hai phần là kiểm tra và phỏng vấn với mỗi mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của kiểm tra là loại trừ những ứng viên có ít khả năng nhất, còn mục tiêu của phỏng vấn là sàng lọc những ứng viên phù hợp nhất thông qua thông tin về tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm. 

Nhà tuyển dụng có thể dựa vào kinh nghiệm phỏng vấn của mình để xác định mức độ chính xác của ứng viên thông quan những câu hỏi đuổi. Nếu một ứng viên trả lời rành mạch, rõ ràng thì xác định đây chính là người mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. 

5

Kinh nghiệm phỏng vân bằng câu hỏi đuổi

Ví dụ như: “Định nghĩa của bạn về trường thành là gì trong kinh nghiệm, vị trí hoặc thu nhập?” Câu trả lời cho dạng câu hỏi phỏng vấn này sẽ yêu cầu xác định mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân và doanh nghiệp. Nếu ứng viên là một người đam mê vật chất và địa vị trong công việc mà doanh nghiệp lại cần một người yêu thích công việc và tham vọng. Vậy hai cá thể này không tim được điểm chung, vậy sẽ khó gắn bó lâu dài cùng nhau.
 
Tiếp nối câu hỏi phỏng vấn trên, nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi: “Câu trả lời của bạn chưa rõ lắm, bạn có thể cho tôi biết rõ hơn về sự trưởng thành vượt bậc với công ty như thế nào không?” Câu hỏi phỏng vấn trên nhắm đến mức độ hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp. Hiển nhiên nếu ứng viên quan tâm và mong muốn được làm việc cùng công ty thì việc tìm hiểu thông tin là vô cùng quan trọng. 

Mục đích của câu hỏi đuổi là tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng của một vấn đề, dù đó là vấn đề gì miễn nó có liên quan đến doanh nghiệp và công việc ứng tuyển. Việc chọn một khía cạnh để tìm hiểu cũng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cần được đào tạo.

IV. Kết

Dù là ứng viên nam hay ứng viên nữ, doanh nghiệp nên xác định rõ tính chất công  việc trước khi tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng tốn khá nhiều thời gian nên để thuận tiện cho hai bên thì nhà tuyển dụng có thể đăng tuyển về thông tin giới tính cần để những bên không liên quan đỡ tốn thời gian. Tip nhỏ trên cũng là một phần trong kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên của nhà tuyển dụng.